Bị đau lưng dưới biểu hiện như thế nào? Nguyên nhân và cách điều trị

Tác giả:
Ngày đăng: 03/08/2023
Cập nhật: 08/08/2023

Đau lưng dưới hay còn gọi là đau thắt lưng cột sống là bệnh lý rất thường gặp, nhất là ở những người thường xuyên phải ngồi làm việc, hoặc làm các công việc phải mang vác nặng. Tuy là tình trạng phổ biến nhưng để có thể hiểu rõ nguyên nhân cũng như hướng điều trị phù hợp thì lại rất ít người biết. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các biểu hiện khi bị đau lưng dưới, nguyên nhân và cách điều trị tình trạng này.

Bị đau lưng dưới là bệnh phổ biến hiện nay

Cách nhận biết bị đau lưng dưới

Các biểu hiện khi bị đau lưng dưới thường xuất hiện đột ngột, có thể tự mất đi hoặc dai dẳng gây nhiều phiền toái cho người bệnh.

Dưới đây là các triệu chứng khi đau thắt lưng dưới:

Có một số triệu chứng mà bạn có thể gặp khi xuất hiện cơn đau mỏi ở vùng lưng dưới:

  • Đau âm ỉ ở vùng dưới thắt lưng.

  • Đau nhói, nóng rát: Đau nhói ở vùng thắt lưng kết hợp với nóng rát ở vùng đùi. 

  • Đau lan xuống cẳng chân hoặc bàn chân: Cơn đau thắt lưng dưới có thể lan xuống cẳng chân hoặc bàn chân, đi kèm với tình trạng tê hoặc ngứa ran.

  • Cơ thắt cơ và căng tức: Vùng thắt lưng, xương chậu và hông có thể bị căng tức và cơ bắp co thắt.

  • Đau tăng khi ngồi hoặc đứng lâu: Cơn đau thắt lưng dưới thường trở nên dữ dội hơn khi bạn ngồi hoặc đứng trong thời gian dài.

  • Khó đứng thẳng hoặc đi bộ: Cơn đau có thể khiến bạn gặp khó khăn khi đứng thẳng hoặc đi bộ. Thay đổi các tư thế khi đi đứng, ngồi hay nằm cũng có thể làm giảm đau một chút.

    Một số dấu hiệu nhận biết bị đau lưng dưới

Độ tuổi nào thường bị đau lưng dưới?

Hiện nay tình trạng đau thắt lưng dưới đang có xu hướng gia tăng và xuất hiện ở gần như mọi lứa tuổi cũng như nhóm công việc, ngành nghề. Có thể kể đến như:

  • Độ tuổi từ 30-50 tuổi (quá trình lão hoá gây nên các hệ luỵ về xương khớp).

  • Học sinh mang balo quá nặng.

  • Nhân viên văn phòng, do tính chất công việc ngồi liên tục, ít vận động.

  • Người làm công việc nặng nhọc, bê vác đồ nặng.

  • Người thừa cân, béo phì.

  • Người mắc chứng trầm cảm, rối loạn lo lắng.

  • Người thường xuyên sử dụng rượu bia, hút thuốc lá lâu năm.

Mang vác nặng cũng có thể gây ra đau lưng dưới

Tình trạng đau lưng dưới còn được chia thành các dạng tuỳ vào cấp độ đau và thời gian bị đau:

  • Đau lưng cấp tính: Đau dưới 6 tuần.

  • Đau lưng bán cấp: Đau từ 6 - 12 tuần.

  • Đau mạn tính: Từ 12 tuần trở lên.

Nguyên nhân nào dẫn đến đau lưng dưới?

Có khá nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến đau thắt lưng dưới. Cụ thể là:

Cột sống lưng bị thoái hóa

Thoái hóa cột sống thắt lưng gây đau âm ỉ vùng lưng dưới, tăng đau khi vận động đặc biệt khi cúi người, bưng đồ nặng hoặc đứng/ngồi lâu. Thoái hóa khớp liên mấu có thể gây đau lưng dưới gần mông, đùi, bắp chân, thậm chí lan xuống bàn chân và cảm giác tê bì, châm chích.

Cột sống lưng bị thoái hóa dẫn đến đau lưng dưới

Thoát vị đĩa đệm

Nguyên nhân thường gặp gây đau vùng lưng dưới là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Đây là bệnh lý do lớp nhân nhầy tràn ra ngoài đĩa đệm, chèn ép dây thần kinh, gây ra bệnh rễ thần kinh. Thoát vị đĩa đệm xảy ra cả ở người cao tuổi và trẻ tuổi.

Thoát vị đĩa đệm gây đau lưng dưới

Ống sống bị hẹp

Hẹp ống sống là tình trạng ống sống bị thu hẹp, gây chèn ép tủy sống và rễ thần kinh. Phổ biến ở người trên 50 tuổi. Triệu chứng bao gồm đau vùng lưng dưới, tăng khi vận động như đi bộ lâu, cúi người, bưng đồ nặng. Cơn đau có thể âm ỉ và biến đổi nhanh. Người bệnh có triệu chứng chèn ép rễ thần kinh như tê, đau rát vùng mông, đùi, chân và giảm cảm giác, yếu vùng chân.

