Làm thế nào để tính chính xác chỉ số BMI đối với người dưới 20 tuổi?
Định nghĩa và cách tính chỉ số BMI đối với người dưới 20 tuổi
Khi chỉ số BMI tính được đạt mức bình thường, điều này có nghĩa cơ thể của bạn đang ở trạng thái tốt nhất về cân nặng cũng như chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt. Mặc khác, nếu chỉ số BMI quá thấp hoặc quá cao thì bạn sẽ dễ gặp phải các vấn đề về sức khỏe như còi xương, tiểu đường, gan nhiễm mỡ, bệnh tim, bệnh túi mật, các bệnh liên quan đến khớp xương, khó thở khi ngủ hoặc ung thư vú, ung thư buồng trứng,...
Cách tính chỉ số BMI đối với người dưới 20 tuổi chuẩn nhất là sử dụng phép tính tỷ lệ giữa cân nặng và bình phương chiều cao như KATA đã trình bày ở trên. Ví dụ, một nam học sinh 12 tuổi có chiều cao là 150cm cùng cân nặng đạt 40kg, khi đó BMI sẽ nằm ở mức khỏe, học sinh này chỉ cần duy trì chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt như hiện tại để tiếp tục phát triển và nâng cao sức khỏe thể chất của mình.
Cách đọc chỉ số BMI đối với người dưới 20 tuổi
Đọc BMI theo Tổ chức Y tế Thế Giới WHO
Thêm vào đó, theo thang đo của WHO, nếu BMI vượt ngưỡng 25 thì người dưới độ tuổi 20 sẽ gặp phải tình trạng thừa cân, chỉ số BMI càng cao thì mức độ thừa cân càng nghiêm trọng. Bạn cần lưu ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt của bản thân, hạn chế ăn các loại thức ăn nhanh hay đồ uống có gas, đường và kiên trì tập thể dục để làm giảm chỉ số BMI về mức an toàn.
Đọc BMI theo Hiệp hội đái đường các nước châu Á (IDI & WPRO)
Tìm hiểu bảng biểu đồ chỉ số BMI đối với người dưới 20 tuổi
-
Mức 1 - Thiếu cân (BMI dưới 5%): Mức độ này cho thấy người dưới 20 tuổi đang bị thiếu cân và dễ mắc phải các căn bệnh về hạ huyết áp, xương khớp, suy giảm hệ miễn dịch, khô tóc, khô da,... Ví dụ, một đứa trẻ 7 tuổi có BMI là 12, lúc này %BMI sẽ dưới mức 5%, do đó, đứa trẻ này nằm trong nhóm đối tượng thiếu cân và sẽ dễ mắc các bệnh như ho, cảm cúm… nếu không cải thiện mức BMI.
-
Mức 2 - Bình thường (BMI từ 5% - 85%): Đây là chỉ số lý tưởng về tình trạng sức khỏe của trẻ. Trong khoảng này, trẻ sẽ có cân nặng, chiều cao cân đối, sức khỏe tốt và ít bệnh tật. Giả sử, khi 4 tuổi, BMI của trẻ đạt 15 và tăng dần đến mức 20 vào năm 17 tuổi thì có thể kết luận rằng đứa trẻ này đã có một môi trường phát triển thể chất tốt vì %BMI sức khỏe luôn nằm từ 5% đến 85%.
-
Mức 3 - Thừa cân/Nguy cơ béo phì (BMI từ 85% - 95%): Một trẻ vị thành niên 15 tuổi có mức BMI là 25, tức vượt quá giới hạn 85% chỉ số BMI đối với người dưới 20 tuổi thì sẽ dễ mắc các bệnh như tiểu đường, huyết áp cao, các bệnh về tim mạch, thậm chí là gan nhiễm mỡ, ngưng thở khi ngủ, hay thiếu oxi lên não,...
- Mức 4 - Béo phì (BMI trên 95%): Mức độ ảnh hưởng tới sức khoẻ của trẻ trong tình trạng này là đáng báo động. Theo biểu đồ % BMI ở trên, khi trẻ 11 tuổi có BMI là 28 (tương ứng với mức trên 95%) thì đứa trẻ này đang gặp phải tình trạng béo phì cực kỳ nghiêm trọng, do đó, các bậc phụ huynh cần nhanh chóng đưa ra các phương pháp xây dựng một chế độ ăn uống và luyện tập phù hợp để nhanh chóng kiểm soát cân nặng của trẻ.
Các cách để giữ chỉ số BMI đối với người dưới 20 tuổi ở mức khỏe
Xây dựng một chế độ ăn uống dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý
Hơn nữa, bạn cũng nên rèn luyện cho trẻ thói quen đi ngủ sớm và thức dậy đúng giờ, tập thể dục buổi sáng để nâng cao sức khỏe thể chất cho đối tượng này.
Hạn chế tiêu thụ thức ăn nhanh và đồ uống chứa nhiều đường
Tích cực tham gia các hoạt động thể thao, các hoạt động ngoài trời
Luôn có một tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng
Do đó, để chỉ số BMI đối với người dưới 20 tuổi luôn ở mức khỏe, cần hạn chế việc tạo áp lực và phải song song với việc khuyến khích, động viên trẻ thường xuyên để trẻ luôn có một tinh thần tốt và hạn chế căng thẳng, làm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe sau này.