Ăn dứa có thể bổ sung những vitamin, chất dinh dưỡng nào cho cơ thể?
Để trả lời cho câu hỏi ăn dứa có tác dụng gì, đầu tiên bạn cần biết được liệu trong dứa có chứa bao nhiêu chất dinh dưỡng.
Theo các nghiên cứu cho thấy có ít nhất 30 hợp chất dinh dưỡng và hoạt tính sinh học khác nhau trong nước dứa như các loại đường, axit hữu cơ (axit xitric, L-malic,..), polyphenol giúp cung cấp đủ năng lượng cho các hoạt động trong ngày của bạn.
Cũng không thể không nhắc tới hàng loạt các loại vitamin và khoáng chất đa dạng có trong dứa như vitamin A, vitamin B6, vitamin C, vitamin K, sắt, kẽm, mangan, canxi, folate, selen, thiamine…Trong đó vitamin C được biết đến là yếu tố rất cần thiết cho sự tăng trưởng của cơ thể, cải thiện được nhiều các bệnh lý mà bạn hay gặp phải. Như vậy dứa có thể giúp hệ miễn dịch của bạn trở nên khỏe mạnh hơn.
Không những vậy, dứa cũng chỉ chứa một lượng calo, các chất béo bão hòa, cholesterol vô cùng ít. Do đó, dứa được xem là một thực phẩm hoàn hảo dành cho những người đang có mong muốn giảm cân.
Có nên ăn dứa mỗi ngày không?
Tuy được công nhận có hàm lượng dinh dưỡng cao, nhưng để tác dụng của dứa đạt hiệu quả tốt nhất, bạn cũng cần chú ý lưu lượng dứa mỗi ngày mà bản thân có thể ăn. Theo khuyến nghị của các nhà nghiên cứu chuyên môn, người bình thường mỗi ngày chỉ nên ăn tối đa khoảng 1 quả dứa là đã có thể hấp thụ được toàn bộ các dưỡng chất mà dứa mang lại.
Việc ăn quá nhiều dứa với suy nghĩ “càng nhiều càng tốt” không những không đáp ứng được các nhu cầu bổ trợ sức khỏe mà ngược lại còn có thể tạo ra “mầm mống” các căn bệnh nguy hiểm, có thể kể đến như:
-
Làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, sâu răng do lượng đường trong dứa khá cao sẽ làm lượng đường trong máu bạn tăng cao nếu ăn quá nhiều dứa mỗi ngày
-
Có thể gặp tình trạng tiêu chảy, buồn nôn, chảy máu kinh nguyệt nhiều hơn do tác dụng phụ của việc tiêu thụ bromelain có trong dứa đột ngột tăng vọt
-
Men răng bị bào mòn, khiến răng lợi của bạn bị yếu đi và nhạy cảm hơn bởi nồng độ axit cao có trong dứa.
-
Thường xuyên bị tiêu chảy, run tay do ảnh hưởng của việc cơ thể bạn đã hấp thụ quá nhiều vitamin C từ dứa khiến cơ thể quá tải và thừa dưỡng chất so với nhu cầu dinh dưỡng được khuyến nghị.
Vậy nên trước khi bắt đầu ăn dứa, bạn hãy tìm hiểu và xem xét tình trạng sức khỏe của bản thân để đưa ra được lượng dứa cần và đủ để đáp ứng nhu cầu giải khát cũng như bổ trợ cho sức khỏe bản thân giúp phát huy tối đa tác dụng của dứa.
Ăn dứa có thể đem lại những tác dụng gì?
Mặc dù đúng là ăn quá nhiều dứa có thể gây hại đến sức khỏe của bạn nhưng cũng không thể phủ nhận các tác dụng của dứa mang lại nếu như bạn biết cách sử dụng chính xác.
Vậy ăn dứa có tác dụng gì? Dưới đây KATA Technology sẽ giúp bạn tóm gọn các thông tin tác dụng của dứa một cách chuẩn xác nhất!
Hỗ trợ điều trị các bệnh cảm, ho
Dứa có chứa một lượng lớn enzyme bromelain 1 với đặc tính chống lại viêm nhiễm và tiêu diệt vi khuẩn kết hợp cùng vitamin C mang đến khả năng làm giảm đờm và chất nhầy trong đường hô hấp đối với những trường hợp đang bị cảm hoặc ho khan của bạn.
