Cảnh báo các vị trí đau lưng nguy hiểm cần đi khám ngay

Tác giả:
Ngày đăng: 11/01/2024
Cập nhật: 17/01/2024

Đau lưng dưới mọi hình thức đều là dấu hiệu cảnh báo về tổn thương trong cơ thể. Mỗi vị trí đau lưng sẽ là tín hiệu cho một bệnh lý riêng. Các vị trí đau lưng nguy hiểm sẽ được KATA Technology chia sẻ đến bạn qua bài viết dưới đây!
 

Các vị trí đau lưng nào nguy hiểm?

Các vị trí đau lưng nguy hiểm cần chú ý

Đau lưng là tình trạng thường gặp ở hầu hết mọi người. Các chuyên gia thống kê cho thấy, hơn 80% dân số ở độ tuổi trưởng thành mắc các triệu chứng đau lưng. Vậy nguyên nhân gây đau lưng từ đâu? Các vị trí đau lưng nguy hiểm phổ biến cụ thể là gì?

Đau tại vùng thắt lưng

Đau lưng tại vùng thắt lưng là vị trí đau phổ biến, nhiều người mắc phải. Vùng thắt lưng là vùng nào? Vùng thắt lưng là khu vực phía trên hông, nâng đỡ cột sống và sát vùng mông. Tình trạng đau thắt lưng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống. Nếu không điều trị sớm, người bệnh có thể đối mặt với các biến chứng nguy hiểm.
 

Đau thắt lưng thường gặp ở người lớn tuổi
 

Triệu chứng nhận biết đau tại thắt lưng.

Tuỳ vào nguyên nhân và sự nghiêm trọng, các triệu chứng đau thắt lưng có sự khác nhau:

  • Cơn đau lưng ở phía thắt lưng, phía gần mông.

  • Đau lan xuống ống chân và bàn chân. Có thể bị tê, mỏi, châm chích.

  • Có trường hợp đau khi vận động hoặc để yên cũng cảm thấy đau.

  • Cảm giác đau vùng thắt lưng thường rõ rệt khi người bệnh vận động nhiều, đặc biệt khi ngồi làm việc văn phòng, cúi, đứng lâu.

  • Có người bị đau nhiều về ban ngày, nếu đau nhiều về đêm có thể do bị viêm cột sống.

Nguyên nhân chi tiết dẫn đến đau thắt lưng.

  • Thoái hoá cột sống: do chịu lực nặng gây ra đau đớn âm ỉ, liên tục vùng thắt lưng. Khi cúi người, xoay hông thường đau nặng hơn. Điều này thường gặp ở người lớn tuổi, xương khớp đã có dấu hiệu lão hoá, loãng xương.

  • Thoát vị đĩa đệm thắt lưng: Đĩa đệm giúp chúng ta giảm áp lực lên cột sống, đĩa đệm bị thoái hoá sẽ chèn lực lên các dây thần kinh và gây đau lưng và các biểu hiện nghiêm trọng khác. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến đau thần kinh tọa, bên cạnh đau mỏi lưng, còn kéo theo triệu chứng châm chích, tê bì.

  • Viêm cột sống dính khớp: Đặc trưng của tổn thương vùng xương chậu và cột sống và khớp ở các chi.

  • Cong, vẹo cột sống do ngồi sai tư thế trong thời gian dài.

  • Cảnh báo các bệnh lý về thận như sỏi thận, sỏi tiết niệu, bàng quang, tiểu buốt,…Nếu đau thắt lưng kèm đau bụng dưới dữ dội có thể bị viêm ruột thừa, kèm đau bụng trên và nôn nhiều có thể do viêm tuỵ.

  • Bệnh lý phụ khoa ở nữ giới.

Đau phía trên

Đau lưng phía trên là cảm giác đau tức, khó chịu vùng lưng gần với ngực, vai, cổ. Dù không phổ biến bằng tình trạng đau lưng dưới nhưng đây cũng là vị trí đau khá nguy hiểm mà bạn cần để ý.
 

Đau lưng trên gần vùng cổ, vai

Triệu chứng đau lưng phía trên 

  • Đau tức, khó chịu phần lưng trên và cả vùng cổ vai gáy, bị đau cột sống lưng trên.

