Khi Bị Căng Cơ Nên Làm Gì Để Ngăn Chặn Tổn Thương Nghiêm Trọng?

Tác giả:
Ngày đăng: 13/08/2023
Cập nhật: 24/08/2023
Căng cơ là một vấn đề đau nhức phổ biến trong thời đại ngày nay mà ai cũng có thể gặp phải. Tuy vậy, vẫn còn nhiều người chưa biết được khi bị căng cơ nên làm gì để làm giảm đau cơ.
Khi bị căng cơ nên làm gì để ngăn chặn tổn thương nghiêm trọng hơn?
Vậy bị căng cơ nên làm gì? Cần thực hiện những bài tập nào để có thể ngăn chặn được các tổn thương nghiêm trọng do tình trạng căng cơ gây ra? Mời bạn cùng KATA Technology giải đáp những câu hỏi trên qua bài viết ngay sau đây!

Tìm hiểu tình trạng căng cơ là gì?

“Căng cơ là gì?”, “căng cơ là bệnh gì?”,”lý do nào gây nên tình trạng căng cơ?”, “làm sao để nhận biết bản thân đang bị căng cơ?”,... và hàng loạt câu hỏi liên quan khác đang nhận được sự quan tâm từ rất nhiều người trước khi bắt đầu thực hiện các bài tập giảm căng cơ.
Căng cơ là tình trạng các bó cơ bị kéo giãn quá mức, gây đau đớn, sưng tấy tại vùng cơ bị căng. Căng cơ có thể xảy ra ở mọi bộ phận trên cơ thể, nhất là ở phần tay, chân, cổ, vai và vùng thắt lưng.
Tìm hiểu tình trạng căng cơ là gì?
Triệu chứng căng cơ xuất hiện thường là do cơ bắp của bạn phải hoạt động quá mức trong thời gian dài, cơ không được nghỉ ngơi và bổ sung dinh dưỡng khi cần thiết, dẫn đến bị căng giãn quá mức chịu đựng. Ngoài ra, việc không khởi động kỹ trước khi tập luyện thể thao của một số vận động viên hay gymer cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng căng cơ.
Như KATA đã chia sẻ, căng cơ sẽ làm người bệnh cảm thấy đau nhức, sưng tấy và bầm tím tại khu vực cơ bị căng. Các gân cơ khi đó trở nên yếu hơn, và bạn sẽ gặp khó khăn khi thực hiện các vận động đơn giản hàng ngày. Trong trường hợp bị căng cơ nặng, bạn sẽ có cảm giác cực kỳ đau đớn, thậm chí là không thể cử động được. 

Phân loại căng cơ theo vị trí như thế nào?

Tình trạng căng cơ có thể xảy ra ở mọi vị trí trên cơ thể. Mỗi vùng bị căng cơ lại có những biểu hiện khác nhau và nguyên nhân xảy ra tình trạng căng cơ cũng có đôi nét khác biệt. Mời bạn cùng KATA Tech tìm hiểu về tình trạng căng cơ khi được phân loại theo vị trí ngay dưới đây.

Căng cơ chân

Căng cơ chân là hiện tượng các bó cơ ở vùng đùi hoặc bắp chân của bạn bị kéo căng quá mức, dẫn đến việc những sợi cơ ở vùng này bị tổn thương, đứt hoặc rách. Trong đó, căng cứng cơ bắp chân là triệu chứng phổ biến hơn cả và có thể bắt gặp ở mọi đối tượng, từ những người có tần suất luyện tập thể thao dày đặc đến cả những người có xu hướng ít vận động.
Phân loại căng cơ theo vị trí như thế nào?
Nguyên nhân bị căng cơ bắp chân có thể là do bạn đã không khởi động kỹ trước khi hoạt động thể chất, hoặc tập luyện thể thao với cường độ cao,... Bên cạnh đó, tình trạng bị căng cơ bắp chân xảy ra cũng là do sự lão hóa tự nhiên của cơ thể, khi các sợi cơ không còn giữ được độ liên kết chắc chắn như xưa. Đây cũng là nguyên nhân căng bắp chân thường thấy ở những người từ khoảng 45 tuổi trở lên.
Hơn nữa, việc đi giày cao gót thường xuyên hoặc do đặc thù công việc cần phải di chuyển, đứng, ngồi nhiều cũng là những nguyên nhân gây nên các triệu chứng đau cơ chân.
Khi bị căng cơ chân, vùng đùi hoặc bắp chân của bạn sẽ bị bầm tím, sưng tấy và có cảm giác đau đớn, căng tức. Những cơn đau sẽ tăng dần lên khi bạn thực hiện các hoạt động chân như kiễng chân, đi, đứng hoặc thậm chí là chạm nhẹ vào chân. Lúc này, bạn cần nhanh chóng thực hiện các biện pháp làm giảm căng cơ chân để kịp thời làm giảm cơn đau khó chịu này.

