[Bật Mí] Cách xoa bóp chân tay cho người già mạnh khỏe - KATA TECH
Để giúp chất lượng cuộc sống của người lớn tuổi không bị cản trở bởi những cơn đau nhức, hãy cùng KATA Technology khám phá các cách xoa bóp chân tay cho người già mạnh khỏe ngay dưới đây!
Những lợi ích xoa bóp chân tay đem lại cho người già, người cao tuổi
Tăng cường hệ miễn dịch khỏe mạnh: Những tác động vật lý nhẹ nhàng từ các cách xoa bóp chân tay cho người già đã được nhiều chuyên gia sức khỏe xác thực có các tác động tích cực tới hệ miễn dịch của người già. Khi đó, quá trình massage chân giúp làm giảm sự sản sinh của hormone cortisol, được coi là “thủ phạm” chính gây ra các bệnh lý thường gặp của người già.
Phục hồi độ linh hoạt của các cơ và mô cứng: Việc vận động ít khiến cho cơ bắp của người già bị cứng lại và thường xuyên gặp vấn đề căng cơ. Các cách xoa bóp chân tay cho người già sẽ tập trung vào những huyệt đạo, giúp làm mềm cơ căng cứng và tăng độ đàn hồi của mô. Thực hiện massage chân cho người già thường xuyên chắc chắn sẽ có thể giúp cải thiện hiệu suất và sự linh hoạt của người cao tuổi khi di chuyển, đi lại, tập thể dục.
Gia tăng tình cảm gia đình: Cuộc sống bận rộn có thể sẽ khiến người già rơi vào tình trạng cô đơn, thiếu thốn sự chăm sóc từ người thân. Dành thời gian khoảng 15 phút mỗi ngày để massage chân cho những người cao tuổi trong gia đình bạn sẽ là một cách vừa khiến tâm trạng của người già trở nên vui vẻ hơn vừa có thể gắn kết các thành viên thêm gần nhau hơn nữa.
Những lưu ý khi thực hiện xoa bóp chân tay cho người già
-
Thời gian xoa bóp chỉ nên kéo dài từ 15 đến 20 phút mỗi ngày, tránh massage với thời gian dài và đặc biệt cần điều chỉnh lực massage nhẹ nhàng, phù hợp với điều kiện sức khỏe của người già.
-
Các trường hợp người già bị thương ngoài da, mất máu, tay chân sưng đỏ không rõ lý do, trật khớp, gãy xương…đều không thể thực hiện xoa bóp chân tay.
-
Nếu người cao tuổi có tiền sử về các bệnh tim mạch, cao huyết áp, cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn trước khi thực hiện xoa bóp tại nhà.
-
Chú ý tránh xoa bóp tại các vùng có vết thương hở, mưng mủ…vì có thể khiến người già bị nhiễm trùng nặng hơn.
-
Kết hợp chế độ ăn uống, bổ sung chất dinh dưỡng cũng như việc hạn chế sử dụng các chất kích thích trong quá trình xoa bóp chân tay cho người già để hiệu quả tăng cao.
- Theo dõi sát sao phản ứng của người già. Nếu trong quá trình xoa bóp, bạn nhận thấy cảm giác khó chịu, đau nhức của người già cần ngừng và hỏi cảm nhận của họ để kịp thời điều chỉnh lại phương pháp xoa bóp phù hợp hơn.
Những trường hợp không nên massage chân tay cho người già
Cảm giác không thoải mái: Các cách xoa bóp chân tay cho người già với mong muốn giúp đem lại cho họ những dễ chịu và thư giãn. Nhưng nếu bạn nhận thấy bất cứ cảm giác không thoải mái từ người già, hãy dừng lại và hỏi họ đang cảm thấy thế nào. Ở trường hợp này, việc hỏi thăm cảm nhận sẽ giúp bạn có thể tìm kiếm các phương pháp xoa bóp khác để đem lại hiệu quả giảm đau cho người già như mong muốn ban đầu.
Người già mắc bệnh liên quan tim mạch: Bạn cũng không nên thực hiện xoa bóp chân tay cho người già đang gặp tình trạng bệnh lý liên quan tim mạch như: suy tim, nhồi máu cơ tim, nhịp tim bất thường…khi chưa có sự cho phép của bác sĩ chuyên môn. Các động tác xoa bóp không đúng kỹ thuật có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tim mạch gây ra những tác động không mong muốn với người già.