  • Tê bì, buồn ở tay.

  • Cơn đau lan sang cánh tay, ngực.

  • Đau đớn khi vận động nhiều hoặc phải thay đổi tư thế thường xuyên.

  • Đau nặng vào ban đêm và khi mới ngủ dậy bị cứng các chi.

Nguyên nhân đau lưng trên.

  • Do chấn thương.

  • Ngồi sai tư thế khi làm việc hoặc hoạt động cả ngày dài.

  • Các vấn đề về xương khớp vùng cổ vai gáy như: thoái hoá đốt sống cổ, thoái hoá đốt sống lưng.

  • Căng cơ, căng gân, viêm cơ, viêm gân.

  • Có thể do một số bệnh lý khác về phế quản và phổi.

Đau phía dưới

Cơn đau lưng phía dưới phổ biến ở người từ 35 đến 55 tuổi. Triệu chứng thường thấy là:

  • Đau, tức nhẹ đến nặng vùng lưng dưới.

  • Cơn đau lan dần sang đùi và vùng xương chậu.

  • Đau hơn khi di chuyển, cảm giác lưng bị hút chặt.

  • Đau tê, râm ran hoặc đau cứng thắt vùng lưng sát mông.

  • Các chi mất cảm giác, tê bì mạnh và có thể sưng tấy.

  • Cơn đau thường kéo dài vài tháng.

Hoạt động sai tư thế gây đau lưng dưới

Nguyên nhân thường thấy dẫn đến đau lưng dưới nguy hiểm là do:

  • Viêm cơ, viêm gân.

  • Thoái hoá đĩa đệm.

  • Viêm khớp, tràn dịch khớp, thoái hoá khớp.

  • Bệnh phụ khoa, bệnh về thận, tiết niệu.

  • Đau do vận động mạnh, quá mức hoặc sai lệch tư thế.

Đau 2 bên trái phải

Đau lưng bên phải và bên trái rất dễ nhận biết nhờ các triệu chứng:

  • Đau âm ỉ, đau như có vật nặng đè lên lưng hoặc đau dữ dội.

  • Cơn đau lan từ vùng này sang vùng khác.

  • Đau chủ yếu ở phía thắt lưng, eo hông, khu vực dưới mông và gần bả vai.

Nguyên nhân dẫn đến đau lưng bên trái và bên phải là do bị căng cơ, ngồi sai tư thế, vẹo lưng. Nếu như bạn bị đau lưng hai bên kèm theo triệu chứng tiểu buốt, tiểu máu, đi tiểu nhiều thì chính là cảnh báo bệnh viêm vùng chậu, viêm cầu thận, sỏi thận, nặng hơn là suy thận.

Đau lưng hai bên trái phải

Đau toàn bộ vùng lưng

Ở một số người bệnh, cơn đau lưng thường diễn ra nhưng không ở vị trí cụ thể. Người bệnh cảm thấy đau tức, khó chịu toàn bộ vùng lưng. Cơn đau có thể nhẹ và mạnh dần theo các thời điểm trong ngày, đau hầu hết tất cả các vị trí trên lưng, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt. Có một số người đối diện với tình trạng đau ê ẩm toàn bộ vùng lưng. Khi gặp cơn đau này, bạn cần theo dõi và đi khám cụ thể để tìm hiểu rõ nguyên nhân cũng như điều trị dứt điểm.
 

Đau lưng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

Các cấp độ đau lưng cảnh báo gì?

Đau lưng giờ đây là bệnh lý ngày càng trẻ hoá, đặc biệt với dân văn phòng thường xuyên ngồi lâu một tư thế. Căn bệnh tưởng như không nghiêm trọng nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống. Đau lưng được chia thành 3 cấp độ cơ bản sau:

Đau lưng cấp tính (đau lưng ngắn hạn)

Thời gian đau kéo dài từ 1 đến 4 tuần. Cơn đau cấp tính thường có xu hướng tự hết, không cần dùng thuốc điều trị bởi chúng bắt nguồn từ việc bê vác đồ nặng, ngồi sai tư thế hay tập luyện thể thao quá sức.

