7 nguyên nhân gây nên mất ngủ cần biết để phòng tránh

Tác giả:
Ngày đăng: 08/03/2024
Cập nhật: 08/03/2024

Giấc ngủ là một trong những giai đoạn quan trọng nhất của con người trong suốt chu trình hoạt động trong ngày. Đây chính là thời gian bộ não và các cơ quan khác được nghỉ ngơi, nạp lại năng lượng và đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể qua các cơ chế bài tiết phức tạp. Việc bị mất ngủ kể cả là thi thoảng hay thường xuyên đều có thể gây nên các ảnh hưởng tiêu cực đến não bộ và khả năng hoạt động bình thường của các cơ quan khác. 
Tuy vậy, hiện nay vẫn có rất nhiều người mang tư tưởng chủ quan về vấn đề mất ngủ này và có ý coi thường nó. Nguyên nhân gây nên chứng mất ngủ có rất nhiều và dưới đây là bài viết top 7 nguyên nhân gây nên mất ngủ điển hình nhất, mời các bạn cùng tham khảo!

Mất ngủ là bệnh gì?

Mất ngủ là một vấn đề phổ biến trong cuộc sống, có thể gây ra khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ ban đêm, khó ngủ hoặc tỉnh dậy quá sớm và không thể ngủ lại được. Khi bạn thức dậy, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi và không có năng lượng. Mất ngủ không chỉ ảnh hưởng đến mức độ năng lượng và tâm trạng của bạn mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, hiệu suất làm việc và chất lượng cuộc sống.
 

Mất ngủ đang có xu hướng trẻ hóa
 

Trước đây mất ngủ thường gặp ở tuổi già, tuy nhiên thời gian gần đây chứng bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa và gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của các bạn trẻ. Điển hình là chứng mất ngủ kéo dài ở người trẻ, mất ngủ thường kéo dài vài ngày, vài tuần thậm chí là vài tháng.

7 nguyên nhân gây nên mất ngủ

Việc tìm hiểu rõ nguyên nhân tại sao bị mất ngủ thường xuyên sẽ giúp các bạn có hướng điều trị phù hợp, nhằm chấm dứt tình trạng này. Dưới đây là 7 nguyên nhân gây nên mất ngủ điển hình nhất:

Căng thẳng và lo lắng

Sự lo lắng có thể làm cho tâm trí của bạn phải hoạt động thái quá vào ban đêm. Các vấn đề liên quan đến công việc, học tập hoặc gia đình có thể gây ra sự lo lắng. Điều này có thể làm cho bạn khó ngủ hoặc không thể ngủ được. Các sự kiện đau buồn như mất mát của người thân, ly hôn hoặc mất việc làm thường gây ra căng thẳng và lo lắng kéo dài. Những tình huống như vậy có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn trong thời gian dài và dẫn đến mất ngủ mãn tính.
 

Sự lo lắng khiến tâm trí của bạn phải hoạt động quá mức vào ban đêm

Tuổi tác

Là một trong 7 nguyên nhân gây nên mất ngủ phổ biến nhất. Những người cao tuổi thường gặp khó khăn trong việc duy trì giấc ngủ liên tục trong khoảng thời gian 8 giờ. Đối với họ, việc cần ngủ trưa trong ngày để đảm bảo có đủ 8 giờ giấc ngủ khuyến nghị. Theo Mayo Clinic, ước tính cho thấy gần một nửa số nam giới và phụ nữ trên 60 tuổi gặp phải các triệu chứng của mất ngủ. 

Sử dụng chất kích thích

Các loại đồ uống chứa cồn như bia, rượu hoặc có chứa caffeine như cà phê thường kích thích hệ thần kinh, gây ra các vấn đề về giấc ngủ như rối loạn giấc ngủ và mất ngủ kéo dài.

Đây cũng là nguyên nhân khiến việc chữa bệnh khó ngủ ở thanh niên trở nên khó khăn, bởi vì tính chất công việc, bạn bè, hội họp…không thể tránh khỏi việc phải dùng đến bia rượu.
 

Lạm dụng chất kích thích là 1 trong 7 nguyên nhân gây nên mất ngủ

Lạm dụng chất kích thích là 1 trong 7 nguyên nhân gây nên mất ngủ

Vấn đề về sức khỏe

Các bệnh mãn tính có triệu chứng kéo dài, xuất hiện thường xuyên vào ban đêm như viêm dạ dày, trào dạ dày-thực quản, tiểu đường, tăng huyết áp, suy thận mãn, phì đại tuyến tiền liệt, thường gây khó chịu và mất ngủ. Điều này đặc biệt phổ biến ở người lớn tuổi và có thể dẫn đến tình trạng mất ngủ mãn tính.

