Hướng dẫn cách chạy bộ không mệt - KATA TECH

Tác giả:
Ngày đăng: 24/06/2023
Cập nhật: 26/06/2023
Nhắc tới các loại hình thể thao vừa sức mang nhiều lợi ích tích cực cho sức khỏe, chạy bộ chính xác là môn vận động mà chúng ta đều nghĩ đến ngay đầu tiên. Được công nhận về những tác dụng như giảm cân, nâng cao sức khỏe, sức bền, tăng hệ miễn dịch…nhiều người đều bắt đầu áp dụng các bài tập chạy bộ.
Hướng dẫn cách chạy bộ không mệt - KATA TECH
Hôm nay, KATA Technology sẽ đem đến những hướng dẫn, lưu ý về cách chạy bộ không mệt, giúp bạn tối ưu được những lợi ích của chạy bộ một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn. 

Cách chạy bộ không mệt

Để đem lại những hiệu quả cao cho sức khỏe, bạn cần phải xác định sẽ gắn bó với chạy bộ một cách đều đặn cùng quãng đường chạy khá dài. Vậy nên KATA Technology sẽ đem đến những thông tin cần thiết và đầy đủ nhất từ các khâu chuẩn bị, trong và sau quá trình chạy của cách chạy bộ không mệt để bạn được nắm rõ hơn.  
Cách chạy bộ không mệt

Chuẩn bị trước khi chạy bộ

Quá trình chuẩn bị trước khi chạy bộ được coi là bước đệm quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến thể lực của bạn xuyên suốt chặng đường chạy bộ. Để chạy bộ không mệt, có một số chi tiết bạn cần biết bao gồm: 

Xác định thời gian chạy tương ứng với mục đích chạy bộ

Dù làm gì, việc đặt kế hoạch và mục đích trước khi thực hiện sẽ giúp bạn có thể tập trung hơn trong quá trình luyện tập. Do vậy, nếu bạn mới bước vào giai đoạn đầu tập luyện chạy bộ, được khuyến khích là không nên chạy hàng ngày. Thay vào đó tần suất tập tốt nhất cho cách chạy bộ không mệt được các chuyên gia đánh giá chỉ là trung bình 2 buổi/tuần. Sau từ 6-12 tháng tập, sức bền được cải thiện hơn, lúc này bạn mới nên tăng dần tần suất tập lên từ 3-4 buổi/tuần. 

Ngoài ra, lựa chọn thời gian chạy khi nào cũng là một yếu tố quan trọng liên quan đến hiệu quả sức khỏe của bạn. Bạn không nên lựa chọn thời điểm buổi tối muộn dễ gây mất ngủ hoặc vào sáng sớm ngay lúc mới ngủ dậy. Cả hai thời điểm này cơ thể bạn đều không sẵn sàng cho các vận động mạnh nên việc chạy bộ lúc này còn có khả năng sẽ gây phản tác dụng, khiến bạn mệt mỏi hơn vào ngày hôm sau.   

Cung cấp đủ năng lượng trước khi chạy 

Ngay từ cái tên “cách chạy bộ không mệt” đã nói lên phần nào tầm quan trọng của việc bổ sung đầy đủ nguồn năng lượng cho cơ thể của bạn. Để cung cấp đủ nguồn năng lượng cho toàn bộ quá trình chạy bộ đòi hỏi cơ thể bạn cần có lượng glycogen dồi dào. 
Cách chạy bộ không mệt
Đây là dạng dự trữ của glucose trong gan mang chức năng giữ cơ thể của bạn lâu bị kiệt sức hơn trong lúc chạy. Do đó trước khi chạy từ 1-2 tiếng, bạn nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu canxi, vitamin, glucose…để sức khỏe của bản thân có thể ở trạng thái tốt nhất. 

Lựa chọn trang phục chạy thoải mái, phù hợp 

Khi chạy bộ, cơ thể của bạn thường phải hoạt động và tiết ra nguồn nhiệt lượng khá cao. Nếu bạn lựa chọn những trang phục bó sát, quá chật và đặc biệt là không thấm hút mồ hôi sẽ khiến các động tác của bạn bị cản trở. Bạn sẽ cần phải dùng nhiều sức lực hơn rất nhiều để vận động so với việc mặc các trang phục gọn nhẹ, không gò bó và chất liệu dễ thoát mồ hôi. 

Ngoài ra, cách chạy bộ không mệt còn được chứng minh ở việc lựa chọn giày chạy phù hợp. Bạn chỉ nên lựa chọn những đôi giày có kích thước có trọng lượng nhẹ, vừa vặn với chân thay vì quá chật hoặc quá rộng. Lựa chọn được đôi giày thể thao phù hợp có thể giúp bạn giảm đi áp lực mà chân phải chịu khi chạy đồng thời tránh được các tổn thương ở chân như: sưng rát, phồng rộp,...