Đau lưng bán cấp (đau lưng trung hạn)

Cơn đau lưng dài hơn đau lưng cấp tính, thường trong thời gian từ 6 tháng đến 1 năm. Đau lưng bán cấp xảy ra ở nhiều vị trí lưng, cảnh báo cho nhiều căn bệnh khác nhau. Nguyên nhân cơn đau này thường khó xác định bởi đau lan rộng trong thời gian dài. Khi bị đau lưng bán cấp, bạn cần đến thăm khám trực tiếp tại bệnh viện để xác định rõ nguyên nhân và phương pháp điều trị phù hợp.
 

Đau lưng gây ra tê bì tay chân
 

Đau lưng mãn tính (đau lưng dài hạn)

Đau lưng mãn tính là cấp độ cao nhất của bệnh đau lưng. Người bệnh dường như phải gắn bó cả đời với căn bệnh này và bị tái đi tái lại thường xuyên. Cơn đau sẽ dữ dội nhất khi thời tiết thay đổi, vận động mạnh hoặc không làm gì cũng có cảm giác đau tức.

Như vậy, với 3 cấp độ kể trên, có thể thấy rằng đau lưng mãn tính là nguy hiểm nhất. Người bệnh cần thật sự để tâm đến tình trạng đau, lối sống sinh hoạt để cải thiện dần cơn đau lưng.

Một số phương pháp giúp cải thiện vị trí đau lưng ngay tại nhà

Cơn đau lưng khiến bạn cảm thấy thật khó chịu, bất tiện và ảnh hưởng cuộc sống. Để điều trị bệnh đau lưng theo các vị trí đau cụ thể có rất nhiều biện pháp. Dưới đây là một số phương pháp giúp cải thiện vị trí đau lưng đơn giản ngay tại nhà:

Làm sao để chẩn đoán tình trạng đau lưng chuẩn xác nhất?

Các vị trí đau lưng nguy hiểm kèm theo triệu chứng cụ thể chính là tín hiệu cảnh báo bạn và người thân căn bệnh mà cơ thể đang mắc phải. Một số căn bệnh cần phát hiện sớm như:

  • Bệnh ung thư: Sụt cân, đau lưng, sờ nắn thấy hạt, khối u.

  • Bệnh nhiễm trùng: Biểu hiện đi kèm là sốt, có thể kéo dài do cơ thể bị viêm gây sưng tấy.

  • Bệnh do viêm: Khớp co cứng, tê bì, ảnh hưởng cử động.
     

Bệnh thoát vị đĩa đệm

 Vậy chẩn đoán tình trạng đau lưng đúng nhất bằng cách nào?

  • Chụp X-quang: Giúp người bệnh tìm ra điểm viêm hoặc nứt gãy xương, đồng thời phân tách được rõ đau lưng do xương khớp hay do dây thần kinh và đĩa đệm

  • Chụp MRI: Cho kết quả sâu và chi tiết hơn chụp X-quang. Chụp MRI giúp nhìn rõ được đĩa đệm có bị thoái hoá hay không, trong vùng lưng có u nhú nào hay không để tiến hành sàng lọc xem u lành hay u ác tính (ung thư)

  • Xét nghiệm công thức máu, nước tiểu: Kết quả xét nghiệm cho thấy người bệnh có bị viêm hay nhiễm trùng không. Nếu mắc bệnh về viêm tiết niệu, thận, thì chỉ số máu có tác dụng trong việc phát hiện các ổ viêm.
     

Chụp MRI lưng 

Chườm nóng, chườm lạnh tại vùng đau

Chườm lạnh và chườm nóng được xem là phương pháp giảm đau hữu hiệu, đơn giản, có thể thực hiện ngay tại nhà.

Cách thực hiện chườm lạnh:

  • Bước 1: Chuẩn bị túi chườm.

  • Bước 2: Dùng khăn mỏng, nhẹ bọc bên ngoài túi chườm.

  • Bước 3: Chườm 15-20 phút, thực hiện đều đặn 3-5 lần/ngày. Không chườm quá lâu để tránh tổn thương da.

Cách thực hiện chườm nóng:

Nếu bạn bị đau lưng cấp tính, hãy thực hiện chườm lạnh sau đó tiếp tục chườm nóng để đạt hiệu quả giảm đau nhé.

  • Bước 1: Sử dụng túi chườm nóng hoặc chai nước nóng (nhiệt độ vừa phải để không làm bỏng da).

