Mắt Người: Cấu Tạo Của Mắt, Chức Năng Và Cơ Chế Hoạt Động
Tìm hiểu chi tiết về cấu tạo của mắt người
Bài viết hôm nay của KATA Technology sẽ xoay quanh chủ đề về mắt người, làm rõ cấu tạo của mắt cũng như cơ chế hoạt động trong đời sống của chúng ta. Đồng thời những phương pháp chăm sóc đôi mắt cũng được đề cập để các bạn có thêm kiến thức chăm sóc cho phần thị giác của chính bản thân thêm khỏe mạnh hơn.
1. Mắt là gì và những chức năng mắt đảm nhận?
Tìm hiểu về mắt là gì và những chức năng mắt đảm nhận
-
Chức năng sinh học: Mắt có thể hỗ trợ não bộ xem xét các sự việc bên ngoài để sinh ra các phản ứng và hành động phù hợp thông qua một hệ thống dây thần kinh phức tạp.
-
Chức năng quang học: Đôi mắt có những thành phần mang khả năng tiếp nhận và xử lý chi tiết các hình ảnh, ánh sáng thu được từ bên ngoài tương tự như một chiếc máy ảnh thu nhỏ. Từ đó giúp con người phân biệt được những trạng thái sắc màu khác nhau. Theo nghiên cứu, một người có mắt bình thường, không bị mù màu có thể nhận biết được tới hơn 10 triệu màu sắc.
-
Chức năng giao tiếp: Việc giao tiếp bằng mắt hoàn toàn có thể xảy ra. Theo các giáo sư nổi tiếng thế giới, mắt có thể là cầu nối truyền tải cảm xúc giữa người với người. Những cảm xúc vui, buồn, giận,... hoàn toàn có thể thông qua đôi mắt truyền đạt rõ ràng đến người đối diện mà không cần sử dụng lời nói.
2. Cấu tạo của mắt người
2.1. Cấu tạo bên ngoài của mắt người
Cấu tạo của mắt khi nhìn bên ngoài
2.2. Cấu tạo bên trong của mắt người
Để dễ nhận biết và phân tích, các chuyên gia đã chia cấu tạo bên trong của mắt ra làm hai phần: bán phần trước và bán phần sau:
#Bán phần trước
-
Giác mạc: Là một lớp màng trong suốt, có độ dai và không có mạch máu. Giác mạc có vai trò như một thấu kính giúp chúng ta có thể nhìn thấy sự vật.
-
Đồng tử: Là một lỗ nằm ngay chính giữa mống mắt cho phép ánh sáng đi qua và đi đến võng mạc. Kích thước hay còn gọi là sự giãn nở của đồng tử là to hay nhỏ sẽ phụ thuộc vào tuổi và mức độ ánh sáng ngoài môi trường. Tuổi càng lớn thì đồng tử sẽ càng nhỏ, ánh sáng càng mạnh thì đồng tử sẽ càng co lại để tăng độ sắc nét cho hình ảnh được thu vào.
-
Thủy tinh thể: Là phần nằm sau mống mắt, có cấu tạo trong suốt và có nhiệm vụ như một thấu kính hội tụ cho ánh sáng đi qua và vào đúng võng mạc để tạo thành một hình ảnh rõ nét. Đây cũng là thành phần quan trọng nhất trong đôi mắt của chúng ta.
Cấu tạo bán phần trước của mắt
#Bán phần sau
-
Dịch kính: Là một loại collagen trong suốt lấp đầy buồng nhãn cầu ở phía sau thể thuỷ tinh. Khối dịch kính chiếm đến 80% thể tích nhãn cầu. Dịch kính có chức năng để các tia sáng từ ngoài vào đáy mắt, cung cấp dinh dưỡng cho thủy tinh thể và võng mạc, duy trì áp lực ở trong mắt để võng mạc không bị bong rách và giúp thấu kính tập trung hình ảnh rõ nét hơn trên võng mạc.
-
Mạch máu võng mạc (dây thần kinh thị giác): Là nơi tập hợp các bó sợi thần kinh có chức năng dẫn truyền các tín hiệu nhận được ở võng mạc giúp ta nhận biết ánh sáng, hình ảnh… Mạch máu võng mạc gồm động mạch và tĩnh mạch trung tâm võng mạc cung cấp chất dinh dưỡng giúp nuôi dưỡng mắt.
Cấu tạo bán phần sau của mắt
3. Cơ chế hoạt động của mắt người
Sau khi đã khám phá chi tiết về cấu tạo của mắt người, nhiều người thắc mắc tại sao chúng ta có thể nhìn vạn vật thông qua đôi mắt.
Mắt người có cơ chế hoạt động tương tự một chiếc máy chụp ảnh. Để hình ảnh có thể được truyền đến não bộ và sinh ra các phản ứng liên quan, mắt cần thực hiện một loạt quá trình tuy rất nhanh chóng nhưng lại rất phức tạp.
Cách thức hoạt động của mắt người
Hệ thấu kính của mắt bao gồm giác mạc, đồng tử, thủy tinh thể.
-
Ánh sáng đi vào mắt khi được khúc xạ qua giác mạc và thủy tinh thể sẽ hội tụ trên võng mạc.