Căng cơ tay

Căng cơ bắp tay cũng là một trong những tình trạng căng cơ thường gặp. Thông thường, người bị căng cơ tay sẽ dễ dàng cảm nhận được một số triệu chứng như: đau nhói vùng bắp tay, bầm tím, chuột rút, vai và khuỷu tay yếu hơn bình thường khi thực hiện các vận động tay như xoay cổ tay, cầm nắm vật nặng,...
Phân loại căng cơ theo vị trí như thế nào?
Căng cơ tay phần lớn sẽ phát sinh từ các chấn thương do tập luyện thể chất. Tuy nhiên trong một số trường hợp, nguyên nhân của triệu chứng căng cơ bắp tay có thể xuất phát từ tư thế nằm ngủ đè ép tay, mệt mỏi quá độ,... Ngoài ra, cơ bắp tay bị căng thường gặp ở các đối tượng như trẻ nhỏ, thanh thiếu niên cũng là do tác dụng phụ sau khi tiêm vacxin.

Căng cơ cổ

Thêm một tình trạng căng cơ thường gặp đó là căng cơ cổ. Khi bị căng cơ cổ, người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc xoay hoặc nghiêng cổ và đầu.
Phân loại căng cơ theo vị trí như thế nào?
Căng cơ cổ xảy ra có thể là do những thói quen không lành mạnh như cúi đầu để sử dụng các thiết bị điện tử trong thời gian dài, hút thuốc lá, lười vận động,... Thậm chí, áp lực công việc hay ngay cả thói quen nằm đọc sách trên giường cũng là những nguyên nhân làm cơ vùng cổ của bạn bị căng.
Đôi khi, căng cơ cổ cũng là dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp phải những loại bệnh liên quan đến xương khớp như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm,... Khi đó, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị bệnh lý kịp thời.

Khi bị căng cơ nên làm gì để giảm cảm giác đau nhức?

Như KATA đã đề cập, các triệu chứng căng cơ sẽ làm bạn cảm thấy đau nhức, khó chịu, đồng thời cũng ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày của bạn. Do đó, bạn cần chủ động tìm hiểu trước về các biện pháp khắc phục tình trạng căng cơ. Vậy bị căng cơ nên làm gì để có thể giảm cảm giác đau nhức, cũng như hạn chế các tổn thương nghiêm trọng liên quan?
Dưới đây là một số bài tập mà bạn có thể tham khảo để thực hiện nhằm làm giảm các cơn đau do căng cơ:

Bài tập ngồi nhón gót

Đây là cách chữa đau cơ chân vô cùng hiệu quả, giúp làm giảm các cơn đau do căng cơ chân gây ra. Ngồi nhón gót là bài tập phù hợp cho tất cả những ai đang bị căng cơ chân, bất kể bạn là nam hay nữ, người già hay những vận động viên chuyên nghiệp,...
Khi bị căng cơ nên làm gì để giảm cảm giác đau nhức?
Bạn có thể thực hiện bài tập ngồi nhón gót tại nhà theo những bước như sau:
  • Bước 1: Ngồi thẳng lưng ở trên sàn, hai chân ép sát vào nhau và duỗi thẳng;.

  • Bước 2: Bắt đầu co chân trái của bạn lên, giữ bàn chân nằm thẳng trên sàn;

  • Bước 3: Cúi người xuống và dùng hai tay nắm giữ mũi bàn chân phải rối kéo về phía trước ngực. Giữ tư thế này từ 10 đến 15 giây;

  • Bước 4: Thực hiện đổi bên với chân còn lại.
Bạn cũng có thể sử dụng một dải khăn vừa đủ dài để luồng qua lòng bàn chân thay vì dùng hai tay để nắm như bước 3.

