100g lê bao nhiêu calo? Bật mí lợi ích cực tốt khi ăn lê

Tác giả:
Ngày đăng: 03/04/2024
Cập nhật: 06/04/2024

Quả lê, một trong những loại hoa quả phổ biến ở nước ta. Đây cũng là loại quả được yêu thích với vị ngọt mát, nhiều nước và chứa nhiều vitamin có lợi cho sức khỏe con người. Bên cạnh đó, có nhiều thắc mắc xoay quanh việc ăn lê có giảm cân không? Cũng như là mọi người cố gắng tìm hiểu xem 100g lê bao nhiêu calo để tính toán khi cho vào khẩu phần ăn kiêng giảm cân hàng ngày. 

Tìm hiểu 100g lê bao nhiêu calo?

Ngoài là một loại quả để sử dụng hàng ngày, lê còn là một vị thuốc trong Đông Y. Lê trong Đông Y được dùng như phương thuốc trị ho, đờm, giải độc, đường huyết…và do có giá thành rẻ, dễ dàng tìm kiếm, bào chế, sử dụng nên lê được sử dụng thường xuyên trong các vị thuốc dân gian. Để có thể hiểu rõ hơn về công dụng của lê trong việc giảm cân cũng như là các công dụng về sức khoẻ khác, mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây!

Tìm hiểu 100g lê bao nhiêu calo?

Đối với những người ưa chuộng trái cây, việc thưởng thức những quả lê vỏ vàng hoặc xanh nhạt, phần thịt giòn, ngọt và mát là một trải nghiệm thú vị. Đối với những người cần tính toán lượng calo nạp vào cơ thể hàng ngày thì việc tìm hiểu 100g lê bao nhiêu calo hay các loại lê khác như “100g lê hàn quốc bao nhiêu calo” là điều cần thiết, bởi nó ảnh hưởng đến hiệu suất tăng/giảm cân cũng như là tiến trình tập luyện. Trong mỗi 100g thịt quả lê, thường cung cấp khoảng 50-60 calo. Vậy thì 1 quả lê bao nhiêu calo? Theo cách tính trên thì một quả lê trung bình có trọng lượng từ 400-600g sẽ chứa khoảng 200-360 calo. Lượng calo này tương đương với một bát cơm trắng.

Trong mỗi 100g thịt quả lê, thường cung cấp khoảng 50-60 calo

Bật mí lợi ích cực tốt cho sức khỏe khi ăn lê

Khi sử dụng bất kỳ một loại hoa quả nào, chúng ta cũng nên biết những lợi ích mà loại hoa quả đó mang lại. Điều này cho phép chúng ta lựa chọn được những thức quả phù hợp cho thể trạng của bản thân hiện tại. Dưới đây là một số lợi ích về sức khỏe tiêu biểu của quả lê:

Thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ trong lê

Để trả lời cho câu hỏi “ăn lê có béo không?”. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các thành phần dinh dưỡng bên trong quả lê:

  • 150g nước.

  • 0.6g protein (cung cấp 1% lượng protein cần thiết hàng ngày).

  • 27g carbohydrate (đáp ứng 10% nhu cầu hàng ngày).

  • 5.5g chất xơ (đáp ứng 20% nhu cầu hàng ngày).

  • 17g đường.

  • 206mg kali (đáp ứng 4% nhu cầu hàng ngày).

  • 0.3mg sắt (đáp ứng 2% nhu cầu hàng ngày).

  • 16mg canxi (đáp ứng 1% nhu cầu hàng ngày).

  • 0.052 mg vitamin B6 (cung cấp 3% nhu cầu hàng ngày).

  • 7.7 mg vitamin C (đáp ứng 9% nhu cầu hàng ngày).

  • 0.15mg đồng (đáp ứng 17% nhu cầu hàng ngày).

  • 0.046 mg riboflavin [Vitamin B2] (cung cấp 4% nhu cầu hàng ngày).

Theo Tiến sĩ Lola O'Rourke của Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ, chất xơ trong quả lê có tính chất xốp, giúp làm đầy dạ dày nhanh chóng và duy trì cảm giác no trong thời gian dài hơn. Điều này giúp giảm cảm giác đói và kiểm soát lượng thức ăn tiêu thụ, giúp duy trì cân nặng một cách hiệu quả.

Tăng cường sức khỏe đường ruột

Quả lê là một nguồn cung cấp chất xơ phong phú, một yếu tố quan trọng cho sức khỏe tiêu hóa. Chất xơ giúp tăng khối lượng phân, làm mềm phân và kích thích hoạt động co bóp của ruột, từ đó giúp cải thiện quá trình tiêu hóa và loại bỏ chất thải một cách dễ dàng hơn. Một quả lê có trọng lượng khoảng 178g cung cấp lên đến 5.5g chất xơ, đáp ứng khoảng 20% nhu cầu hàng ngày. Ngoài ra, theo nghiên cứu của Pubmed, quả lê cũng chứa nhiều pectin, một loại chất xơ hòa tan có lợi cho sức khỏe đường ruột và hệ thống miễn dịch.

Ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Theo một nghiên cứu được tiến hành vào năm 2012, việc tiêu thụ 5 khẩu phần trái cây giàu anthocyanin mỗi tuần, như lê đỏ, có thể giảm đến 23% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 ở hơn 200.000 người tham gia.

Hơn nữa, chất xơ có trong quả lê cũng có thể làm chậm quá trình tiêu hóa, tạo ra thời gian cho cơ thể phân hủy và hấp thụ carbohydrate một cách hiệu quả hơn. Điều này giúp kiểm soát lượng đường trong máu một cách hiệu quả.

Do đó, quả lê giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 nhờ vào hàm lượng chất xơ và anthocyanin mà nó chứa.

Quả lê giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2

Chống viêm

Quả lê là một nguồn dồi dào flavonoid, chất chống oxy hóa giúp giảm viêm và có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý như bệnh tim và tiểu đường. Ngoài ra, lê cũng chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất như đồng, vitamin C và K, có tác dụng chống viêm.

Chứa chất chống ung thư

Quả lê chứa nhiều hợp chất khác nhau có khả năng chống ung thư, như anthocyanin và axit chlorogen. Tuy có thể việc tiêu thụ nhiều trái cây, bao gồm quả lê, có thể giúp giảm nguy cơ ung thư, nhưng cần lưu ý rằng cần có nhiều nghiên cứu hơn để xác định điều này. Đồng thời, việc ăn lê không thể thay thế cho phương pháp điều trị ung thư.

Bổ sung chất xơ

Lượng chất xơ phong phú trong quả lê là một nguồn chất xơ hữu ích cho cơ thể con người, giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và tiêu chảy, cũng như kiểm soát lượng đường trong máu.

Quả lê chứa nhiều chất xơ

Tăng cường miễn dịch

Trong quả lê chứa các loại vitamin như: Vitamin B3, vitamin B2, vitamin C, vitamin K cùng với các khoáng chất như Folate, Magie, đồng, mangan, canxi,... đều giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm cảm giác mệt mỏi và suy nhược. Ngoài ra, chúng cũng bảo vệ ADN, thúc đẩy trao đổi chất và ngăn chặn đột biến tế bào.

Giảm cân

Ngoài việc giàu chất xơ, lê cũng có lượng calo thấp, là lựa chọn hoàn hảo cho những người đang giảm cân. Một quả lê nặng 200g chỉ cung cấp khoảng 100 đến 130 calo, điều này làm cho nó trở thành một thực phẩm bổ sung lý tưởng cho chế độ ăn hàng ngày và có thể giúp bạn cảm thấy no lâu hơn.

Lê cũng có lượng calo thấp giúp giảm cân hiệu quả

Cách chế biến lê tại nhà dễ dàng, đúng cách

Ăn lê nói riêng hay ăn hoa quả nói chung sau bữa ăn là điều khá phổ biến trong các gia đình. Tuy nhiêu cách ăn lên giảm cân hay chế biến sau cho tốt nhất lại không có nhiều người biết. Sau khi đã biết 100g lê bao nhiêu calo, chúng ta sẽ cùng tham khảo một số cách chế biến lê tại nhà dễ dàng, đúng cách dưới đây nhé:

Ăn trực tiếp

Cách ăn lê nguyên trái trực tiếp là một phương pháp giảm cân đơn giản, dễ thực hiện và rất hiệu quả. Việc này giúp tiết kiệm thời gian và công sức trong việc chế biến món ăn, đồng thời tạo điều kiện tốt nhất cho cơ thể hấp thụ dưỡng chất từ lê. Ngoài ra, ăn lê nguyên trái giúp trải nghiệm hương vị ngọt ngào và thanh mát đặc trưng của quả lê.

Ăn trực tiếp và nguyên vỏ để tối ưu lượng chất xơ.

Làm sinh tố, nước ép lê

Lượng nước, chất xơ, chất dinh dưỡng trong quả lê rất phong phú và đa dạng. Việc nấu nước lê giảm cân cùng là một trong những lợi ích khiến nhiều chị em yêu thích loại quả này hơn. Để tận dụng hết lợi ích của những chất này, bạn có thể thử chế biến sinh tố lê. Quy trình làm sinh tố lê vô cùng đơn giản, bạn có thể tham khảo các bước sau:

  • Bước 1: Gọt vỏ và cắt lê thành miếng nhỏ sau đó loại bỏ hạt.

  • Bước 2: Đưa lê vào máy xay cùng với sữa tươi không đường, xay nhuyễn.

  • Bước 3: Sau khi xay nhuyễn, trình bày trong cốc, thêm đá nếu muốn, và thưởng thức.

Sinh tố lê kết hợp hương vị thanh mát và ngọt ngào của lê với vị béo nhẹ của sữa tươi không đường, hứa hẹn mang lại trải nghiệm ẩm thực thú vị.