-
Tại đây tín hiệu ánh sáng sẽ được các tế bào cảm thụ ánh sáng trên võng mạc chuyển thành tín hiệu thần kinh.
- Các tín hiệu này sẽ được truyền đến đại não thông qua hệ thống thần kinh thị giác và được xác nhận là hình ảnh tại não bộ.
Đây là một quá trình hoàn toàn tự động của mắt
4. Hướng dẫn chăm sóc cho đôi mắt luôn sáng khỏe
Có thể thấy tuy chỉ chiếm diện tích nhỏ trên cơ thể nhưng cấu tạo của mắt vô cùng phức tạp và cần phối hợp hoạt động các thành phần rất chặt chẽ. Chỉ cần một thành phần gặp tổn thương, thị giác của chúng ta đều có thể bị ảnh hưởng tiêu cực. Vì vậy, chăm sóc mắt luôn là một đề tài được xã hội quan tâm và chú trọng.
4.1. Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho đôi mắt
Để có một đôi mắt sáng khỏe, bạn nên chú ý vào khẩu phần ăn hàng ngày của bản thân:
-
Hãy bổ sung nhiều rau xanh (đặc biệt là những loại rau có màu xanh lá đậm), trái cây có màu cam - vàng như cà rốt, cam,... để củng cố hàm lượng các vitamin A, vitamin C nuôi dưỡng mắt sáng khỏe, phòng trừ các bệnh lý về mắt như thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thế,...
-
Các loại cá, thịt nạc, gan động vật, thịt gà,... không chỉ cung cấp năng lượng cho cơ thể mà còn đem đến các khoáng chất cần thiết cho mắt như omega-3, kẽm, vitamin B1,... giúp bảo vệ võng mạc và ngăn ngừa mù lòa hiệu quả.
-
Xen kẽ các loại hạt vào bữa ăn như đậu xanh, đậu đen, hạnh nhân,... giúp đa dạng nguồn dinh dưỡng hơn cho đôi mắt của bạn.
Bổ sung dinh dưỡng là một trong các cách chăm sóc đôi mắt cần chú trọng
4.2. Massage và tập thể dục cho mắt
Massage và tập thể dục cho mắt là những phương pháp hữu hiệu để chăm sóc đôi mắt của bạn. Mỗi sáng thức dậy, bạn có thể dùng các ngón tay vỗ nhẹ vào vùng mắt để các mạch máu lưu thông tốt hơn, giúp mắt khỏe và trông tươi tỉnh hơn.
Trong quá trình làm việc cả ngày, cũng nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi cho đôi mắt bằng các bài tập thể dục như chớp mắt, viết chữ bằng mắt, nhìn gần - nhìn xa,... Ở thời đại bận rộn như hiện nay, bạn cũng có thể tham khảo sử dụng các loại máy massage mắt thông minh để hỗ trợ quá trình chăm sóc mắt dễ dàng hơn.
Massage mắt giúp duy trì vẻ tươi sáng của đôi mắt
Có thể kể đến một số dòng máy massage mắt đang được ưa chuộng tại KATA Technology như KATA ME80, KATA ME10, SKG E3,... Sở hữu những công nghệ massage hiện đại như massage co bóp túi khí, massage rung, chườm nhiệt ấm áp,... các dòng máy massage mắt sẽ giúp bạn tối ưu hiệu quả thư giãn mắt hơn rất nhiều.
Sử dụng máy massage mắt KATA giúp chăm sóc mắt tại gia
4.3. Những điều cần tránh để có một đôi mắt khỏe đẹp
Dưới đây là một số điều mà bạn cần hạn chế làm để có thể giữ được vẻ đẹp cho đôi mắt của bạn:
-
Tránh để mắt hoạt động trong thời gian dài như sử dụng máy tính quá lâu hay xem điện thoại quá nhiều…;
-
Tránh nhìn trực tiếp vào các nguồn ánh sáng mạnh như đèn pha, lò đúc thủy tinh,...;
-
Không đọc sách hay làm việc ở những nơi thiếu ánh sáng;
-
Loại bỏ thói quen thường xuyên dụi mắt;
-
Không nên sử dụng kính áp tròng trong một khoảng thời gian dài;
Những điều cần tránh để bảo vệ sức khỏe đôi mắt
Ngoài ra, bạn có thể bảo vệ đôi mắt của bạn bằng nhiều cách khác nhau như:
-
Đeo kính râm lúc ra ngoài khi trời nắng;
-
Sử dụng thuốc nhỏ mắt hoặc nước muối sinh lý để rửa mắt;
-
Đảm bảo một giấc ngủ chất lượng từ 7 - 8 tiếng mỗi ngày tránh, thức khuya để mắt được nghỉ ngơi đầy đủ;
-
Giữ thói quen thăm khám mắt thường xuyên để kịp thời phát hiện các bệnh lý về mắt nếu có.
5. Tổng kết
Trên đó là những thông tin về cấu tạo của mắt mà KATA Technology đã tổng hợp và mang đến cho bạn. Hy vọng rằng thông qua bài viết ngày hôm nay, bạn có thể hiểu thêm về đôi mắt của chính mình cũng như những phương pháp chăm sóc mắt hiệu quả, góp phần giúp “cửa sổ tâm hồn” của bạn luôn sáng và khỏe đẹp hơn.