Cân điện tử dùng để làm gì? Phân loại cân điện tử

Tác giả:
Ngày đăng: 05/07/2023
Cập nhật: 07/07/2023
Hiện nay, cân điện tử đang dần trở nên phổ biến và thay thế gần như hoàn toàn cho những loại cân thô sơ hay còn được gọi là cân cơ, cân lò xo, cân quả treo. Vậy cân điện tử dùng để làm gì, chúng có cấu tạo và nguyên lý hoạt động ra sao và ứng dụng thực tế của loại cân này là gì? Hãy cùng KATA Technology tìm hiểu chi tiết về thiết bị này trong bài viết dưới đây nhé!
Cân điện tử dùng để làm gì? Phân loại cân điện tử

Khái quát chung về cân điện tử 

Trong thực tế, cân điện tử có sự ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Các loại cân điện tử có thể được thấy dễ dàng tại các cửa hàng tạp hoá, doanh nghiệp và thậm chí trong gia đình.

Định nghĩa cân điện tử là gì? 

Cân điện tử là một thiết bị dùng công nghệ điện tử để đo lường khối lượng của các mẫu vật. Điểm đặc biệt của cân điện tử so với cân truyền thống là việc sử dụng cảm biến điện tử để phát hiện và chuyển đổi thông tin trọng lượng thành tín hiệu điện, từ đó kết quả đo được hiển thị. 
Khái quát chung về cân điện tử 
Một bộ cảm biến sẽ phát hiện trọng lượng của mẫu vật, sau đó chuyển thông tin này đến mạch xử lý tín hiệu trung tâm và kết quả cuối cùng, tức là khối lượng của vật, sẽ được hiển thị trên màn hình. Sự ra đời của cân điện tử có thể coi là vô cùng cần thiết để có thể đo chính xác được từng khối lượng của các vật theo nhu cầu của bạn. 

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động chung của cân điện tử

Trên thị trường, cân điện tử được sản xuất với đa dạng kích thước và hình dạng, có khả năng đo lường từ vài gam đến hàng chục tấn. Các loại cân này được ứng dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau, từ cân hàng tiêu dùng đến cân cho ô tô, xe tải, xe nâng hàng, và nhiều ứng dụng khác. 

Mặc dù có sự đa dạng này, các loại cân điện tử vẫn có một cấu tạo chung, bao gồm các phần thiết yếu như: 
  • Khung vỏ cân: Khung vỏ của cân điện tử là lớp vỏ ngoài, có tác dụng bảo vệ các thành phần bên trong. Các loại vỏ cân điện tử thường được làm bằng thép hoặc nhựa, tuỳ thuộc vào từng loại cân.

  • Bàn cân (đĩa cân): Bàn cân điện tử hay đĩa cân là một mặt phẳng đặt trên cùng của cân. Đây là nơi bạn có thể đặt các vật cần cân lên. Thông thường, bề mặt cân được làm từ vật liệu không gỉ, có độ bền và khả năng chịu lực cao. Hình dạng của bề mặt cân cũng đa dạng, tùy thuộc vào loại hàng hóa mà nhà sản xuất muốn hướng tới.

  • Bộ phận cảm biến (loadcell): Đây là một thiết bị cấu tạo bao gồm điện trở, chúng được nuôi bằng nguồn điện cấp ngoài ổn định. Bộ phận này được gắn cố định ở một đầu và đầu còn lại được gắn với mặt bàn cân (hoặc đĩa cân).

  • Mạch chuyển đổi tín hiệu: Đây là một bộ phận làm nhiệm vụ chuyển đổi các tín hiệu điện (giải mã tín hiệu) từ Loadcell sang mạch digital (a/d). Sau đó thông tinh sẽ được tiến hành xử lý và đưa ra các kết quả hiển thị.

  • Màn hình hiển thị: Là bộ phận được thiết kế để xử lý tín hiệu điện tử, từ đó hiển thị các thông số sau khi cân. Chúng cũng có thể được thiết kế để hiển thị thêm một số các thông số khác như giá tiền,...

  • Đầu hiển thị (Indicator): Đây là một thành phần độc lập được thiết kế để nhận và xử lý thông tin đầu vào và đầu ra của cân. Chúng có khả năng kết nối với máy tính, máy in hoặc phần mềm quản lý chuyên dụng, từ đó cho phép người dùng tính toán và cung cấp thông tin theo yêu cầu.

