Giải đáp nhanh bị rạn da màu đỏ có tự hết không?
Rạn da màu đỏ là hiện tượng nhiều người gặp phải. Nguyên nhân gây rạn da màu đỏ là gì và cách khắc phục ra sao? Bị rạn da màu đỏ có tự hết không? Cùng KATA Technology tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây!
Nguyên nhân bị rạn da do đâu?
Rất nhiều người lo lắng, kém tự tin khi bị rạn da đỏ. Không chỉ gây mất thẩm mỹ, rạn da màu đỏ còn là vết sẹo khiến bạn nản lòng và đau đầu mỗi khi lựa chọn trang phục. Vậy nguyên nhân bị rạn da do đâu?
Tăng cân quá nhanh
Nếu cân nặng của bạn tăng nhanh chóng, đột ngột trong khoảng thời gian ngắn thì sẽ gặp tình trạng rạn da. Điều này xảy ra bởi cấu trúc collagen và elastin bị phá vỡ, da bị kéo dãn bất ngờ để kịp thích ứng, dẫn đến rạn da đỏ. Rạn da chủ yếu ở vùng bụng, đùi, bắp tay.
Trong tuổi dậy thì
Tuổi dậy thì là cột mốc phát triển quan trọng với mỗi người. Ở giai đoạn này, cơ thể có nhiều sự thay đổi cả bên trong lẫn bên ngoài. Việc phát triển nhanh khiến các vết rạn đỏ xuất hiện nhiều và là hiện tượng phổ biến, không nguy hiểm. Vậy rạn da tuổi dậy thì có hết không? Câu trả lời là có! Cha mẹ hãy cho trẻ sử dụng các thực phẩm giàu vitamin để tái tạo độ đàn hồi của da.
Phụ nữ đang mang thai
Khi mang thai, các chị em sẽ tăng cân nhanh chóng cùng sự phát triển của em bé. Cơ quan trong cơ thể như tử cung sẽ lớn hơn theo kích cỡ của bé, các vùng da bụng, đùi bị kéo căng dẫn đến xuất hiện các vết rạn đỏ trên người mẹ đặc biệt từ tháng 4 của thai kỳ trở đi.
Tập luyện quá mức
Rạn da màu đỏ xuất hiện ở những người tập luyện thể thao quá mức như gym, thể hình. Do cơ thể to lên nhanh chóng, các cơ bắp phát triển mạnh nên đã phá vỡ cấu trúc mô da, dẫn đến rạn da.
Nguyên nhân bị rạn da khác
Ngoài những nguyên nhân kể trên thì rạn da đỏ còn do:
-
Nâng ngực, do thay đổi kích cỡ ngực đột ngột dẫn đến rạn da vùng ngực
-
Lạm dụng corticosteroid để ức chế miễn dịch trong thời gian dài khiến da mỏng hơn, dễ tổn thương và xuất hiện rạn da
-
Các vấn đề về sức khoẻ như mắc bệnh tiểu đường, Ehlers-Danlos, Cushing,...
-
Do yếu tố di truyền
2 phút giải đáp: Bị rạn da màu đỏ có tự hết không?
“Bị rạn da màu đỏ có tự hết không?” hay “rạn da có tự hết không?” là những thắc mắc của rất nhiều người. Để trả lời được câu hỏi này, trước hết chúng ta hãy tìm hiểu về rạn da và rạn da đỏ.
Rạn da xuất hiện khi cơ thể bị dãn nhanh đột biến, các collagen bị đứt gãy và các cấu trúc nâng đỡ da bị tổn thương. Rạn da đỏ được xem là một dạng sẹo dưới da, khi mới hình thành chúng mang màu của mạch máu và là tình trạng hết sức bình thường. Qua thời gian, các vết rạn sẽ chuyển sang màu trắng nên bạn không cần quá lo lắng.
Về nghiên cứu theo khoa học, các vết rạn trên da sẽ không tự hết bởi chúng đã bị tổn thương và không có khả năng phục hồi. Tuy nhiên, các vết rạn lâu ngày sẽ “già đi” chúng sẽ mờ dần, thay đổi màu và về với giống màu da thông thường. Nếu phát hiện sớm và sử dụng đúng các biện pháp thì có thể cải thiện được rạn da đỏ.