Tăng cường chắc khỏe xương khớp, răng lợi
Nếu bạn đang cần tăng cường sự chắc khỏe cho xương khớp bằng các thực phẩm tự nhiên thì đừng nên bỏ qua dứa. Lượng mangan có trong thành phần của dứa sẽ là yếu tố quan trọng trong quá trình xây dựng xương và mô liên kết cơ thể bạn. Bổ sung lượng dứa vừa đủ mỗi ngày sẽ giúp xương của bạn trở nên vững chắc hơn để giảm đi nguy cơ thoái hóa sớm.
Không những vậy, hàm lượng canxi và vitamin C trong dứa cũng làm giảm những nguy cơ viêm nướu và bệnh nha chu của bạn. Cung cấp 1 lượng dứa đủ cho cơ thể giúp loại bỏ các vết bẩn trên bề mặt răng đem lại cho bạn hàm răng trắng sáng và sạch sẽ.
Ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư
Các nghiên cứu y tế cho thấy ở dứa có chứa các loại hợp chất oxy hóa như beta-carotene, hợp chất flavonoid, mangan, bromelain,...có thể kết hợp với superoxide dismutase mang lại khả năng phòng ngừa 1 số loại ung thư khác nhau như: ung thư vú, ung thư cổ họng, ung thư miệng, ung thư ống mật,…
Hỗ trợ cải thiện thị lực
Càng cao tuổi, thị lực của bạn sẽ ngày càng kém hơn, đặc biệt nguy cơ xảy ra tình trạng thoái hóa điểm vàng cũng tăng cao, có thể dẫn đến việc mất thị lực. Việc sử dụng thêm dứa trong chế độ ăn uống thường ngày được chứng minh có thể làm giảm tình trạng hư hỏng võng mạc, thoái hóa điểm vàng lên tới 36%. Với nguồn vitamin C cao có trong thành phần, tác dụng của dứa lúc này đó là hỗ trợ thị lực để đảm bảo tầm nhìn tốt cho bạn.
Làm chậm quá trình lão hóa da, ngăn mụn nhọt
Bổ sung tối đa 1 quả dứa mỗi ngày bạn sẽ thấy làn da trông căng mọng, và tươi sáng hơn rất nhiều. Sở dĩ dứa có thể tác động tích cực đến da như vậy là nhờ lượng vitamin C và chất chống oxy hóa giúp làm chậm quá trình chết của tế bào, loại bỏ các độc tố trên da, đem lại cho bạn làn da mịn màng và không một vết mụn nhọt.
Đẩy lùi chứng đầy bụng, buồn nôn
Đối với những người luôn cảm thấy bụng bị chướng bụng, khó tiêu hóa thì một miếng dứa sau bữa ăn có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này. Nguồn bromelain được tìm thấy trong dứa sẽ giúp điều chỉnh hoạt động của tuyến tụy để kích thích sản sinh ra các enzyme tiêu hóa dẫn tới quá trình tiêu hóa protein được thúc đẩy nhanh hơn.
Ngoài ra dứa cũng là một thực phẩm được các bà bầu tìm đến khi gặp các cơn buồn nôn và ốm nghén. Hoặc nếu bạn bị say máy bay hoặc say xe dứa sẽ là phương pháp giải quyết cảm giác nôn nao của bạn nhanh chóng nhất.
Giảm tình trạng căng thẳng thần kinh
Như đã nói, trong thành phần của dứa có chứa một lượng dưỡng chất kali nhất định. Khoáng chất này có khả năng làm giãn mạch máu và các dây thần kinh, từ đó làm giảm áp lực máu đến các bộ phận khác nhau, tinh thần của bạn cũng được cải thiện.
Quá trình lưu thông máu được đẩy mạnh đồng nghĩa với việc giảm đi sự xuất hiện của các tình trạng huyết áp cao. Kali trong dứa đem lại tác dụng ngăn ngừa các cục máu đông hình thành để giảm thiểu các bệnh lý như xơ vữa động mạch, đột quỵ, đau tim xảy đến với bạn.
Cách lựa chọn dứa ngon
Một quả dứa ngon không chỉ đem lại hiệu quả hỗ trợ sức khỏe cao mà còn mang tới cảm giác ngon miệng hơn cho bạn.
Để lựa chọn được một quả dứa có ngon hay không, bạn cần xem xét 5 yếu tố sau:
-
Màu sắc: Dứa càng vàng sẽ cho độ ngọt càng cao. Bạn hãy lựa chọn những trái dứa có màu vàng tươi từ cuống đến phần đuôi.
