[Góc khám phá] Những điều cần biết về đơn vị BMI - KATA TECH
Chắc hẳn đã hơn một lần bạn nghe đến cụm từ “đơn vị BMI” khi bàn luận đến các vấn đề liên quan đến cân nặng, tỷ lệ cơ thể. Được coi như là một thước đo có thể nói lên tình trạng sức khỏe của cơ thể con người, tần suất tìm kiếm về đơn vị BMI lại ngày càng tăng cao.
Do vậy trong mục tin tức khám phá ngày hôm nay, hãy cùng KATA Technology tìm hiểu sâu và kỹ hơn về đơn vị BMI tưởng chừng như rất quen thuộc này nhé!
Xem nhanh
BMI và lịch sử hình thành
Phương diện đầu tiên mà chúng ta tìm hiểu về đơn vị BMI đó chính là nguồn gốc xuất phát, ra đời của nó. Vậy ai là người đã phát minh ra đơn vị BMI? BMI có sự phát triển như thế nào?
Cha đẻ của đơn vị BMI
Người đầu tiên được coi là cha đẻ sinh ra đơn vị BMI có tên là Lambert Adolphe Jacques Quetelet hay còn gọi là Adolphe Quetelet (1796 - 1874). Ông là một nhà toán học, nhà thiên văn học, nhà xã hội học người Bỉ có đóng góp rất lớn trong xã hội thời bấy giờ.
Nghiên cứu khoa học của ông bao gồm rất nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau: khí tượng học, thiên văn học, toán học, thống kê, nhân khẩu học, xã hội học, tội phạm học và lịch sử khoa học. Trong đó có thể kể tới việc thành lập và chỉ đạo xây dựng Đài thiên văn Brussels, bây giờ là Đài quan sát hoàng gia Bỉ.
Với việc nghiên cứu và thành lập ngành khoa học nhân trắc học, Adolphe Quetelet đã để lại cho cộng đồng ngày nay một di sản lâu dài đó chính là đề xuất tính toán về chỉ số khối cơ thể (chỉ số Quetelet). Nhờ đóng góp này của ông, việc phân loại cân nặng của mọi người với chiều cao lý tưởng được thực hiện dễ dàng, mà cho dù đến ngày nay, trải qua một thời gian dài, nó vẫn được nhiều người sử dụng cùng cái tên “đơn vị BMI”.
Với việc nghiên cứu và thành lập ngành khoa học nhân trắc học, Adolphe Quetelet đã để lại cho cộng đồng ngày nay một di sản lâu dài đó chính là đề xuất tính toán về chỉ số khối cơ thể (chỉ số Quetelet). Nhờ đóng góp này của ông, việc phân loại cân nặng của mọi người với chiều cao lý tưởng được thực hiện dễ dàng, mà cho dù đến ngày nay, trải qua một thời gian dài, nó vẫn được nhiều người sử dụng cùng cái tên “đơn vị BMI”.
Sự phát triển của đơn vị BMI
Xét tới sự ra đời và quá trình phát triển của đơn vị BMI, Adolphe Quetelet lần đầu tiên đã nghĩ ra cơ sở của đơn vị BMI vào khoảng thời gian từ năm 1830 đến năm 1850 khi đang tìm hiểu về phương diện “vật lý xã hội”. Theo các tài liệu lịch sử, cái tên đầu tiên của đơn vị BMI lúc bấy giờ được đặt theo tên của nhà phát minh là “Chỉ số Quetelet” (Quetelet Index).
Tuy nhiên bản thân Adolphe Quetelet lại không có ý định sử dụng chỉ số Quetelet như một phương tiện đánh giá y tế chuyên nghiệp mà chỉ coi đó là một phần trong nghiên cứu “l'homme moyen” về con người lý tưởng trong xã hội.
Tuy nhiên bản thân Adolphe Quetelet lại không có ý định sử dụng chỉ số Quetelet như một phương tiện đánh giá y tế chuyên nghiệp mà chỉ coi đó là một phần trong nghiên cứu “l'homme moyen” về con người lý tưởng trong xã hội.