  • Bước 2: Đặt túi chườm hoặc chai nước lên vùng lưng bị đau trong vòng 5-10 giây, chườm theo từng đợt ngắn trong 20 phút.
     

Phương pháp chườm nóng lưng giúp giảm đau
 

Ngoài ra, bạn có thể thử chườm nóng bằng cách quấn 1 chiếc chăn nóng quanh vùng thắt lưng bị đau. Sức nóng sẽ làm dịu cơn đau và giúp bạn thư giãn.

Tập luyện thường xuyên và ăn uống điều độ

Cải thiện chế độ ăn uống là một trong những phương pháp điều trị đau lưng lâu dài và khoa học. Bạn cần bổ sung vào thực đơn ăn uống của mình các thực phẩm giàu vitamin, canxi, đạm,…Đồng thời hạn chế các thực phẩm không tốt cho xương khớp như: thức ăn nhanh, đồ muối như dưa chua, cà muối,…

Tập luyện thể thao đều đặn kết hợp ăn uống hợp lý giúp bạn kiểm soát cân năng tốt hơn. Khi cân nặng được kiểm soát, cột sống và vùng lưng sẽ được giảm áp lực và hạn chế tổn thương.

Tập thể thao nhẹ nhàng để giảm đau lưng
 

Sử dụng sản phẩm đai massage hiện đại

Bên cạnh các biện pháp nêu trên, bạn đừng nên bỏ qua việc sử dụng đai massage tại nhà để giảm vị trí đau lưng gây nguy hiểm hiệu quả. Nhận thấy tình trạng đau lưng ngày càng phổ biến, SKG đã cho ra mắt giải pháp chăm sóc vùng lưng, phục hồi sức khoẻ vùng lưng – Máy massage lưng SKG K3-2.
 

Đai massage lưng SKG K3-2

Sản phẩm máy đai massage hiện đại SKG K3-2 sở hữu các tính năng nổi bật sau:

Áp dụng công nghệ xung kép đặc biệt với tần số thấp

SKG K3-2 được tích hợp công nghệ xung điện hiện đại TENS kết hợp với EMS với tần số xung thấp nhằm thâm nhập sâu vào các vùng cơ bắp. Nhờ tính năng này mà các cơ được thư giãn nhẹ nhàng, cơ không bị cứng và dần dần cơn đau được xoá bỏ. Công nghệ này tương tự như phương pháp châm cứu.

Sở hữu 4 chế độ massage chuyên nghiệp, chân thực

Đai massage SKG K3-2 có 4 chế độ massage tương tự các động tác massage của người thật. Máy hoạt động nhịp nhàng các thao tác ấn, duỗi, vỗ, xoa bóp, rung massage đem lại cho người dùng cảm giác thư giãn, dễ chịu vô cùng.
 

Tính năng nổi bật của SKG K3-2
 

9 cường độ massage đa dạng phù hợp mọi thể trạng

SKG K3-2 xứng đáng là “bác sĩ gia đình” bởi máy có thể phù hợp với mọi thành viên, mọi thể trạng sức khoẻ. 9 cường độ massage gồm:

  • Mức 1 – 3 (Massage thấp): Hợp với người lớn tuổi.

  • Mức 4 – 6 (Massage trung bình): Hợp với thanh niên, nhân viên văn phòng.

  • Mức 7 – 9 (Massage mức cao): Hợp với người tập luyện thể thao mạnh, chuyên nghiệp.

Hiện nay, đai massage lưng SKG K3-2 đang được phân phối chính hãng, độc quyền không qua trung gian tại KATA Technology với chất lượng cao nhất, mức giá tốt nhất. Nếu bạn muốn sở hữu sản phẩm này hay làm quà tặng người thân thì hãy liên hệ ngay với KATA để được tư vấn chi tiết nhất nhé.
 

Chọn SKG K3-2 làm quà tặng gia đình

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ chi tiết về các vị trí đau lưng gây nguy hiểm mà bạn cần biết. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã nắm được các vị trí đau lưng, nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp giúp cải thiện đau lưng ngay tại nhà.

xem thêm
CHẠY BỘ BAO LÂU THÌ GIẢM MỠ BỤNG NHANH NHẤT?

0353697777
Yêu cầu tư vấn