Tham khảo cách hết rạn da đỏ nhanh nhất
Mặc dù qua thời gian, rạn da sẽ biến mất dần nhưng đây là vấn đề khiến rất nhiều người phiền não. Để hết rạn do đỏ nhanh nhất, có rất nhiều cách để bạn tham khảo. Bạn có thể áp dụng các phương pháp giúp giảm rạn da tại nhà hoặc đến các cơ sở thẩm mỹ, spa, bệnh viện để điều trị. Dưới đây là một số cách hết rạn da:
Kem dưỡng
Bạn có thể làm mờ vết rạn da đỏ nhờ sử dụng đều đặn kem dưỡng, lotion dưỡng hay hay các loại gel có thành phần tự nhiên từ vitamin và hoạt chất AHA. Việc dùng kem dưỡng sẽ giúp da bạn được cấp ẩm đầy đủ, từ đó cải thiện sự đàn hồi, mờ vết rạn cũ và ngăn xuất hiện vết rạn mới. Đây là cách trị rạn da sau khi giảm cân được nhiều người áp dụng.
Nếu chọn dùng kem dưỡng làm giải pháp phục hồi cho làn da thì bạn cần lưu ý:
-
Chỉ phù hợp và hiệu quả với vết rạn da đỏ mới hình thành
-
Kết hợp massage để các dưỡng chất thấm sâu vào dưới da
-
Dùng đều đặn và kiên trì mới có hiệu quả
-
Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, đặc biệt với phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú
-
Người có da nhạy cảm, kích ứng, cần tìm hiểu kỹ thành phần trước khi sử dụng để không khiến vết rạn do trở nên nặng hơn.
Thuốc trị rạn da
Một phương pháp giúp giảm vết rạn da đỏ chính là sử dụng thuốc kê đơn của bác sĩ có hai thành phần chính là Axit hyaluronic, Retinol và Tretinoin. Hai thành phần này khiến các vết rạn mờ dần. Lưu ý rằng phương pháp này chỉ hiệu quả cho các vết rạn mới, với các vết rạn lâu năm thì hiệu quả không cao.
Bạn chỉ nên sử dụng thuốc trị rạn da khi có sự thăm khám kĩ càng và được bác sĩ tư vấn, kê đơn. Với người có làn da nhạy cảm, việc sử dụng các loại thuốc có thành phần đặc biệt để trị rạn da cần hết sức lưu ý. Nếu bạn dùng không đúng cách, dùng sai liều lượng sẽ khiến da tổn thương nghiêm trọng như: kích ứng, mẩn đỏ, nóng rát và da bị bào mòn.
Bã cà phê
Sử dụng bã cà phê để điều trị rạn da được xem là một trong những cách trị rạn da cho người béo, cho bà bầu rất được ưa chuộng. Cà phê là thành phần từ thiên nhiên và khá lành tính, nên chị em có thể sử dụng chúng để dưỡng da, làm mờ vết rạn đỏ trên da do tăng cân nhanh chóng.
Trong cà phê có chứa cafein giúp kích thích lưu thông mạch máu, khiến da khoẻ hơn, kích thích tái tạo làn da mới. Có 2 cách để dùng bã cà phê giảm rạn da đỏ:
Bã cà phê và nước ấm đơn giản tại nhà
-
Bước 1: Cho bã cà phê vào bát nhỏ cùng một ít nước ấm và hoà tan hỗn hợp này cho đến khi chúng sánh lại
-
Bước 2: Vệ sinh vùng da bị rạn đỏ sạch sẽ, để khô
-
Bước 3: Lấy tay thoa đều hỗn hợp cà phê vào vùng bị rạn da, massage nhẹ nhàng trong 10-20 phút để các dưỡng chấm được thấm sâu vào da
-
Bước 4: Giữ nguyên cho đến khi hỗn hợp trên da khô lại
-
Bước 5: Dùng khăn hoặc vải mềm nhúng nước ấm, lau sạch hỗn hợp trên da hoặc tắm lại
-
Bước 6: Kết hợp thoa kem dưỡng ẩm lên vùng da mới đắp bã cà phê để nâng cao hiệu quả làm mờ vết rạn da đỏ
Bã cà phê kết hợp cùng lô hội
-
Bước 1: Rửa sạch lá nha đam, lấy phần trong suốt bên trong
-
Bước 2: Trộn đều phần nha đam cùng bã cà phê theo tỷ lệ 1:1 đến khi hỗn hợp sánh lại
-
Bước 3: Làm sạch vùng da bị vết rạn đỏ cần điều trị
-
Bước 4: Thoa đều vào massage nhẹ nhàng hỗn hợp nha đam, cà phê lên vùng da bị rạn trong 20 phút
-
Bước 5: Để hỗn hợp khô tự nhiên và làm sạch vùng da bị rạn đỏ
Bạn hãy duy trì đều đặn phương pháp này tối thiểu 1-2 lần một tuần để đạt được hiệu quả mong muốn nhé!