Sau khi tìm hiểu qua cấu tạo của cân điện tử, chắc hẳn bạn cũng tò mò về nguyên lý hoạt động của loại cân này. Thực ra, nguyên tắc hoạt động của cân điện tử rất đơn giản. Khi người dùng đặt các vật cần cân lên bàn cân, các cảm biến sẽ nhận và chuyển đổi chúng thành dữ liệu hiển thị.
Khái quát chung về cân điện tử 
Cụ thể, nguyên tắc hoạt động của cân điện tử như sau:
  • Nguyên tắc cân: Cân điện tử sử dụng nguyên tắc chuyển đổi lực từ cảm biến thành tín hiệu điện thông qua các cảm biến loadcell. Khi đặt vật lên cân, trọng lượng của vật tác động lên mặt cân và gây ra một lực uốn cong tới mạch điện trở trong thanh Loadcell. Sau đó, bộ xử lý trung tâm sẽ giải mã và hiển thị thông số trên màn hình. 

  • Nguyên tắc kết nối và hiển thị: Ngoài chức năng cân và hiển thị khối lượng vật cần cân, cân điện tử còn có thể tính toán giá trị tiền, chuyển đổi khối lượng và một số tính năng khác tùy vào từng loại cân. Để thực hiện điều này, cân điện tử cần có một bộ xử lý trung tâm. Bộ xử lý này có thể tích hợp các tính năng cần thiết từ trước. Trong hầu hết các trường hợp, bộ xử lý được sử dụng để kết nối cân điện tử với máy tính. Một phần mềm quản lý được cài đặt trên máy tính sẽ xử lý thông số và cung cấp kết quả theo yêu cầu của người dùng.

Các kiểu phân loại cân điện tử trên thị trường hiện nay

Chúng ta vừa cùng nhau khám phá về cân điện tử là gì và dùng để làm gì. Bạn có thể thấy rằng cân điện tử được sử dụng rộng rãi trong thực tế, có hình dạng, thiết kế và khả năng cân đa dạng. Do đó, chúng được chia thành nhiều loại khác nhau, cụ thể như sau:

Cân điện tử theo tải trọng

Cách phân loại cân điện tử dựa trên tải trọng là phương pháp phân loại phổ biến nhất. Theo cách này, cân điện tử được nhóm lại theo trọng lượng tối đa có thể cân được.
Phân loại cân điện tử trên thị trường hiện nay
Do vậy, khi phân loại theo hình thức này sẽ có rất nhiều mức cân khác nhau từ 1 cho đến hàng nghìn kg hoặc tấn:
  • Cân điện tử tải trọng nhỏ: cân điện tử có tải trọng từ 10kg, 20kg và 50kg.
  • Cân điện tử thông dụng: cân điện tử có mức cân từ 100kg, 200kg và 500kg.
  • Cân điện tử công nghiệp nhẹ: cân điện tử chịu được tải trọng từ 1 tấn, 2 tấn và 5 tấn.
  • Cân điện tử siêu tải trọng: cân điện tử có mức cân từ 10 tấn, 20 tấn, 50 tấn và 100 tấn.

Cân điện tử theo lĩnh vực, ứng dụng

Ngoài cách phân loại cân điện tử theo tải trọng, ta còn có cách phân loại theo lĩnh vực và ứng dụng của từng sản phẩm. Với từng loại cân điện tử sẽ có những mức cân khác nhau tùy theo nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng: 
  • Cân điện tử đơn giản: Đây là loại cân thường dùng để cân trọng lượng từ 3kg đến 60kg, có chức năng hiển thị khối lượng của vật cần cân lên màn hình hiển thị. 

  • Cân siêu thị tính giá: Đây là dòng cân điện tử đơn giản tích hợp tính năng tính tiền theo từng đơn giản và tính tổng tiền. Cân siêu thị thường có mức cân từ 1kg đến 60kg.

  • Cân bàn điện tử: Đây là loại cân phổ biến được sử dụng để cân nhiều loại hàng hóa khác nhau với trọng lượng lớn từ 3kg đến 500kg.

  • Cân treo điện tử: Đây là loại cân điện tử được thiết kế với một chiếc móc treo và có tải trọng lớn từ 50kg đến 50 tấn.

  • Cân sàn điện tử: Đây là loại cân được sử dụng để cân hàng hóa và cân trọng lượng xe ô tô với tải trọng từ 100kg đến 50 tấn.

  • Trạm cân điện tử ô tô: Đây là dòng cân chuyên dụng được sử dụng để cân ô tô với tải trọng cao từ 500kg đến 100 tấn.

  • Cân điện tử tiểu ly: Đây là loại cân có tải trọng nhỏ từ 0.001g đến 10kg, đảm bảo độ chính xác cao.

  • Cân sức khỏe: Đây là loại cân có tải trọng cao lên tới 200kg, thường được sử dụng trong lĩnh vực y tế và bệnh viện khi có thể kết hợp đo chiều cao và tính toán BMI.

