Massage chân có tác dụng gì?
Massage chân hay mát xa chân là những kỹ thuật dùng tay để xoa bóp, bấm vào các huyệt đạo ở lòng bàn chân. Vậy massage chân có tác dụng gì? Sau đây là 10 lợi ích sức khỏe từ việc massage chân ít ai biết:
1. Cải thiện, nâng cao giấc ngủ
Massage chân thường xuyên đem lại tác dụng giúp cơ thể được thư giãn sau một ngày làm việc mệt mỏi. Não sẽ được thỏa mái hơn. Khi xoa bóp vào những cung phản xạ, sẽ giúp giấc ngủ đến với chúng ta nhanh hơn và chất lượng giấc ngủ được cải thiện đáng kể. Bên cạnh đó, massage lòng bàn chân trước khi đi ngủ sẽ giúp cải thiện sức khỏe đường ruột, đặc biệt như bệnh đầy hơi, khó tiêu.
Massage chân có tác dụng gì? Thực hiện massage chân mỗi tối giúp ngủ ngon hơn
2. Tăng cường khả năng tuần hoàn máu
Bàn chân là vị trí xa tim nhất nên việc bơm máu đến tim gặp rất nhiều khó khăn. Massage chân có tác dụng làm lưu thông khí huyết cải thiện tuần hoàn máu, có khả năng giữ cho các cơ và mô khỏe mạnh. Bạn cũng có thể nhận thấy da trở nên hồng hào, sáng bóng hơn khi massage lòng bàn chân thường xuyên.
Massage chân tăng cường tuần hoàn máu
Đối với những người mắc bệnh huyết áp cao do căng thẳng, mệt mỏi dẫn đến, việc massage lòng bàn chân sẽ giúp xua tan mệt mỏi, giảm chứng lo âu và đây là cách hiệu quả để hạ huyết áp.
3. Tăng cường khả năng đào thải độc tố
Mát xa lòng bàn chân có tác dụng đả thông kinh mạch khiến cho quá trình bài tiết được hoạt động một cách tốt hơn. Ngoài ra, việc này còn giúp tăng cường quá trình trao đổi chất trong cơ thể, có tác dụng giảm cân hiệu quả cũng như cải thiện chức năng thận, hỗ trợ tăng cường khả năng chuyển hóa.
Massage chân hỗ trợ đào thải độc tố khỏi cơ thể
Massage huyệt Thái xung ở mu bàn chân là liệu pháp giải độc gan rất tốt. Khi thực hiện hành động bấm huyệt này, hỏa khí trong người sẽ được đẩy ra bên ngoài khiến tâm trạng con người trở nên thỏa mái, hạn chế bệnh nóng trong và hạ huyết áp. Những người có tính khí nóng nảy nên thường xuyên massage lòng bàn chân hơn.
4. Phòng chống nhiều loại bệnh
Lòng bàn chân có nhiều huyệt đạo, tương ứng với mỗi bộ phận nội tạng trên cơ thể. Việc xoa bóp lòng bàn chân có tác dụng giúp điều hòa âm dương, cân bằng cơ thể. Điều này giúp chúng ta phòng chống bệnh tật một cách chủ động.
Massage chân giúp đả thông kinh mạch, lưu thông khí huyết
Đặc biệt, mát xa massage chân sẽ ngăn ngừa các bệnh liên quan đến chân, xương khớp. Khi kết hợp tập thể dục thường xuyên cùng việc massage, máu được lưu thông, tăng cường mô liên kết hỗ trợ lòng bàn chân giúp bạn tránh khỏi bệnh viêm chân, căng cơ bàn chân, ngăn ngừa chấn thương bàn chân, mắt cá nhân, và nó sẽ giảm cơn đau chuột rút tức thì.
Đối với phụ nữ mang thai, tử cung thường tạo áp lực nên tĩnh mạch khiến khó bơm máu về tim, máu dồn ở chân gây hiện tượng phù nề, lúc này massage chân mỗi ngày sẽ giúp giảm tình trạng phù nề . Tuy nhiên, phụ nữ mang thai không nên tự ý xoa bóp mà phải nhờ đến sự giúp đỡ của chồng hay những người thân trong gia đình.
Massage chân giúp phụ nữ mang thai ngăn ngừa phù nề
5. Nhanh chóng làm giảm những cơn đau nhức
Tình trạng đau nhức chân xảy ra nhiều ở khoảng độ tuổi ngoài 30. Khi bạn phải hoạt động quá nhiều, di chuyển sai cách, ngồi nhiều sẽ dẫn đến những cơn đau nhức, chuột rút thường xuyên. Xoa lòng bàn chân có tác dụng giúp tăng cường lưu thông máu đến chân làm giảm cơn đau nhức ngay tức thì.
Massage lòng bàn chân giúp giảm đau nhức nhanh chóng
Massage lòng bàn chân cũng có những tác động tích cực đến cột sống lưng do có những huyệt đạo liên quan đến các cơ vùng cột sống lưng. Ví dụ như xoa bóp ở điểm bên dưới ngón chân cái kết nối với xương sống đầu tiên và dọc mép bàn chân sẽ có thể giảm thiểu nhanh chóng các cơn đau cột sống lưng.
Massage lòng bàn chân giúp giảm đau cột sống
Các động tác massage chân có tác dụng xoa dịu hệ dây thần kinh, giúp giảm những cơn đau nhức đầu và chứng suy nhược tinh thần hiệu quả. Khi massage bạn đặt ngón cái của mình lên đầu bàn chân và ngón tay trỏ lên gót chân, sau đó xoa bóp theo chiều kim đồng hồ, từ ngón chân đến mắt cá chân và ngược lại.