Thay đổi nhịp sinh học của cơ thể

Nhịp sinh học của cơ thể hoạt động như một chiếc đồng hồ bên trong, điều chỉnh chu trình giữa việc ngủ và thức dậy, sự trao đổi chất và nhiệt độ cơ thể. Bất kỳ sự gián đoạn nào trong nhịp sinh học này cũng có thể gây ra vấn đề mất ngủ.
 

Thay đổi nhịp sinh học của cơ thể gây mất ngủ

Hoocmon

Là một trong 7 nguyên nhân gây nên mất ngủ thường gặp ở phụ nữ. Sự biến đổi của hormone trong chu kỳ kinh nguyệt và trong giai đoạn mãn kinh được xem là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng này. Mất ngủ thường xảy ra trong giai đoạn tiền mãn kinh, khi các triệu chứng như đổ mồ hôi ban đêm và bốc hỏa thường làm gián đoạn giấc ngủ. Các chuyên gia tin rằng sự giảm estrogen có thể đóng vai trò trong việc gây ra tình trạng khó ngủ ở phụ nữ sau mãn kinh.

Béo phì

Theo một nghiên cứu của Trung tâm CDC, rối loạn giấc ngủ có liên quan tới tình trạng béo phì. Người trưởng thành ngủ dưới sáu giờ mỗi đêm có tỷ lệ béo phì lên đến 33%. Trong khi đó, tỷ lệ béo phì ở những người ngủ từ bảy đến tám giờ mỗi đêm giảm xuống còn 22%. Mô hình này được quan sát ở cả nam và nữ, ở mọi độ tuổi và dân tộc.
 

Mất ngủ có liên quan đến tình trạng béo phì

Dấu hiệu nhận biết bệnh mất ngủ

Bệnh mất ngủ có thể thể hiện qua nhiều triệu chứng khác nhau, tùy thuộc vào từng cá nhân. Dưới đây là một số dấu hiệu mà người bệnh có thể nhận biết:

  • Đau đầu: Triệu chứng này thường xuất hiện vào ban đêm, có thể là do tế bào thần kinh không nhận được đủ máu hoặc căng thẳng thần kinh. Đau đầu có thể làm cho tình trạng mất ngủ kéo dài trở nên tồi tệ hơn.

  • Mệt mỏi, chán ăn: Thiếu ngủ khiến cơ thể không đủ năng lượng để phục hồi, dẫn đến cảm giác mệt mỏi và mất hứng thú với việc ăn uống.

  • Khó ngủ vào ban đêm: Người bệnh thường gặp khó khăn khi cố gắng ngủ, có thể tỉnh giấc giữa đêm và khó trở lại giấc ngủ sau đó. 

  • Khó ngủ vào ban trưa: Mặc dù một giấc ngủ ngắn vào ban trưa thường được khuyến khích để phục hồi năng lượng, nhưng với những người mắc bệnh mất ngủ, việc này có thể gặp khó khăn và làm cho tâm trạng trở nên khó chịu và cơ thể mệt mỏi hơn.

  • Sự suy giảm về trí nhớ và khả năng tập trung: Đây là dấu hiệu đáng chú ý, biểu hiện rằng mất ngủ đã ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và cần phải được điều trị kịp thời.

  • Các rối loạn tâm lý đi kèm: Người bệnh có nguy cơ mắc các rối loạn tâm thần như trầm cảm khi bị mất ngủ kéo dài.

  • Chất lượng giấc ngủ suy giảm: Khó vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ, tỉnh giấc quá sớm, hay tỉnh dậy nhiều lần trong đêm có thể là biểu hiện của mất ngủ.
     

Suy giảm trí nhớ có thể là dấu hiệu của việc bị mất ngủ thường xuyên
 

Bị mất ngủ thường xuyên phải làm sao?

Tác động của mất ngủ thường xuyên có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và tinh thần cũng như đời sống hàng ngày của chúng ta, vì vậy việc điều trị cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Để điều trị mất ngủ thường xuyên, cần kết hợp cả việc điều trị các triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh. Thông thường, điều trị mất ngủ thường xuyên đòi hỏi sự kết hợp của nhiều phương pháp khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp điều trị đang phổ biến:

Điều trị bằng thuốc

Một số thuốc được bào chế để giảm các triệu chứng mất ngủ nhanh chóng. Tuy nhiên, thường không khuyến khích sử dụng chúng trong thời gian dài vì một số tác dụng phụ như buồn ngủ ban ngày, giảm trí nhớ, mộng mị và các vấn đề về thăng bằng. Dưới đây là một số loại thuốc phổ biến được sử dụng để điều trị mất ngủ: Zolpidem, Eszopiclone, Zaleplon, Doxepin, Diphenhydramine, Melatonin…
 

Điều trị mất ngủ bằng thuốc

Cân bằng dinh dưỡng

Các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe con người bao gồm các nhóm chất đa lượng như carbohydrate, protein, axit amin, chất béo, chất xơ và nước. Các loại vitamin, khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong các quá trình chuyển hóa của cơ thể, bao gồm khoảng 13 loại vitamin thiết yếu và các khoáng chất đa lượng và vi lượng. Để có một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng và hỗ trợ giảm triệu chứng khi bị mất ngủ thường xuyên, cần phải đảm bảo sự kết hợp hợp lý giữa các nhóm chất dinh dưỡng. Thường thì, các nguồn cung cấp chất dinh dưỡng chủ yếu là từ thực phẩm, nhưng cũng có thể bổ sung từ các thực uống hoặc sản phẩm dinh dưỡng.
 

Cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể

Vận động thường xuyên

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thường xuyên tham gia vào các hoạt động thể chất giúp duy trì cân nặng ổn định, tăng cường tuần hoàn máu, giảm căng thẳng và cải thiện chất lượng giấc ngủ, có thể hỗ trợ trong việc điều trị mất ngủ thường xuyên. Bạn có thể thực hiện các động tác nhẹ nhàng của yoga hoặc thiền trước khi đi ngủ để thư giãn.
Tuy nhiên, cần tránh tập thể dục gần giờ đi ngủ vì có thể gây khó khăn trong việc vào giấc ngủ. Chuyên gia khuyến nghị nên tập thể dục ít nhất từ 3-4 giờ trước khi đi ngủ để tránh tác động tiêu cực.
 

Vận động thường xuyên

Sử dụng các loại máy massage thư giãn

Ngoài các hướng xử lý mất ngủ kể trên thì còn có một mẹo chữa mất ngủ thường xuyên mà hiện nay đang có rất nhiều người áp dụng và cho thấy hiệu quả tức thời. Đó chính là sử dụng máy massage thư giãn cho mắt SKG E7 của KATA Technology. Với các công nghệ được tích hợp hiện đại như: 12 đầu rung massage phân vùng, 4 chế độ massage, công nghệ chườm nóng sẽ đem lại cảm giác thư giãn cho đôi mắt của bạn, giúp đôi mắt dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
 

Máy massage mắt SKG E7

Chế độ dinh dưỡng và bài tập cho người bị mất ngủ

Chế độ dinh dưỡng cho người bị mất ngủ thường xuyên, các bạn có thể tham khảo như sau:

  • Các thực phẩm giàu Vitamin B6 như cá hồi, cá ngừ, khoai tây, thịt bò, trứng, và đậu xanh là lựa chọn tốt cho những người gặp vấn đề về giấc ngủ, vì Vitamin B6 giúp sản sinh serotonin - chất giúp cân bằng giấc ngủ.

  • Việc bổ sung magie từ các nguồn thực phẩm như bơ, hạt, đậu phụ, cá béo, và cây họ đậu cũng giúp thư giãn cơ thể, chống căng thẳng và cải thiện giấc ngủ.

  • Quả óc chó chứa melatonin - hormone giúp điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ, có thể được sử dụng trước khi đi ngủ để giúp thư giãn và có giấc ngủ sâu hơn.

  • Chuối, ngoài việc cung cấp magie, còn chứa tryptophan - axit amin cần thiết cho quá trình sản xuất serotonin và melatonin, giúp cải thiện giấc ngủ.

  • Kiwi, với lượng vitamin, folate và serotonin, là lựa chọn tốt cho một chế độ ăn lành mạnh hỗ trợ giấc ngủ.

  • Hạt sen, tâm sen, củ sen được biết đến với tác dụng an thần, giảm căng thẳng và giúp dễ dàng chìm vào giấc ngủ.

  • Các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ, cá thu cung cấp vitamin D và axit béo Omega-3, liên quan đến quá trình điều chỉnh serotonin, hỗ trợ cho giấc ngủ.

Các nhà nghiên cứu đã chứng minh được rằng việc thực hiện một số bài tập nhẹ nhàng trước khi đi ngủ sẽ giúp cho quá trình chìm vào giấc ngủ tốt hơn, quá trình ngủ cũng ổn định và giảm chập chờn hơn. Một số bài tập được gợi ý như: Hít thở bằng bụng, xoay cổ, giãn cơ vai…
 

Tập nhẹ nhàng trước khi ngủ sẽ dễ ngủ hơn
 

Kết luận

Trên đây KATA Tech vừa cùng với các bạn tìm hiểu về chứng bệnh mất ngủ và 7 nguyên nhân gây nên mất ngủ phổ biến nhất. Hy vọng qua bài viết này các bạn đã có cái nhìn chi tiết hơn về chứng bệnh gây nhiều phiền toái này và có cách ứng phó với nó khi không may mắc phải. 

xem thêm
GIẢI ĐÁP NHANH CHẠY XE ĐẠP 1 TIẾNG ĐỐT BAO NHIÊU CALO?

0353697777
Yêu cầu tư vấn