-
Hình dáng: Trái dứa ngon thường sẽ ngắn quả và có dạng hình tròn bầu.
-
Mắt dứa: Các quả mà có mắt dứa dày và nhỏ thường sẽ không ngon và ngọt bằng những quả có mắt dứa lớn với mật độ thưa.
-
Hương thơm: Hãy kiểm tra mùi thơm của dứa bằng cách ngửi ở phần cuối của quả dứa
-
Ngọn dứa: Các trái dứa mà có ngọn màu càng xanh và tươi thì chất lượng càng ngon.
Hiện nay trên thị trường, rất nhiều nhà cung cấp trái cây vì mong muốn có thu nhập cao hơn cũng không ngần ngại sử dụng các loại chất bảo quản, chất kích thích…Do đó khi chọn mua dứa, bạn cần phải rất cẩn trọng, lựa chọn các thương hiệu trái cây an toàn và uy tín để không đem lại những tác hại không đáng có tới sức khỏe của bản thân và cả gia đình.
Lưu ý khi ăn dứa
Ngoài việc không nên ăn quá nhiều dứa trong một ngày, có một số tình huống bạn cần lưu ý để không khiến phản lại tác dụng của dứa như:
- Không ăn dứa trong quá trình đang uống thuốc hoặc điều trị y tế nếu không có sự xác nhận của bác sĩ vì bromelain trong dứa có thể gây các phản ứng không mong muốn với thuốc.
- Không ăn dứa nếu bản thân từng gặp bất kỳ phản ứng nào có thể là dị ứng miệng, không thở được, đau,...
- Cần hỏi ý kiến bác sĩ về kế hoạch ăn uống kèm dứa nếu bản thân đang mắc bệnh đái tháo đường
- Không ăn dứa khi đói, hoặc buổi tối trước khi đi ngủ để tránh tác động tiêu cực tới đường ruột và niêm mạc dạ dày của bạn
- Không ăn dứa xanh, chưa chín có thể gây tiêu chảy nặng và nôn mửa
- Không kết hợp ăn dứa cùng một vài loại thực phẩm khác như: trứng, sữa, củ cải, xoài, hải sản…
Ai không nên ăn dứa?
Ngoài những lưu ý khi ăn, dứa cũng là một loại trái cây mà có một số cơ địa người không phù hợp và nên hạn chế ăn dứa, bao gồm:
-
Người có tiền sử viêm da cơ địa, thường xuyên dị ứng tốt hơn hết không nên ăn dứa để tránh gia tăng nguy cơ cơ thể bị dị ứng với enzyme bromelain dẫn tới các cơn buồn nôn, nổi mề đay, ngứa ngáy, khó thở,...
-
Người có huyết áp cao khi ăn dứa có thể khiến cho các cơn tăng huyết áp diễn ra nhiều hơn làm tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim…
-
Người bị tiểu đường cần hỏi ý kiến bác sĩ chỉ định khi ăn dứa để ngăn chặn nguy cơ hàm lượng đường tăng cao, dẫn tới thừa cân, béo phì
-
Người đang bị lở loét khoang miệng, viêm răng cần tránh ăn dứa để không kích thích mạch đến niêm mạc miệng và thực quản
-
Người dễ bốc hỏa được khuyên chỉ nên ăn dứa với 1 lượng rất nhỏ vì có thể sẽ gây mệt mỏi, ngứa dữ dội, toàn thân nóng bừng và nổi mẩn đỏ
-
Phụ nữ mang thai ở 3 tháng đầu tránh ăn dứa, đặc biệt là dứa xanh sẽ làm tăng cao nguyên nhân sảy thai, tiêu chảy hoặc sinh non.
Tổng kết
Như vậy qua bài viết ngày hôm nay mà KATA Technology mang đến cho bạn chắc hẳn đã giúp bạn biết thêm về việc ăn dứa có tác dụng gì và những lưu ý để bảo toàn các tác dụng của dứa một cách trọn vẹn.
Ăn dứa có tác dụng gì hay không đều phụ thuộc vào chế độ ăn của bạn trong cuộc sống hàng ngày đã hợp lý chưa. Thay đổi và xây dựng lại một chế độ ăn khoa học, dứa sẽ trở thành một sự hỗ trợ đắc lực trong quá trình tăng cường sức khỏe thể chất của bạn.