Và phải đến tháng 7 năm 1972 thuật ngữ Body Mass Index - BMI (Chỉ số khối cơ thể) mới được xuất hiện trong một bài báo của “Tạp chí Bệnh mãn tính” do nhà sinh lý học người Mỹ Ancel Keys và một số người xuất bản. Theo Ancel Keys đánh giá trong tạp chí thì đơn vị BMI có độ phù hợp cao hơn dành cho các nghiên cứu dân số chứ không phải cho các mục đích đánh giá cá nhân.
Với cách tính đơn giản, đến nay, đơn vị BMI đang ngày được sử dụng rộng rãi hơn như một cách chẩn đoán sơ bộ tình trạng của cơ thể bạn. Vậy đơn vị BMI biểu thị những ý nghĩa ra sao?
Với cách tính đơn giản, đến nay, đơn vị BMI đang ngày được sử dụng rộng rãi hơn như một cách chẩn đoán sơ bộ tình trạng của cơ thể bạn. Vậy đơn vị BMI biểu thị những ý nghĩa ra sao?
Ý nghĩa của đơn vị BMI
Chỉ số khối cơ thể BMI chủ yếu dựa vào tỷ lệ giữa chiều cao và cân nặng giúp bạn xác định xem cân nặng của bản thân đã ở mức chuẩn hay chưa, liệu có bị nhẹ cân hoặc thừa cân quá hay không. Qua đó đơn vị BMI mang đến ý nghĩa to lớn trong việc giúp bạn cải thiện lối sống, hướng tới mục tiêu sở hữu một thân hình cân đối hơn.
Tuy nhiên bạn cũng cần biết rõ rằng BMI không trực tiếp đo chất béo trong cơ thể bạn nên chỉ có thể đưa ra những đánh giá tương đối về lượng chất béo của bản thân bạn. Dẫu vậy, đó cũng là một căn cứ để xác định qua được tình trạng của bản thân.
Hơn thế nữa, việc biết rõ chỉ số đơn vị BMI còn có thể giúp bạn đề phòng và tránh đi những nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa hoặc các bệnh lý khác nhau do tình trạng quá nhẹ cân hoặc thừa cân béo phì gây nên như: tiểu đường, đái tháo đường, các bệnh liên quan tim mạch, vô sinh, nguy cơ mắc ung thư…
Hơn thế nữa, việc biết rõ chỉ số đơn vị BMI còn có thể giúp bạn đề phòng và tránh đi những nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa hoặc các bệnh lý khác nhau do tình trạng quá nhẹ cân hoặc thừa cân béo phì gây nên như: tiểu đường, đái tháo đường, các bệnh liên quan tim mạch, vô sinh, nguy cơ mắc ung thư…
Công thức chung tính BMI
Là công thức để xác định tỷ lệ giữa chiều cao và cân nặng, cách tính đơn vị BMI có thể được thực hiện như sau:
BMI (kg/m2)= W/H2
Trong đó:
BMI (kg/m2)= W/H2
Trong đó:
- W là cân nặng của người cần tính (theo đơn vị kg)
- H là chiều cao của người đó (theo đơn vị m)
Tuy nhiên nếu đổi sang hệ đơn vị là pound (lb) đối với cân nặng và inch (in) đối với chiều cao thì công thức tính đơn vị BMI lúc này sẽ là:
BMI (lb/in2)=(W:H2) x 703
Mỗi một đơn vị đo lường đều sẽ có những sự khác nhau nên khi tính toán bạn hãy lưu ý đổi các số đo về cùng một đơn vị đo lường thống nhất. Ví dụ nếu số đo cân nặng đang ở đơn vị kg thì lúc này đơn vị chiều cao bạn cũng nên đổi về m. Và ngược lại nếu đơn vị chiều cao đang là inch thì số đo cân nặng nên được đổi về pound.
Ở Việt Nam hiện nay, chỉ số BMI thường được đưa về đơn vị là kg/m2 nên nếu bạn muốn so sánh tiêu chuẩn chỉ số của các quốc gia khác nhau thì hãy để ý và xem xét lại đến đơn vị đo của 2 thông số chiều cao và cân nặng này. Như vậy kết quả đo lường cuối cùng cũng được chính xác hơn.
BMI (lb/in2)=(W:H2) x 703
Mỗi một đơn vị đo lường đều sẽ có những sự khác nhau nên khi tính toán bạn hãy lưu ý đổi các số đo về cùng một đơn vị đo lường thống nhất. Ví dụ nếu số đo cân nặng đang ở đơn vị kg thì lúc này đơn vị chiều cao bạn cũng nên đổi về m. Và ngược lại nếu đơn vị chiều cao đang là inch thì số đo cân nặng nên được đổi về pound.