Hỗn hợp gel nha đam và vitamin E
Nha đam có chứa nhiều vitamin, nước và các khoáng chất có lợi cho làn da của bạn. Dùng nha đam kết hợp với vitamin E sẽ mang lại hiệu quả dưỡng ẩm, giảm rạn da đỏ một cách rõ rệt.
Các bước thực hiện:
-
Bước 1: Tách viên vitamin E để lấy dung dịch bên trong
-
Bước 2: Trộn đều dung dịch vitamin E cùng hai thìa cà phê và gel nha đam cho đến khi sệt lại
-
Bước 3: Làm sạch vùng da bị rạn đỏ
-
Bước 4: Thoa đều hỗn hợp trên lên vùng da bị rạn và massage nhẹ nhàng khoảng 20 phút để thẩm thấu vào da và rửa sạch bằng nước ấm
Thực hiện đều đặn 1 - 2 lần/ngày để thấy hiệu quả giảm mờ vết rạn da đỏ rõ rệt bạn nhé
Lòng trắng trứng
Lòng trắng trứng được xem là một phương pháp trị rạn da đỏ tự nhiên rất tốt bởi trứng chứa nhiều protein, collagen và axit amin. Các dưỡng chất này giúp tái tạo da, phục hồi làn da mịn màng và chống oxy hóa, tăng cường đàn hồi cho da.
Cách dùng lòng trắng trứng để trị rạn da đỏ như sau:
-
Bước 1: Tách lòng trắng và trộn với một lượng dầu oliu vừa đủ.
-
Bước 2: Đánh tan hỗn hợp lòng trắng trứng gà và dầu oliu
-
Bước 3: Sử dụng tay bôi hỗn hợp này lên vết rạn da đỏ và giữ nguyên trong 20 phút.
-
Bước 4: Rửa sạch da với nước ấm, dùng khăn mềm lau khô
-
Bước 5: Thoa một lượng kem dưỡng ẩm tự nhiên lên ở vùng da bị rạn và massage thêm. Thực hiện cách này 2-3 lần/tuần để đạt được hiệu quả mờ vết rạn nhanh nhất
Điều trị ngoại khoa
Bên cạnh các phương pháp kể trên, bạn có thể áp dụng điều trị ngoại khoa để giảm vết rạn da đỏ. Đây cũng là cách mà nhiều chị em áp dụng để mong muốn vết rạn da đỏ được loại bỏ nhanh nhất. Các biện pháp điều trị rạn da ngoại khoa:
Sử dụng kỹ thuật laser: ánh sáng laser sẽ tác động trực tiếp vào vùng da bị rạn để sản sinh các elastin và collagen giúp da đều màu, mờ vết rạn da đỏ đồng thời khiến da đàn hồi và săn chắc hơn.
Sử dụng kỹ thuật Excimer laser: là biện pháp kích thích giúp sản sinh melanin dưới da, các vết rạn do đỏ, tím sẽ biến đổi và về lại màu sắc vốn có của da.
Kỹ thuật peel da sinh học: là việc sử dụng các hoá chất có khả năng bào mòn để loại trừ lớp da đã bị đứt collagen, từ đó khiến da tái tạo chắc khoẻ hơn, thay thế vùng da đã bị tổn thương.
Kết luận
Qua bài viết trên, KATA Technology đã chia sẻ và giải đáp đến bạn câu hỏi “Bị rạn da màu đỏ có tự hết không?” cũng như các thông tin nguyên nhân, giải pháp khắc phục rạn da màu đỏ. Hy vọng bạn đã có cho mình những thông tin hữu ích để chăm sóc làn da mình bạn nhé!