Làm sao để hết đau hốc mắt - Lời khuyên từ chuyên gia

Tác giả:
Ngày đăng: 25/02/2023
Cập nhật: 10/06/2023
Đau hốc mắt là dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh nguy hiểm khác nhau, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị lực nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Chính bởi vậy, nắm rõ những thông tin cơ bản về đau hốc mắt như khái niệm, nguyên nhân, biểu hiện cũng như phương pháp điều trị sớm tại nhà trở thành vấn đề cực kỳ quan trọng.
Đứng trước thực tế ấy, ngay trong bài viết hôm nay, mời các độc giả thân mến hãy cùng KATA Technology đi tìm hiểu chi tiết về tình trạng đau nhức hốc mắt!
Đau hốc mắt là dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh nguy hiểm khác nhau, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị lực nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời
 

Hốc mắt là một hốc xương hình tháp, đỉnh hướng về phía sau, đáy mở rộng ra phía trước do xương sọ và các xương mặt cấu tạo nên. Tổ chức hốc mắt bao gồm: Bao tenon bọc quanh nhãn cầu từ vùng rìa giác mạc tới thị thần kinh.

Đau nhức hốc mắt là gì?

Đau nhức hốc mắt là tình trạng khó chịu, mệt mỏi ở khu vực hốc mắt.

Hiện tượng này có thể xảy ra khi chớp mắt hoặc khi mới ngủ dậy.

Người bị đau hốc mắt thường có cảm giác mệt mỏi, luôn lo lắng cho sức khoẻ của chính mình.

Đau nhức hốc mắt là tình trạng khó chịu, mệt mỏi ở khu vực hốc mắt

Đau hốc mắt có thể là dấu hiệu của những bệnh gì?

Đau nhức hốc mắt không đơn giản chỉ là hiện tượng mệt mỏi khu vực mắt thông thường mà bên cạnh đó, đây còn có thể là dấu hiệu nhận biết một số căn bệnh nguy hiểm như:

- Viêm hốc mắt: Vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng,... là nguyên nhân phổ biến gây viêm hốc mắt.

Sự xâm nhập của những tác nhân này có thể bắt nguồn từ những chấn thương hay nhọt ở khu vực cạnh mắt, mũi, miệng,...

Viêm hốc mắt nếu không được chữa trị kịp thời sẽ lan rộng, thậm chí gây nhiễm trùng huyết, đe doạ tính mạng của người bệnh.

- Viêm xoang: Các vị trí bị viêm xoang như vùng xoang trán gần mắt có thể gây đau nhức hốc mắt.

Mức độ đau tăng dần khi hít thở hoặc khịt mũi, kèm theo đó là tình trạng xuất tiết mũi họng và sốt.

Người bị viêm xoang khi cúi người xuống sẽ cảm thấy đau hai hốc mắt.

- Chấn thương: Một số chấn thương như xuất huyết nhãn cầu, dị vật trong hốc mắt do chấn thương có thể là nguyên nhân trực tiếp gây đau nhức hốc mắt.

Đau nhức hốc mắt không đơn giản chỉ là hiện tượng mệt mỏi khu vực mắt thông thường

- Biến chứng tiểu đường: Không chỉ gây suy giảm thị lực, biến chứng tiểu đường còn có thể làm xuất hiện tình trạng đau nhức quanh mắt.

Nếu không được can thiệp kịp thời, biến chứng tiểu đường thậm chí sẽ dẫn tới mù loà hoặc gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

- Khối u: Đau hốc mắt có thể là dấu hiệu của việc khối u đang chèn ép dây thần kinh ở hốc mắt, gây đau nhức, khó chịu.

Khối u có thể là dạng lành tính (u dạng bì, loạn sản xơ ở trẻ nhỏ; u màng não, u dây thần kinh thị giác ở người lớn) hay u ác tính (u ác tính sacom cơ vân, u xương ác tính ở trẻ nhỏ; u ác tính có di căn, u bạch huyết ở người lớn).

- Bệnh Graves: Graves là một căn bệnh tuyến giáp gây nên tình trạng lồi mắt với một số biểu hiện đặc trưng như chói mắt, chảy nước mắt hay có đôi khi còn đi kèm cảm giác nóng rát.

Thậm chí, ở một số trường hợp, Graves còn khiến cơ mi trên co rút, khiến mắt lồi ra giống hiện tượng trợn mí.

Đối với mi dưới, Graves có thể làm phù nề và khi để lâu sẽ dẫn tới liệt, xung huyết, mi nhắm không kín gây biến chứng khô mắt, loét giác mạc.

Ngoài ra, đau nhức vùng hốc mắt đôi khi cũng là biểu hiện của một số bệnh lý như tai - mũi - họng, tiểu đường, cao huyết áp, nội thần kinh, giãn tĩnh mạch, tăng nhãn áp, glocom góc mở, glocom góc đóng, sốt virus, sốt xuất huyết,...

Đau nhức hốc mắt là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm

Nguyên nhân đau hốc mắt

Hốc mắt được cấu tạo từ xương hàm trên, xương gò má, xương trán, xương lệ, xương bướm và xương sàng.

Phía trong hốc mắt có chứa các mô mềm, bao gồm mạch máu, dây thần kinh thị giác, cơ vận nhãn, nhãn cầu,...

Tình trạng đau hốc mắt được hình thành từ nhiều nguyên nhân khác nhau như khối u, viêm hốc mắt, viêm xoang, chấn thương, biến chứng tiểu đường,...

Kèm theo đó còn là một số biểu hiện như đau nhức dữ dội, sốt cao, mắt lồi, giảm tầm nhìn,...

Tình trạng đau hốc mắt được hình thành từ nhiều nguyên nhân khác nhau như khối u, viêm hốc mắt, viêm xoang, chấn thương, biến chứng tiểu đường,...

Gợi ý cách giảm đau nhức hốc mắt tại nhà

Nếu tình trạng đau nhức hốc mắt mới chỉ ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp giảm đau đơn giản tại nhà như sau:

- Dành thời gian cho mắt nghỉ ngơi sau một ngày làm việc, học tập, đặc biệt là những trường hợp tiếp xúc lâu với thiết bị điện tử.

- Uống thuốcsử dụng thuốc nhỏ mắt.

- Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, sử dụng kính râm để bảo vệ mắt khi ra ngoài.

- Đắp gạc lạnh lên mắt để làm dịu, giảm đau nhức và mỏi mắt.

- Áp dụng bài tập massage mắt hoặc sử dụng máy massage mắt để kích thích máu lưu thông, giảm thiểu triệu chứng mệt mỏi.

=> Bạn có thể quan tâm: Máy massage mắt có tốt không?

Nếu tình trạng đau nhức hốc mắt chỉ ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể sử dụng thuốc uống và thuốc nhỏ mắt để giảm thiểu đau nhức

Lời khuyên từ chuyên gia

Khi nhận thấy những dấu hiệu của đau hốc mắt, bên cạnh việc áp dụng một số giải pháp giảm đau tại nhà, người bệnh cần tới thăm khám ngay tại các cơ sở uy tín để được xác định đúng tình trạng bệnh lý cũng như tìm ra phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả và kịp thời.

Hy vọng rằng thông qua bài viết ngày hôm nay, các độc giả thân mến sẽ nắm được những kiến thức cơ bản nhất về đau hốc mắt như khái niệm, dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân cũng như phương pháp giảm đau đớn giản tại nhà.

Đừng quên tìm đến các cơ sở khám chữa bệnh uy tín sớm nhất có thể ngay từ khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường ở vùng hốc mắt để hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ!

0353697777
Yêu cầu tư vấn