6. Xua tan mệt mỏi, căng thẳng
Tác dụng của massage chân đối với sức khỏe tinh thần có thể kể đến như giảm căng thẳng, xua tan mệt mỏi. Sau một ngày làm việc chăm chỉ, thực hiện xoa bóp, bấm huyệt ở lòng bàn chân, hay sử dụng máy massage chân sẽ giúp bạn giải phóng hoàn toàn những mệt mỏi, căng thẳng ra ngoài. Quá trình này đem đến sinh lực cho cả ngày dài làm việc, giúp bạn trở nên năng động và tinh thần phấn chấn hơn.
Massage chân giải toả căng thẳng, mệt mỏi
7. Massage chân giúp sản sinh hormone hạnh phúc
Khi những mệt mỏi, căng thẳng của con người được giải quyết thi cảm giác thỏa mái, yêu đời sẽ tìm đến. Điều này, là nhờ có tác dụng của massage chân mang lại. Mát xa lòng bàn chân đem lại cho bạn cảm giác khoan khoái hơn, cảm hứng làm việc nhờ vậy cũng được đẩy cao.
Đặc biệt, đối với phụ nữ đang trong độ tuổi tiền mãn kinh, massage lòng bàn chân có tác dụng kích thích sản sinh ra “hormone hạnh phúc” giúp cải thiện trạng thái lo âu, bất mãn, buồn bã và thay đổi tâm trạng thường xuyên. Bên cạnh đó, massage chân mỗi ngày có tác dụng giúp điều hòa chức năng của các cơ quan nội tạng, hỗ trợ một phần giảm bớt các triệu chứng của tiền mãn kinh.
Massage chân sản sinh hoocmon hạnh phúc, ngăn ngừa lo âu
Bạn có thể ngạc nhiên, nhưng massage lòng bàn chân có tác dụng nâng cao tuổi thọ rất tốt. Khi massage chân, cơ thể trở nên khỏe khoắn hơn, tinh thần cũng như thể chất được cải thiện một cách đáng kể. Chính điều này, sẽ giúp bạn sống lâu hơn, khỏe mạnh hơn, cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn.
Hướng dẫn massage chân hiệu quả dễ thực hiện tại nhà
Massage chân tại nhà là một cách tuyệt vời để giảm căng thẳng, thư giãn cơ bắp và cải thiện tuần hoàn máu. Bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện tại nhà chỉ với vài bước đơn giản, theo hướng dẫn chi tiết như sau:
-
Chuẩn bị trước khi massage: sử dụng dầu massage hoặc kem dưỡng da, giúp tay trượt nhẹ nhàng trên da và làm mềm vùng chân. Bạn có thể chọn loại dầu yêu thích như dầu dừa, dầu ô liu hoặc dầu hạnh nhân – các loại này đều giúp dưỡng da và cung cấp độ ẩm tốt.
-
Khởi động nhẹ nhàng: Dùng cả hai tay nhẹ nhàng vuốt từ gót chân lên đến các ngón chân, lặp lại động tác này từ 5 đến 10 lần. Đây là cách giúp máu lưu thông và làm mềm các cơ.
Chuẩn bị khởi động nhẹ nhàng trước khi massage chân
-
Massage lòng bàn chân: Sử dụng hai ngón tay cái, nhấn nhẹ vào lòng bàn chân và di chuyển theo hình tròn. Bạn có thể tập trung vào các điểm huyệt đạo như gót chân, giữa lòng bàn chân và đầu ngón chân. Những điểm này giúp giảm căng thẳng và kích thích sự lưu thông máu. Tiếp tục động tác nhấn và xoay tròn này trong khoảng 2-3 phút trên mỗi chân.
-
Massage ngón chân, mu bàn chân, cổ chân và bắp chân theo chiều kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ trong khoảng 1-2 phút.
-
Cuối cùng, bạn ngồi thẳng, duỗi chân ra phía trước, dùng tay nắm lấy các ngón chân và kéo nhẹ về phía bạn. Động tác này giúp giãn cơ toàn bộ chân và tăng cường lưu thông máu, đặc biệt là ở vùng cơ bắp chân và đùi.
Massage chân dễ dàng thực hiện giúp cả gia đình khoẻ mạnh
Những ai không nên massage chân tại nhà
Massage chân tại nhà tuy mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng phù hợp với phương pháp này. Trường hợp người không nên massage chân tại nhà bao gồm:
-
Người mắc bệnh tim mạch, người bị huyết áp cao hoặc rối loạn tuần hoàn máu không nên massage chân vì có thể ảnh hưởng đến nhịp tim và huyết áp.
-
Người bị chấn thương chân như gãy xương, bong gân, căng cơ hoặc bị viêm khớp nặng nên tránh massage chân để không làm tổn thương thêm và gây đau đớn.
-
Người mắc bệnh tiểu đường không nên massage chân tại các vị trí có biến chứng như loét chân hoặc viêm nhiễm, vì có thể gây tổn thương da và nhiễm trùng.
-
Phụ nữ mang thai ở giai đoạn cuối thai kỳ cần tránh massage chân nếu không có chỉ dẫn từ bác sĩ, vì có thể kích thích co bóp tử cung.
Người bị tiểu đường, huyết áp và phụ nữ mang thai không nên massage chân
Lời kết
Hy vọng những thông tin chia sẻ về việc massage chân có tác dụng gì sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết hữu ích về sức khỏe. Bên cạnh đó, thực hiện hướng dẫn massage chân hiệu quả dễ thực hiện tại nhà sẽ giúp bạn ngăn ngừa bệnh tật và giải tỏa căng thẳng tốt hơn. Đừng quên chia sẻ bài viết này để gia đình, người thân, bạn bè của bạn hiểu sâu hơn về massage chân, từ đó có thêm những kế hoạch để chăm sóc đôi chân khỏe mạnh hơn.