Khởi động và làm nóng người cẩn thận 

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ trang phục, sức khỏe bạn cần thực hiện các bài khởi động trước khi chạy bộ đường dài để làm ấm cơ bắp. Hãy kết hợp chạy bộ khởi động kèm các bài tập kéo giãn cơ từ khoảng 10-15 phút giúp máu được tuần hoàn và bơm đều đến các bộ phận trên cơ thể, đặc biệt là đôi chân. Các bài khởi động này cò mang nhiệm vụ giúp bạn hạn chế khả năng xảy ra các chấn thương có thể gặp trong quá trình chạy bộ như bong gân, trật khớp,... 
Cách chạy bộ không mệt

Trong quá trình chạy bộ

Chạy bộ đường dài để không mệt bạn cũng cần biết đến các phương pháp điều hòa tư thế, nhịp thở, tốc độ chạy chính xác giúp tăng cường sức khỏe của bạn tốt hơn.  

Duy trì tư thế chạy chuẩn xác 

Moi môn thể thao đều sẽ chẳng mang lại được tác dụng nào cho bạn nếu bạn tập sai cách, sai tư thế và chạy bộ cũng vậy. Do đó, ngay từ những bước chạy ban đầu, bạn cần điều chỉnh tư thế chuẩn xác luôn để tránh ngày càng quen với sai lệch dẫn đến hiệu quả không được cao như mong muốn.
Cách chạy bộ không mệt.
Tư thế chạy bộ chuẩn để chạy bộ không mệt bao gồm: 
  • Giữ phần đầu và thân người thẳng tự nhiên, không cúi, cong người giúp bạn hô hấp hiệu quả hơn trong lúc chạy. Bạn có thể nhìn về trước từ 10-15m để duy trì dáng thẳng tốt hơn. 

  • Thả lỏng phần lưng và vai để 2 vùng này cũng được đặt trên một đường thẳng, tạo thăng bằng cho cơ thể trong khi chạy. 

  • Thực hiện nắm tay nhẹ, chỉ cần ngón cái gập sát vào đốt thứ hai của ngón trỏ, tránh việc gồng các cơ, đặc biệt là cơ vai của bạn. 

  • Về việc vung tay khi chạy, bạn có thể giữ cánh tay ở 1 góc 90° và vung tay một cách tự nhiên từ vai nhưng chú ý không lắc qua trước ngực. 

  • Thực hiện vung tay trái lên trước khi bước chân phải và ngược lại vung tay phải lên nếu bước chân trái. Như vậy sẽ giúp tạo một lực đẩy cơ thể bạn về phía trước, giúp chân giảm bớt áp lực khi chạy hơn.

  • Bạn nên đặt chân xuống đất bằng gót chân trước rồi đến mũi bàn chân, hãy đảm bảo cả bàn chân bạn đều được đặt xuống đất. 

Tập trung hít thở đúng cách hơn

Cách chạy bộ không mệt phụ thuộc phần lớn vào sức bền của bạn và để luyện được sức bền lâu trong quá trình chạy, tập cách hít thở đúng nhịp là phương pháp chủ yếu nhất mà bạn nên cải thiện. Theo đó các bước tập thở sâu để hỗ trợ việc chạy bộ không bị hụt hơi bao gồm: 
  • Bước 1: Giữ tư thế thẳng người: Bạn không nên cong lưng, gù người, hoặc hướng về phía trước sẽ làm cản trở nhịp thở của mình. Hãy thả lỏng vai và giữ cho đầu thẳng với cơ thể để nhịp thở được sâu hơn. 
  • Bước 2: Hít vào bằng mũi: Bạn hãy dùng mũi hít thật sâu vào bằng cách đẩy phồng bụng ra và hạ cơ hoành xuống. Bụng phồng lên giúp cho cơ thể hấp thụ được lượng không khí vào nhiều hơn.
  • Bước 3: Thở ra đều từ từ bằng miệng: Sau khi hít sâu bằng mũi, bạn bắt đầu thở đều ra bằng miệng với tốc độ chậm.  
Động tác này cho phép chúng ta điều chỉnh nhịp thở bằng bụng sẽ giúp phổi có thêm không gian để hoạt động tốt hơn và tránh được các tình trạng đau do thở quá nhanh bằng ngực. 
Cách chạy bộ không mệt
Ngoài ra, tùy vào từng mục tiêu tập chạy bộ của mỗi người là khác nhau, nên việc điều chỉnh nhịp thở cũng cần do bạn tự lựa chọn sao cho phù hợp với bản thân. Phổ biến nhất, có 3 loại tỷ lệ điều chỉnh nhịp thở mà bạn có thể cần đến khi muốn chạy bộ không mệt, bao gồm:
  • Nhịp 3:3 (dành cho khi chạy bộ cường độ thấp): chạy 3 bước sau đó hít vào và chạy 3 bước rồi thở ra.
  • Nhịp 2:2 (dành cho khi chạy bộ cường độ trung bình): chạy 2 bước, sau đó hít vào và chạy 2 bước rồi thở ra.
  • Nhịp 1:1 (dành cho khi chạy bộ cường độ cao): chạy 1 bước sau đó hít vào và chạy 1 bước rồi thở ra.

