Tìm hiểu chi tiết nhất về cấu tạo của bàn chân, xương bàn chân

Tác giả:
Ngày đăng: 21/02/2023
Cập nhật: 29/05/2023
Cấu tạo bàn chân của con người vô cùng đặc biệt.
Đây là bộ phận quan trọng hàng đầu, giữ vai trò nâng đỡ cơ thể để chúng ta dễ dàng vận động linh hoạt, di chuyển mọi nơi.
Chính vì vậy, cấu tạo của bàn chân cũng khá phức tạp.
Chỉ một tổn thương nhỏ ở vùng chân cũng có thể gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của bạn.
Vậy, bàn chân có cấu tạo như thế nào, biện pháp khắc phục khi chân gặp vấn đề ra sao,...?
Mọi thắc mắc trên sẽ được KATA Technology giải đáp ngay trong bài chia sẻ dưới đây!
Cấu tạo bàn chân của con người vô cùng đặc biệt

Các bộ phận cấu tạo của bàn chân

Bàn chân của con người được tạo thành từ các mô mềm và xương.

Mô mềm và xương kết hợp với nhau sẽ hình thành nên một bàn chân khoẻ mạnh, hoạt động đúng chức năng và không bị đau.

Các bộ phận cấu tạo bàn chân bao gồm:

- Cơ co và nhả: Giúp bàn chân di chuyển.

- Gân: Là những sợi dai kết nối cơ và xương.

- Dây chằng: Là sợi xơ kết nối xương với nhau.

- Dây thần kinh: Lan toả khắp bàn chân, tạo cảm giác.

- Phần móng: Giúp bảo vệ các đầu ngón chân.

- Đốt ngón: Là phần xương ngón chân.

- Xương bàn chân: Là phần xương giữa của ngón chân và vòng cung bàn chân.

- Xương cổ chân: Là phần xương sau hoặc giữa bàn chân.

- Móng: Là một trong những xương mắt cá chân.

- Xương gót: Là phần xương gót chân.

- Vòng cung bàn chân: Hình thành từ xương và giữ cố định bằng dây thần kinh.

- Khớp nối: Được xem là điểm giao giữa hai xương. Chúng được lót bằng sụn cùng với sụn mô mềm, giúp khớp nối di chuyển dễ dàng.

- Màng gân lót co giãn: Là một lớp mô dạng sợi, có chức năng đỡ vòng cung bàn chân và bao quanh các bộ phận quanh khu vực đó.

Bàn chân của con người được tạo thành từ các mô mềm và xương

Chi tiết cấu tạo bàn chân, xương bàn chân

Bàn chân được giới hạn từ dưới hai mắt cá chân đến các đầu ngón chân, bao gồm 02 phần chính là mu bàn chân và gan bàn chân.

Bàn chân và cổ chân tạo nên một cấu trúc phức tạp với 26 xương có hình dạng không đồng đều, 30 khớp hoạt dịch cùng hơn 100 dây chằng, 30 cơ tác động lên các phân đoạn.

Mọi khớp bàn chân đều phải tương tác và kết hợp hài hoà với nhau để giúp cơ thể con người vận động một cách trơn tru nhất.

Cấu tạo bàn chân chi tiết nhất như sau:

Các khớp xương bàn chân

- Khớp cổ chân: Là một khớp bản lề có một trục được tạo bởi xương chày, xương mác và một trục được tạo bởi xương chày, xương sên.

- Khớp dưới sên: Là phần khớp nằm giữa xương sên và xương gót, chịu trọng lượng lớn của bàn chân, tạo nên bàn chân sau.

- Khớp cổ - bàn ngón chân: Là các khớp trượt, tạo nên sự chuyển động giữa các xương chêm, xương hộp với xương bàn ngón chân.

Bàn chân được giới hạn từ dưới hai mắt cá chân đến các đầu ngón chân, bao gồm 02 phần chính là mu bàn chân và gan bàn chân

Các cung vòm xương bàn chân

Xương ở cổ chân và bàn ngón chân tạo nên 03 vòm với 02 vòm chạy theo chiều dọc và 01 vòm chạy theo chiều ngang bàn chân.

Trong đó:

- Vòm xương bàn chân dọc bên ngoài được hình thành từ xương gót, xương bàn ngón chân thứ tư, thứ năm và xương hộp.

- Vòm xương bàn chân trong chạy từ xương gót chân đến xương sên, xương chêm, xương ghe và 03 xương bàn ngón chân đầu tiên.

- Vòm xương bàn chân ngang được tạo bởi các xương cổ chân nêm vào và nền các xương ngón chân.

Các cơ xương bàn chân

Phần cơ ở mu bàn chân là cơ nhỏ, giúp co duỗi thẳng các ngón chân.

Cơ ở gan chân đảm nhiệm vai trò giữ vững các vòm gan chân, giúp con người có thể đứng vững vàng trên mặt đất.

Nhìn chung, cấu tạo bàn chân bao gồm nhiều xương, các cơ và khớp để từ đó hình thành nên đôi bàn chân vững chắc, giúp việc di chuyển và vận động của con người trở nên dễ dàng hơn.

Nếu một trong các xương bàn chân, cơ hoặc khớp bị tổn thương, việc sinh hoạt của con người sẽ bị hạn chế rõ rệt.

Phần cơ ở mu bàn chân là cơ nhỏ, giúp co duỗi thẳng các ngón chân

Gãy xương bàn chân: Nguyên nhân, dấu hiệu và thời gian phục hồi

Theo các chuyên gia, cấu tạo xương bàn chân bao gồm 26 xương có hình dạng không đồng đều.

Các khớp xương bàn chân tương tác hài hoà với cơ thể con người, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình vận động diễn ra dễ dàng.