Bài tập căng gân đứng

Bài tập căng gân đứng mà KATA sắp sửa giới thiệu là cách chữa căng cơ bắp chân hiệu quả có tác động trực tiếp vào cơ gân kheo - cầu nối giữa xương ngồi với xương cẳng chân. Bạn có thể thực hiện cách giảm căng cơ bắp chân này tại nhà hoặc ở bất cứ đâu để hỗ trợ đánh bay tình trạng căng cứng cơ bắp chân một cách nhanh chóng.
Khi bị căng cơ nên làm gì để giảm cảm giác đau nhức?
Các bước thực hiện bài tập này như sau:
  • Bước 1: Chân phải đứng thẳng, gót chân còn lại đặt lên ghế hoặc bất cứ một vật thể khác như viên gạch,... Cố gắng giữ thẳng đầu gối ở cả hai chân;

  • Bước 2: Đưa thẳng hai tay lên cao, ép sát tay vào tai của bạn để giữ cho lưng luôn được thẳng.

  • Bước 3: Bắt đầu từ từ cúi toàn bộ phần thân trên hướng về phía mũi chân trái đang đặt trên ghế, bạn sẽ cảm nhận được nhóm cơ gân kheo sau đùi căng ra;

  • Bước 4: Giữ nguyên tư thế từ 10 đến 20 giây rồi trở về tư thể đứng thẳng hai chân ban đầu. Lặp lại động tác này khoảng 5 lần cho mỗi bên chân.

Bài tập giãn cơ đùi trước

Bài tập giãn cơ đùi trước chính xác là câu trả lời cho câu hỏi “làm thế nào để hết căng cơ chân”. Bài tập đơn giản này sẽ xua tan mọi cơn nhức mỏi cơ bắp chân đang làm bạn khó chịu ngay tức thì.
Khi bị căng cơ nên làm gì để giảm cảm giác đau nhức?
Giãn cơ đùi trước nên được thực hiện theo thứ tự các bước như sau: 
  • Bước 1: Đứng thẳng người và thả lỏng hai tay;

  • Bước 2: Bạn nên dùng tay trái để nắm vào cột hoặc bất cứ một vật cố định nào trong tầm với để giữ thăng bằng khi mới bắt đầu tập bài tập này. Nếu khả năng thăng bằng của bạn đã ổn định, bạn có thể bỏ qua bước này để thực hiện tiếp bước 3 dưới đây;

  • Bước 3: Tay phải nắm lấy bàn chân phải và kéo lên cao sao cho gót chân của bạn chạm vào mông;

  • Bước 4: Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 20 giây rồi đổi bên và lặp lại các bước tương tự.

Bài tập giãn cơ đùi sau

Bài tập giãn cơ đùi sau cũng là một cách làm xứng đáng đưa vào “phần còn thiếu” trong câu trả lời cho câu hỏi “bị căng cơ bắp chân nên làm gì”. Cách giảm đau cơ chân này sẽ giúp cho cơ đùi sau của bạn được thư giãn tối đa, từ đó góp phần hạn chế các biến chứng khác liên quan đến cơ đùi.
Khi bị căng cơ nên làm gì để giảm cảm giác đau nhức?
Các bước thực hiện bài tập giãn cơ đùi sau đúng chuẩn theo quy trình giảm đau khi bị căng cơ chân cụ thể là:
  • Bước 1: Ngồi trên sàn nhà, chân phải đưa thẳng, đồng thời gập chân trái;

  • Bước 2: Từ từ cúi người cho đến khi hai tay chạm và đầu các ngón chân phải;

  • Bước 3: Giữ tư thế này trong 20 giây rồi đổi bên và lặp lại các bước tương tự cho chân trái.

Trong trường hợp bạn không thể chạm tới các ngón chân của mình, hãy cứ tiếp tục giữ thẳng chân và cố gắng vươn xa hết mức có thể nhé!