Nếu không thích ăn sinh tố mà chỉ muốn uống nước lê thì các bạn có thể thử làm nước ép lê. Nước ép lê không chỉ giúp giải khát mà còn hỗ trợ quá trình giảm cân. Nước ép lê cung cấp các chất dinh dưỡng như vitamin B3, B2, C, L và khoáng chất Magie, Đồng, Mangan, Folate... Quy trình ép nước lê cũng rất đơn giản và dễ thực hiện:

  • Bước 1: Gọt vỏ và cắt lê thành miếng nhỏ, loại bỏ hạt.

  • Bước 2: Đưa lê vào máy ép và ép nước lê.

  • Bước 3: Trình bày trong cốc, thêm đá nếu muốn, và thưởng thức.

Với quy trình đơn giản như vậy, bạn có thể tận hưởng nước ép lê ngon và bổ dưỡng.

Sinh tố, nước ép lê dễ làm tại nhà.

Làm salad lê giảm cân

Nếu bạn muốn thêm vào thực đơn một món ăn khai vị, ăn tối hoặc ăn nhẹ phù hợp với chế độ ăn kiêng và giảm cân, món salad lê có thể là một lựa chọn tuyệt vời. Cách làm salad lê như sau:

  • Bước 1: Gọt vỏ và cắt lê thành miếng nhỏ, loại bỏ hạt. Rửa sạch và thái nhỏ các nguyên liệu khác như xà lách, cà chua bi, cà rốt, cải bắp tím,...

  • Bước 2: Trộn đều các nguyên liệu với nhau và thêm sốt salad hoặc sốt mè tùy theo sở thích cá nhân (nhớ chọn loại sốt ít đường, ít chất béo và ít calo).

  • Bước 3: Trình bày salad lê lên đĩa và thưởng thức.

Salad lê có hương vị thanh mát, kết hợp hài hòa giữa rau củ và quả, mang lại một bữa ăn bổ dưỡng, lành mạnh và không gây tăng cân.

Salad lê, phù hợp với người ăn kiêng giảm cân

Một số lưu ý khi ăn lê đảm bảo tốt cho sức khỏe

Mặc dù lê mang đến rất nhiều lợi ích về sức khoẻ, tuy nhiên vẫn sẽ có một số lưu ý trong quá trình sử dụng lê để đảm bảo tốt nhất cho sức khoẻ của chúng ta:

  • Người bị cảm mạo, nhiễm lạnh, khó tiêu, hoặc gặp rối loạn tiêu hóa không nên dùng lê. Nguyên nhân là do lê có tính lạnh và việc ăn lê trong những trường hợp này có thể làm tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.

  • Phụ nữ sau sinh, những người có tỳ vị hư hàn, trẻ em dưới 6 tháng tuổi và những người đang mắc các vấn đề da liễu không nên ăn lê vì có thể ảnh hưởng đến tỳ vị.

Ngoài ra lê không nên dùng chung với các thực phẩm sau:

  • Thịt ngỗng: Thịt ngỗng có hàm lượng đạm và chất béo cao, trong khi lê là loại quả tính lạnh. Khi kết hợp với nhau, có thể gây quá tải cho thận.

  • Củ cải: Axit cyanogen lưu huỳnh trong củ cải và ketone đồng chứa trong quả lê có thể gây ra bệnh bướu cổ và suy tuyến giáp.

  • Rau dền: Việc ăn rau dền và lê cùng nhau có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng như buồn nôn và rối loạn tiêu hóa.

  • Nước nóng: Vì quả lê có tính hàn, việc dùng chung với nước nóng có thể gây xung đột trong đường tiêu hóa và dễ gây ra bệnh tả.

Thêm nữa, thời điểm ăn lê tốt nhất là sau bữa ăn tối khoảng 30 phút, nên ăn cả vỏ lê để tối ưu lượng chất xơ giúp giảm cân. Tránh ăn lê khi quá no hoặc trước khi đi ngủ để không bị chướng bụng, đầy hơi, khó ngủ…

Tránh ăn lê khi quá no hoặc trước khi đi ngủ để không bị chướng bụng, đầy hơi, khó ngủ

Kết luận

Vậy là KATA Tech đã cùng với các bạn đi tìm hiểu quả lê và các công dụng của nó qua bài viết “Tìm hiểu 100g lê bao nhiêu calo? Bật mí lợi ích cực tốt khi ăn lê”. Với rất nhiều những lợi ích của nó mang lại, quả lê xứng đáng với tên gọi quả quý, vị thuốc hay. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ đã giải đáp được thắc mắc của các bạn trong quá trình sử dụng loại thức quả thông dụng và đầy dinh dưỡng này.

xem thêm
GIẢI ĐÁP: UỐNG NƯỚC GỪNG VÀO LÚC NÀO ĐỂ GIẢM CÂN? 
 

0353697777
Yêu cầu tư vấn