Trong trường hợp bị gãy xương bàn chân, chức năng của cơ thể sẽ phải chịu nhiều tác động tiêu cực.

Chính vì vậy, chúng ta cần trang bị những kiến thức cơ bản nhất về nguyên nhân, dấu hiệu và thời gian phục hồi khi gãy xương bàn chân để có biện pháp phòng ngừa, xử lý phù hợp.

Nguyên nhân gãy xương bàn chân

Gãy xương bàn chân là tình trạng xương bị vỡ, nghiền nát hay uốn cong do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Dưới đây là một số nguyên nhân thường thấy nhất gây tình trạng gãy xương bàn chân:

- Tai nạn giao thông: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến gãy xương bàn chân. Tai nạn giao thông gây ra những tổn thương rất nghiêm trọng, điển hình như gãy nát bàn chân, cần phải tiến hành phẫu thuật cấp cứu sớm.

- Té ngã: Những trường hợp như trượt chân, trật cổ chân khi đi lại hoặc ngã từ trên cao xuống,... là nguyên nhân thường thấy gây gãy xương bàn chân.

- Tác động từ vật nặng hoặc cứng: Các vật nặng và cứng như đá, gạch, bàn,... rơi vào chân đều là nguyên nhân dễ dẫn đến tình trạng gãy xương bàn chân.

- Tác động quá mức: Những tác động lặp đi lặp lại trong một thời gian dài lên bàn chân có khả năng tạo ra vết nứt xương.

Tình trạng này thường xuất hiện ở những người lính đi bộ phải mang vác nặng, vận động viên khiêu vũ, vận động viên điền kinh,...

Ở người bị bệnh loãng xương, việc không thể sử dụng bàn chân một cách bình thường cũng có thể do gãy xương bàn chân sau một thời gian bị tác động quá mức.

Gãy xương bàn chân là tình trạng xương bị vỡ, nghiền nát hay uốn cong do nhiều nguyên nhân khác nhau

Nhận biết xương bàn chân bị gãy

Khi xảy ra tình trạng xương bàn chân bị gãy, chúng ta có thể nhận ra từ một số các triệu chứng sau:

- Đau: Đây là dấu hiệu thường gặp nhất khi gãy xương bàn chân với một số biểu hiện như đau nhiều ở bàn chân sau chấn thương, cơn đau càng rõ rệt sau khi vận động bàn chân và giảm đi trông thấy nếu được nghỉ ngơi.

- Sưng: Trong trường hợp không có biểu hiện đau, bàn chân bị gãy xương sưng nặng nề hơn so với bàn chân không bị gãy xương.

- Bầm tím: Triệu chứng này xuất hiện ở vùng bàn chân bị gãy xương, khiến máu tích tụ gây bầm tím.

- Biến dạng: Bàn chân, ngón chân xảy ra hiện tượng biến dạng, lệch trục so với bình thường.

- Cử động bất thường: Khi gãy xương bàn chân, người bị gãy xương sẽ không thể thực hiện được những cử động như bình thường.

- Xương phát ra tiếng lạo xạo: Trong trường hợp xương bàn chân bị gãy, khi sờ nắn có thể nghe thấy tiếng lạo xạo của xương.

Trong trường hợp không có biểu hiện đau, bàn chân bị gãy xương sưng nặng nề hơn so với bàn chân không bị gãy xương

Bên cạnh các dấu hiệu trên, gãy xương bàn chân còn thể hiện qua việc:

- Tê bàn chân.

- Da bàn chân trở nên xanh xao và nhiệt độ lạnh hơn bình thường.

- Phần xương bàn chân bị gãy đâm xuyên qua da, gây rách da và chảy máu.

- Sưng, đỏ, nóng, đau ở nơi bị tổn thương. Đây thậm chí còn là dấu hiệu cho thấy vết thương đã bị nhiễm trùng.

Khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường kể trên, hãy tới ngay bệnh viện có chuyên khoa Cơ - Xương - Khớp để được thăm khám trực tiếp.

Thông qua việc khám lâm sàng kết hợp cùng chẩn đoán chuyên sâu như X-quang, bác sĩ sẽ có thể xác định chính xác tình trạng và vị trí bị gãy xương bàn chân, từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, nhanh chóng và hiệu quả.

Khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường, hãy tới ngay bệnh viện có chuyên khoa Cơ - Xương - Khớp để được thăm khám trực tiếp

Thời gian phục hồi gãy xương bàn chân

Tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của xương bàn chân bị gãy, độ tuổi của người bệnh mà thời gian phục hồi chấn thương sẽ có sự khác biệt nhất định.

Cụ thể:

- Trường hợp gãy xương nhẹ và chỉ cần bó bột, đeo nẹp, thời gian phục hồi sẽ nhanh hơn.

- Ngược lại, với những trường hợp gãy xương ở mức độ nặng, cần phải phẫu thuật để đặt định, ốc, vít,... thì thời gian phục hồi sẽ lâu hơn.

Tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của xương bàn chân bị gãy, độ tuổi của người bệnh mà thời gian phục hồi chấn thương sẽ có sự khác biệt nhất định

Hy vọng rằng qua bài viết ngày hôm nay, các độc giả thân mến của KATA Technology đã nắm được những thông tin cơ bản nhất về cấu tạo bàn chân, xương bàn chân cũng như nguyên nhân, dấu hiệu và thời gian phục hồi khi xương bàn chân bị gãy.

Vì vậy, khi nhận thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào ở vùng bàn chân, hãy cố gắng tìm đến bác sĩ, người có chuyên môn,... sớm nhất có thể để được tư vấn và tìm ra phương pháp điều trị kịp thời!

=> Xem thêm: Massage chân có tác dụng gì?

0353697777
Yêu cầu tư vấn