Bài tập giãn cơ cổ tay

Các bài tập mà KATA đã giới thiệu ở trên sẽ giúp bạn đánh tan mọi tình trạng căng cơ phần chân của bạn. Vậy trong trường hợp bị căng cơ tay thì sao? Căng cơ tay làm sao hết?
Khi bị căng cơ nên làm gì để giảm cảm giác đau nhức?
Bạn đừng lo, vì đã có bài tập giãn cơ cổ tay tối ưu cho mọi tình trạng căng cơ tay khó chịu mà bạn có thể thực hiện ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Khi bị căng cơ tay, bạn có thể thực hiện các bước giãn cơ đơn giản như sau:
  • Bước 1: Duỗi thẳng tay trái ra phía trước mặt và hướng các ngón tay lên trên, vuông góc với cẳng tay;

  • Bước 2: Dùng các ngón tay phải nắm lấy bàn tay trái và kéo về sau cho tới khi cảm nhận được phần cổ tay của bạn đang căng ra;

  • Bước 3: Giữ nguyên như vậy trong 20 giây. Đổi tay và thực hiện các bước tương tự.

Bài tập giãn cơ bắp tay

Các cơn đau do căng cơ bắp tay sẽ nhanh chóng thuyên giảm khi bạn thực hiện cách chữa căng cơ tay toàn diện ngay sau đây!
Khi bị đau cơ tay trước, bạn có thể thực hiện bài tập giãn cơ bắp tay theo những bước dưới đây:
  • Bước 1: Bạn hãy ngồi trên sàn và gập nhẹ đầu gối, để toàn bộ bàn chân tiếp xúc với mặt sàn;

  • Bước 2: Chống hai tay phía sau lưng sao cho lòng bàn tay úp xuống sàn và các ngón tay quay ngược với cơ thể;

  • Bước 3: Từ từ trượt mông về phía bàn chân cho đến khi cảm nhận các bó cơ bắp tay trước, vai và ngực được căng ra;

  • Bước 4: Giữ tư thế trên trong 20 giây, sau đó thả lỏng và lặp lại các bước trên khoảng 5 lần.
Khi bị căng cơ nên làm gì để giảm cảm giác đau nhức?
Trong trường hợp bạn bị đau cơ tay sau thì hãy thực hiện bài tập giãn cơ với các bước sau:
  • Bước 1: Giữ thẳng lưng rồi đưa 2 tay qua đầu, đặt chéo nhau;

  • Bước 2: Dùng tay trái kéo khuỷu tay phải về phía bên trái cho đến khi cảm nhận được cơ bắp tay phải và cơ vai căng lên;

  • Bước 3: Giữ nguyên động tác trong 20 giây. Thực hiện tương tự với khuỷu tay trái bằng các bước tương tự ở trên.

Một số phương pháp bổ sung giúp giảm căng cơ

Ngoài những bài tập giãn cơ nói trên, bạn cũng có thể tham khảo và thực hiện một số phương pháp bổ sung khác để hỗ trợ làm giảm các cơn đau do căng cơ gây ra. Dưới đây là một số phương pháp bổ trợ tiêu biểu giúp giảm căng cơ mà KATA muốn gửi đến bạn:

Các phương pháp chườm

Phương pháp chườm là cách giảm đau nhức cơ bắp tiêu biểu, hỗ trợ giảm sưng tấy hiệu quả và giúp cho các tổn thương cơ bắp nhanh chóng phục hồi.
Bạn có thể sử dụng một chiếc khăn mỏng rồi bọc đá lạnh lại, sau đó chườm nhẹ lên các vùng cơ bị căng cứng, đau nhức khoảng 10 phút liên tục. Để tăng hiệu quả giảm đau của phương pháp này, bạn nên thực hiện chườm lạnh khoảng 3 - 4 lần mỗi ngày và cách đều 4 tiếng mỗi lần, lặp lại cho những ngày kế tiếp cho đến khi hết đau.
Một số phương pháp bổ sung giúp giảm căng cơ
Tuy phương pháp chườm nói chung là một cách làm hỗ trợ giảm đau cơ hiệu quả, nhưng bạn chỉ nên thực hiện chườm lạnh và không nên chườm nóng hoặc dùng rượu để xoa bóp vào vùng cơ bị đau. Bởi khi bạn tác động nhiệt nóng lên các cơ thì sẽ khiến cho dây chằng tại đó bị xơ chai khiến các cơ trở nên yếu hơn, rất khó để phục hồi và còn có nguy cơ bị chấn thương nặng hơn khi hoạt động mạnh trở lại.