Cách massage xoa bóp chân cho người già
Cách xoa bóp khớp gối
Cách 1: Day khớp gối: Đặt tay úp lên vị trí xương bánh chè của người già và thực hiện day tròn theo chiều kim đồng hồ từ 15 đến 20 lần, sau đó đổi hướng ngược lại và thực hiện tương tự.
Cách 2: Day ấn các huyệt khớp gối: Sử dụng ngón cái để thực hiện ấn ở một số huyệt quan trọng 2 bên chân của người già như: huyệt âm lăng tuyền, huyệt huyết hải, huyệt túc tam lý, huyệt thừa sơn, huyệt ủy trung. Mỗi lần ấn từ 1 đến 2 phút để loại bỏ cảm giác đau nhức.
Cách 4: Vuốt đầu gối: Sử dụng 2 tay vuốt nhẹ vùng xung quanh đầu gối. Sau đó thực hiện động tác ấn ngón tay cái nhẹ trên gối và từ từ tiến lên phía đùi giúp xóa bỏ tình trạng nhức mỏi, tê chân.
Cách xoa bóp cổ chân
-
Bước 1: Quay cổ chân: Sử dụng một tay giữ gót chân của người già, tay còn lại nắm phía đầu của bàn chân. Thực hiện động tác quay cổ chân với lực nhẹ nhàng từ 2 đến 3 lần rồi gập và duỗi bàn chân để có thời gian cho khớp cổ chân nghỉ ngơi..
-
Bước 2: Lắc cổ chân: Sử dụng 2 ngón tay cái đặt lần lượt vào vị trí mắt cá chân trong và ngoài của người già. Sau đó thực hiện đẩy gót chân của người già theo hướng vào trong và ra ngoài nhịp nhàng từ 2 đến 3 lần.
-
Bước 3: Kéo giãn cổ chân: Bạn sử dụng một tay giữ gót chân người già, tay còn lại nắm bàn chân. Lúc này 2 tay phối hợp với nhau kéo phía dưới gót chân để các khớp được giãn ra, đem lại cảm giác thoải mái.
Cách xoa bóp bàn chân cho người già
-
Bước 1: Massage lòng bàn chân: Sử dụng bàn tay để chà xát lên lòng bàn chân của người già từ 10 đến 20 lần. Nếu người già có thể tự thực hiện, bạn hãy hướng dẫn họ đặt 2 lòng bàn chân úp vào nhau và thực hiện chà xát.
-
Bước 2: Massage mu bàn chân: Tương tự cách thực hiện massage lòng bàn chân như trên, bạn sử dụng tay để chà xát và xoa bóp lên vị trí mu bàn chân của người già. Trong trường hợp người già tự thực hiện, có thể lấy lòng bàn chân bên này đặt lên mu bàn chân bên kia để tiến hành chà xát.
-
Bước 3: Ấn huyệt dũng tuyền: Xác định vị trí huyệt dũng tuyền ở lòng bàn chân sau đó sử dụng 2 ngón tay cái để xoa và ấn nhịp nhàng tại vị trí này từ 15 đến 20 lần.
Cách xoa bóp tay cho người già
-
Bước 1: Miết bàn tay: Bạn hướng dẫn người già đặt tay trái lên tay phải và miết dọc theo các khe giữa ngón tay. Sau đó thực hiện bóp vào các khớp ngón tay với lực nhẹ nhàng. Tiếp theo vuốt nhẹ từ cẳng tay tới ngón tay. Thực hiện quá trình này từ 5 đến 7 lần cho mỗi bên bàn tay.
-
Bước 2: Xoa cổ, lòng và mu bàn tay: Dùng tay trái thực hiện xoa nhẹ nhàng các vị trí cổ tay, mu bàn tay, lòng bàn tay và ngón tay phải từ 5 đến 7 sau đó đổi bên.
-
Bước 3: Ấn huyệt bàn tay: Bạn có thể sử dụng thêm các bài tập ấn huyệt bàn tay như: huyệt Bát Tà, huyệt Hợp Cốc, huyệt Khúc Trì, huyệt Dương Trì,...để tập trung hơn vào các huyệt đạo có tác dụng giảm đau.