  • Cân sấy ẩm: Đây là thiết bị dùng để cân trọng lượng và sấy khô mẫu vật nhanh chóng với độ chính xác cao.
Phân loại cân điện tử trên thị trường hiện nay​​​​​​​

Cân điện tử dùng để làm gì? 

Cân điện tử hiện nay đã trở thành một phần không thể thiếu trong hầu hết các hoạt động của cuộc sống và kinh doanh với khả năng cân nhiều mức khối lượng khác nhau, cung cấp kết quả nhanh chóng với độ chính xác cao, và tích hợp nhiều ứng dụng hiện đại. Dưới đây là một số ứng dụng của cân điện tử mà có thể bạn đều đã từng nghe tới như: 

​​Phục vụ đời sống hàng ngày 

Cân điện tử có thể được áp dụng trong nhiều tình huống khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng của từng người. Ví dụ như cân điện tử sức khỏe có thể được sử dụng để đo lượng cân nặng của một người để theo dõi sức khỏe, quản lý cân đối cơ thể hoặc trong quá trình giảm cân. Bạn cũng có thể sử dụng cân điện tử thông thường để đo lượng thực phẩm như thịt, rau, hoa quả, để chuẩn bị bữa ăn hoặc theo dõi lượng calo. 
Cân điện tử dùng để làm gì? 
Hay một ví dụ khác đó là trong việc làm bánh, nấu nướng hoặc làm thực phẩm, cân điện tử được sử dụng để đo lượng các thành phần để đảm bảo đúng tỉ lệ và cân đối trong công thức. Ngoài ra, cân điện tử nhỏ gọn có thể được sử dụng để đo lượng vàng, bạc, đá quý và các món trang sức khác.

Hỗ trợ trong ngành công nghiệp

Cân điện tử công nghiệp được sử dụng để đo lường và kiểm tra khối lượng của các sản phẩm được đóng gói, đảm bảo đúng số lượng,trọng lượng trong quá trình đóng gói. Nó cũng được sử dụng để đếm các vật dụng nhỏ như viên thuốc, vít, ốc vít và các thành phần khác. 
Cân điện tử dùng để làm gì? 
Trong quá trình vận chuyển hàng hóa, cân điện tử cũng được sử dụng để xác định trọng lượng hàng hoá,kiểm tra lượng hàng hóa được giao và nhận. Điều này giúp đảm bảo tính chính xác ,hiệu quả trong quản lý logistics, quy trình giao nhận và lập hóa đơn.

Hỗ trợ trong y tế, phòng thí nghiệm

Trong lĩnh vực y tế và phòng thí nghiệm, cân điện tử có nhiều ứng dụng quan trọng, phổ biến nhất là đo lường các chỉ số cơ thể như trọng lượng, BMI, lượng cơ, lượng xương… của bệnh nhân trong các cơ sở y tế, phòng khám, bệnh viện. 

Trong phòng thí nghiệm y tế và nhà máy sản xuất dược phẩm, cân điện tử được sử dụng để đo lường chính xác lượng chất dược hoặc các thành phần khác trong quá trình sản xuất cũng như kiểm tra chất lượng. 
Cân điện tử dùng để làm gì? 
Ngoài ra, những nhà nghiên cứu và phân tích cũng sử dụng cân điện tử để đo lường các mẫu và chất liệu trong quá trình nghiên cứu. Nó hỗ trợ phân tích mẫu một cách chính xác từ đó có thể cung cấp các dữ liệu quan trọng cho nghiên cứu khoa học và phân tích hóa học. Hơn thế nữa, cân điện tử được sử dụng trong một số ứng dụng khác như đo lường dung lượng và lượng mẫu máu, đo đạc lượng chất lỏng và phân tích hóa học trong các xét nghiệm y học.

Phục vụ các mục đích đo lường chuyên biệt khác 

Ngoài những ứng dụng trên, cân điện tử cũng phổ biến trong nhiều lĩnh vực và mục đích khác. Nó có thể được sử dụng trong các trạm kiểm soát trọng lượng xe và cân trạm thu phí với chức năng đo lường trọng lượng của các phương tiện giao thông hoặc xác định vi phạm các quy định về tải trọng tối đa. Hơn thế nữa, cân còn được dùng trong một số mục đích chuyên biệt như tính tỷ trọng tinh bột, đo lực kéo, cân động vật,...

Tổng kết

Trên đây là giải đáp và tổng hợp những thông tin hữu ích nhất về cân điện tử dùng để làm gì và những ứng dụng của nó trong cuộc sống hàng ngày mà bạn có thể tham khảo. KATA Technology hy vọng rằng thông qua bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về cân điện tử và có thể sử dụng thiết bị này một cách hiệu quả trong cuộc sống của mình.
0353697777
Yêu cầu tư vấn