Hạn chế vận động cơ bắp quá sức

“Nên nghỉ ngơi và hạn chế vận động cơ bắp quá sức” chính là câu trả lời chuẩn xác nhất cho câu hỏi “bị căng cơ nên làm gì?”.
Một số phương pháp bổ sung giúp giảm căng cơ
Trong khoảng thời gian bị căng cơ, bạn nên hạn chế sử dụng sức lực cơ bắp quá mức để tránh khiến cho tình trạng chấn thương thêm nghiêm trọng. Thay vào đó, bạn nên từ từ thực hiện các vận động nhẹ nhàng, hoặc tập các bài yoga đơn giản để không khiến cho các cơ bắp bị yếu đi do nghỉ ngơi quá lâu. Điều này đồng thời cũng có thể giúp bạn đẩy nhanh tốc độ hồi phục chấn thương tại những vùng cơ bị căng cứng.

Sử dụng máy massage chuyên dụng giảm căng cơ

Phương pháp bổ sung tối ưu nhất mà KATA Tech nghĩ bạn nên tìm hiểu nếu không biết phải làm gì khi bị căng cơ đó chính là sử dụng các thiết bị massage chuyên dụng để hỗ trợ làm giảm căng cơ.
Các dòng máy massage giảm đau cơ đến từ thương hiệu SKG chính là điều mà bạn đang tìm kiếm khi muốn chăm sóc sức khỏe cơ bắp của chính mình. Với mẫu mã đa dạng cùng những tính năng vượt trội, các sản phẩm massage giảm đau cơ SKG chắc chắn sẽ đáp ứng được mọi nhu cầu chữa căng cơ bắp dành cho bạn.
Một số phương pháp bổ sung giúp giảm căng cơ
Trong đó, máy massage cầm tay SKG sẽ làm bạn hài lòng khi được thiết kế thông minh để phù hợp với mọi vị trí đau nhức trên cơ thể. Khối lượng nhỏ gọn cùng tính năng massage vượt trội của các sản phẩm massage cầm tay SKG sẽ giúp bạn đập tan mọi cơn đau nhức cơ khó chịu. Cùng với đó, khả năng trang bị chức năng chườm nhiệt của những thiết bị SKG này sẽ hỗ trợ xoa bóp thư giãn và cho bạn một cuộc sống hạnh phúc hơn.
Bạn có thể tham khảo các dòng máy massage cầm tay mini như máy massage cổ cầm tay SKG G7 PRO-E, súng massage toàn thân cầm tay SKG F7-E, máy massage cổ cầm tay SKG P7 PRO,... để làm giảm đau do căng cơ.
Ngoài những thiết bị massage cầm tay kể trên, thương hiệu SKG cũng rất tinh tế khi thiết kế và cho ra đời những dòng sản phẩm đai massage giúp làm giảm đau cơ trên diện rộng. Tiêu biểu cho các đai massage SKG có thể kể đến bộ đai massage chân SKG BM3-E. Không những dùng được cho vùng chân, SKG BM3-E còn sử dụng được cho cả bắp tay của bạn, giúp cho toàn bộ các cơ tay và chân của bạn hết căng cứng nhanh chóng.
Một số phương pháp bổ sung giúp giảm căng cơ
Các thiết bị massage giảm đau cơ cầm tay mini và cả đai massage SKG BM3-E này chắc chắn sẽ là phương pháp tối ưu giúp bạn giải quyết nỗi băn khoăn “bị căng cơ nên làm gì”.

Tổng kết

KATA Technology đã vừa tổng hợp và giải đáp cho bạn câu hỏi “bị căng cơ nên làm gì?” qua bài viết ngày hôm nay. Hy vọng rằng, sau khi bạn áp dụng những bài tập và các phương pháp bổ trợ mà KATA đã chia sẻ ở trên thì tình trạng căng cơ của bạn sẽ nhanh chóng tan biến, trả lại cho bạn một sức khỏe và cuộc sống bình thường.
Thêm vào đó, nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng một thiết bị massage SKG chuyên dụng để giảm đau cơ, hay đơn giản muốn mua làm quà tặng cho những người thân yêu của bạn, đừng ngần ngại liên hệ ngay với KATA Technology để được tư vấn và hỗ trợ giao hàng nhanh nhất nhé!
0353697777
Yêu cầu tư vấn