Ống sống bị hẹp gây đau lưng dưới

Loãng xương

Người mắc loãng xương, đặc biệt là phụ nữ sau mãn kinh, người già và những người suy dinh dưỡng, dễ bị gãy xương do những tác động nhẹ như ngã, vấp ngã hoặc nâng vật nặng. Đau lưng dưới do gãy xương có thể xuất hiện sau các tác động nhỏ, và triệu chứng bao gồm đau cấp tính hoặc đau mạn tính ở vùng lưng, khó khăn trong việc cử động, và giới hạn hoạt động hàng ngày. 

Loãng xương gây đau lưng dưới

Do đau thắt lưng

Vùng lưng dưới gồm đĩa đệm, đốt ống và hệ thống gân cơ, dây chằng. Đau thắt lưng không đặc hiệu thường do căng cơ cạnh sống, không liên quan đến thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống, gãy xẹp đốt sống, viêm nhiễm hoặc ung thư di căn.

Người bị đau lưng thường cảm thấy đau âm ỉ ở vùng lưng dưới sau chấn thương nhẹ hoặc lặp lại một động tác gây áp lực lên vùng lưng dưới. Cơn đau thường gia tăng khi cử động và giảm khi nghỉ ngơi.

Đau lưng dưới do đau thắt lưng

Ảnh hưởng từ chấn thương

Chấn thương khi tập thể dục, vận động hàng ngày có thể gây đau lưng dưới. Có thể là đau nhẹ không đặc hiệu do căng cơ hoặc nghiêm trọng hơn như thoát vị đĩa đệm hoặc gãy đốt sống. Gây chèn ép dây thần kinh, làm đau lưng và đau thần kinh tọa. Trường hợp nguy hiểm có thể gây chèn ép tủy sống, cần can thiệp cấp cứu.

Đau lưng dưới ảnh hưởng từ chấn thương

Ảnh hưởng từ các bệnh lý khác

Ngoài những nguyên nhân phổ biến trên thì còn một số nguyên nhân ít gặp hơn:

  • Đau lưng dưới có thể là dấu hiệu của các vấn đề về thận như sỏi thận hoặc sỏi niệu quản, kèm triệu chứng tiểu tiện như tiểu lắt nhắt, tiểu đau, tiểu ra máu.

  • Đau lưng dưới kèm đau bụng dưới, sốt, buồn nôn, có thể bị viêm ruột thừa.

  • Tình trạng viêm tụy thường có biểu hiện đau vùng thượng vị và nôn nhiều, nhưng cũng có thể gây đau lưng dưới.

  • Đau lưng dưới kèm kinh nguyệt không đều và chảy máu âm đạo có thể liên quan đến bệnh phụ khoa như viêm âm đạo hoặc viêm cổ tử cung.

Một số bệnh lý khác gây ra đau lưng dưới

Các cách điều trị đau thắt lưng dưới hiện nay

Dưới đây là một số phương pháp phổ biến hiện nay để điều trị đau thắt lưng dưới:

Sử dụng thuốc điều trị tại nhà

Khi gặp cơn đau cơ vùng lưng dưới, bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn (OTC) như Aspirin, Ibuprofen, Naproxen, Acetaminophen... Nếu những loại thuốc này không giúp giảm đau, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và kê đơn một số loại thuốc như:

  • Thuốc chống động kinh.

  • Thuốc giãn cơ.

  • Thuốc kháng viêm không steroid.

  • Steroid.

  • Corticosteroid tiêm tĩnh mạch.

Điều trị đau lưng bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Khi tự điều trị bằng thuốc tại nhà cần tuyệt đối tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ kê đơn để tránh tình trạng xảy ra các vấn đề không mong muốn. Ngoài ra những thuốc giảm đau chỉ có tác dụng tạm thời, nếu hết tác dụng thuốc mà cơn đau không thuyên giảm cần đến trung tâm y tế để được thăm khám và tư vấn hướng điều trị phù hợp khác.

Phẫu thuật

Phẫu thuật là cần thiết cho trường hợp nghiêm trọng, nhưng nó có nhiều rủi ro và chi phí cao. Nên cân nhắc trước khi quyết định phẫu thuật và ưu tiên các phương pháp điều trị bảo tồn để tránh những rủi ro khi can thiệp xâm lấn.

Phẫu thuật điều trị lưng dưới

Vật lý trị liệu

Các phương pháp vật lý trị liệu như liệu pháp nhiệt, sóng âm, siêu âm, ánh sáng, kích thích điện, cũng như nắn hoặc xoa bóp khớp, đều có thể cải thiện tình trạng đau cơ lưng dưới. Bên cạnh đó, các bài tập vật lý trị liệu – phục hồi chức năng, sẽ được bác sĩ đề xuất dựa trên tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân, nhằm hỗ trợ và đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Vật lý trị liệu giảm đau lưng

Tổng kết

Bị đau lưng dưới là tình trạng phổ biến và rất dễ bắt gặp người đau thắt lưng dưới. Tuy nhiên không vì thế mà chúng ta được chủ quan và lờ đi những dấu hiệu cảnh báo đau lưng dưới làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống sinh hoạt cũng như công việc của mình. Qua bài viết trên, KATA Tech mong rằng với những chia sẻ đó sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết về tình trạng đau lưng dưới và tìm được cách điều trị thích hợp nhất.

xem thêm
Mẹo bảo vệ mắt khi dùng máy tính để tránh cận thị mà bạn cần biết

0353697777
Yêu cầu tư vấn