Điều chỉnh tốc độ chạy bộ phù hợp với bản thân 

Cách chạy bộ không mệt hiệu quả nhất đó chính là việc có thể chạy xa hơn hoặc chạy trong một khoảng thời gian dài thay vì bạn chỉ chạy nhanh. Vậy nên khi bắt đầu bạn nên chạy với tốc độ chậm cùng nhịp tim không quá 65% nhịp tim tối đa. Mỗi người đều sẽ có một thể trạng sức khỏe khác nhau nên việc tăng tốc độ lên mức nào còn phụ thuộc hoàn toàn vào bạn. 
Cách chạy bộ không mệt
Nếu thấy nhịp tim không bị rối loạn bạn có thể bắt đầu tăng dần tốc độ chạy của bản thân hơn. Theo như các nghiên cứu, tốc độ tối ưu nhất đối với người mới bắt đầu là nữ sẽ rơi vào khoảng 10,5km/h (tương đương khoảng 5 tiếng 45 phút cho 1 km chạy) và ở nam là khoảng 13,3 km/h (tương đương khoảng 4 tiếng rưỡi cho 1 km chạy). 

Tuy nhiên trong quá trình bạn hãy lưu ý rằng bất cứ khi nào cảm thấy hụt hơi, hãy thực hiện giảm tốc độ xuống từ từ để cơ thể bạn có thể cân bằng lại. Kiểm soát được tốc độ và nhịp thở như vậy sẽ giúp bạn rèn luyện thêm sức bền của bản thân nhiều hơn. 

Bổ sung nước kịp thời trong quá trình chạy 

Việc chạy bộ trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể của bạn nhanh chóng gặp tình trạng mất nước. Hãy mang theo 1 chai nước bên người để kịp thời bổ sung lại lượng nước mất của cơ thể, giúp bạn phục hồi năng lượng và đỡ mệt hơn khi chạy.
Cách chạy bộ không mệt

Sau khi chạy bộ

Sau khi đã hoàn thành được mục tiêu chạy bộ của mình, bạn nên cố gắng đi bộ chậm từ 5-10 phút để thả lỏng các cơ thay vì ngồi xuống nghỉ ngay lập tức. Việc đi lại như vậy sẽ giúp các cơ chân có thời gian để thư giãn và cân bằng lại, giúp bạn tránh gặp phải tình trạng đau nhức vào ngày hôm sau. 
Cách chạy bộ không mệt
Ngoài ra, nếu bạn chỉ mới bắt đầu tập chạy bộ, việc tập chạy cả 7 ngày trong tuần rất có khả năng sẽ khiến cơ thể bạn suy nhược do không có đủ thời gian để nghỉ ngơi. Vì vậy bạn chỉ nên tập chạy từ 2-3 buổi/ tuần và mỗi buổi nên cách nhau từ 1-2 ngày để cơ thể phục hồi một cách tự nhiên.

Việc chạy bộ cũng tiêu tốn rất nhiều năng lượng và calo của bạn, nên hãy bổ sung thêm cho cơ thể các dưỡng chất, thực phẩm giàu protein, carb,...sau mỗi buổi tập để đảm bảo đủ nguồn năng lượng mà cơ thể cần để duy trì các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. 

Những lưu ý thêm để giúp bạn chạy bộ không mệt

Ngoài các hướng dẫn chính trong cách chạy bộ không mệt đã được KATA Technology kể trên, bạn cũng cần lưu tâm thêm một số các lưu ý nhỏ dưới đây để cơ thể đỡ bị mệt trong lúc chạy như: 
  • Hãy đi vệ sinh trước khi bắt đầu chạy;
  • Cố gắng bổ sung nước điện giải trong quá trình chạy bộ; 
  • Tránh chạy quá sức trong trường hợp cơ thể đang quá mệt; 
  • Lập kế hoạch và ghi chép kết quả sau mỗi buổi chạy một cách cẩn thận để biết mức giới hạn hiện tại của bản thân;
  • Qua mỗi tuần, cố gắng nâng dần giới hạn đó bằng cách rút ngắn thời gian chạy trong cùng cự ly hoặc kéo dài thời gian tập chạy;
  • Tránh chạy bộ khi thời tiết quá khắc nghiệt như trời nắng gắt có thể khiến bạn bị say nắng; 
  • Nếu gặp các vấn đề về hô hấp như hen suyễn,...hãy mang theo thuốc hoặc các thiết bị y tế hỗ trợ khác để xử lý kịp thời;
  • Không nên đặt áp lực vào việc chạy bộ. Bạn hãy giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ thì mới có thể đạt được hiệu quả cao. 
Những lưu ý thêm để giúp bạn chạy bộ không mệt

Tổng kết 

Như vậy, bài viết ngày hôm nay của KATA Technology đã đem đến cho bạn những hướng dẫn cụ thể và chi tiết nhất về cách chạy bộ không mệt. Giữ tinh thần thoải mái kết hợp cùng các phương pháp, tư thế đúng hướng dẫn, tin chắc sau một khoảng thời gian tập chạy bộ bạn sẽ có thể nhận thấy được sức khỏe của bản thân được cải thiện một cách tích cực hơn rất nhiều. 
0353697777
Yêu cầu tư vấn