Ở Việt Nam hiện nay, chỉ số BMI thường được đưa về đơn vị là kg/m2 nên nếu bạn muốn so sánh tiêu chuẩn chỉ số của các quốc gia khác nhau thì hãy để ý và xem xét lại đến đơn vị đo của 2 thông số chiều cao và cân nặng này. Như vậy kết quả đo lường cuối cùng cũng được chính xác hơn.
Phân loại từng mức đơn vị BMI
Nhắc đến phân loại từng mức đơn vị BMI, trên thế giới hiện nay phổ biến nhất là 2 phân loại chính bao gồm: Phân loại cho người châu u (dựa theo số liệu của Tổ chức y tế thế giới WHO) và Phân loại dành cho người châu Á - Thái Bình Dương (dựa theo số liệu của Hiệp hội đái đường các nước châu Á). Bạn có thể tìm hiểu qua bảng tổng hợp dưới đây:
Như vậy có thể thấy đối với người Việt Nam, chỉ số đơn vị BMI ở mức lý tưởng sẽ nằm trong khoảng từ 18,5 đến 22,9. Do đó nếu kết quả của phép tính dựa trên công thức BMI của bạn dưới mức 18,5 thì bạn nên xem xét lại việc bổ sung thêm các chất dinh dưỡng để cơ thể vượt qua tình trạng thiếu cân.
Ngược lại, nếu chỉ số BMI vượt quá mức 22,9 đồng nghĩa với việc bạn cần hạn chế lại lượng dinh dưỡng được nạp vào cơ thể hàng ngày. Nếu kết quả nằm ở khoảng từ 23 đến 24,9 cơ thể bạn lúc này sẽ được coi là tiền béo phì và có thể phát triển nghiêm trọng hơn nếu không kịp thời điều chỉnh lại chế độ ăn uống sinh họa của bản thân.
Chỉ số BMI càng cao đồng nghĩa với việc cấp độ béo phì của bạn càng nghiêm trọng. Lượng mỡ thừa tồn đọng trong cơ thể với số lượng nhiều sẽ có thể làm gia tăng nguy cơ gặp các bệnh lý nguy hiểm đến sức khỏe như tiểu đường, bệnh tim mạch, mỡ máu,...
Ngược lại, nếu chỉ số BMI vượt quá mức 22,9 đồng nghĩa với việc bạn cần hạn chế lại lượng dinh dưỡng được nạp vào cơ thể hàng ngày. Nếu kết quả nằm ở khoảng từ 23 đến 24,9 cơ thể bạn lúc này sẽ được coi là tiền béo phì và có thể phát triển nghiêm trọng hơn nếu không kịp thời điều chỉnh lại chế độ ăn uống sinh họa của bản thân.
Chỉ số BMI càng cao đồng nghĩa với việc cấp độ béo phì của bạn càng nghiêm trọng. Lượng mỡ thừa tồn đọng trong cơ thể với số lượng nhiều sẽ có thể làm gia tăng nguy cơ gặp các bệnh lý nguy hiểm đến sức khỏe như tiểu đường, bệnh tim mạch, mỡ máu,...
Ngoài ra bạn cũng nên lưu ý một điều đó chính là chỉ số BMI còn phụ thuộc vào từng độ tuổi, giới tính khác nhau. Chỉ số đơn vị BMI lý tưởng của người lớn so với trẻ em, thanh thiếu niên vì vậy cũng nằm ở những mức khác nhau. Do đó, nếu bạn muốn tính toán cân nặng, chiều cao lý tưởng cho trẻ nhỏ hãy tìm đến những bảng số liệu của riêng độ tuổi này để đưa ra những kế hoạch dinh dưỡng hợp lý nhất.
Tổng kết
Qua những thông tin được cung cấp ngày hôm nay, KATA Technology hy vọng đã giúp bạn khám phá sâu hơn về đơn vị BMI, nguồn gốc và ý nghĩa tồn tại của chỉ số này. Mong rằng bạn cũng sẽ có thể áp dụng những cách tính BMI đã được gợi ý để dễ dàng làm chủ được không chỉ cân nặng mà còn là cả cuộc sống trong tương lai.