Bị gai cột sống nên ăn gì để cải thiện sức khỏe tích cực hơn?

Tác giả: Thanh Hương
Ngày đăng: 28/02/2024
Cập nhật: 29/02/2024
Khi bị gai cột sống, ngoài việc bạn điều trị bệnh bằng thuốc kê đơn theo bác sĩ thì chế độ ăn uống và dinh dưỡng cũng rất quan trọng để cải thiện tình trạng của bệnh. Do đó “gai cột sống nên ăn gì” là câu hỏi rất được quan tâm khi xây dựng thực đơn cho người gặp bệnh lý này.
 
Bị gai cột sống nên ăn gì để cải thiện sức khỏe tích cực hơn?
 
Bài viết sau đây hãy cùng KATA Technology tìm hiểu xem bị gai cột sống nên ăn gì để cải thiện sức khỏe tốt hơn nhé!

Tổng quan chung về bệnh lý gai cột sống 

Gai cột sống là một bệnh lý phổ biến ảnh hưởng đến cột sống, nhưng khi mới hình thành, thường rất khó nhận biết do không có triệu chứng rõ ràng. Chính vì vậy, người bệnh cần hiểu rõ về bệnh gai cột sóng để có cách cải thiện bệnh tốt hơn.

Khái niệm gai cột sống 

Gai cột sống, thực chất là một biểu hiện rõ rệt của thoái hóa cột sống, là một tình trạng bệnh lý phổ biến liên quan đến việc hình thành các mấu xương nhô ra ở các khớp của cột sống. Những mấu xương này có thể chèn ép lên các dây thần kinh hoặc tủy sống, gây ra đau đớn và hạn chế vận động.
 
Tổng quan chung về bệnh lý gai cột sống 
 
Thoái hóa cột sống khiến sụn và đĩa đệm bị mất nước và bào mòn. Khi đó, cơ thể tạo ra các mấu xương (gai xương) như một phản ứng phòng ngừa, nhằm duy trì sự ổn định và giảm bớt căng thẳng cho cột sống. Lâu dần, những mấu xương này có thể phát triển thành gai cột sống.

Gai cột sống thường xảy ra ở những vùng chịu nhiều áp lực nhất, như đốt sống cổ và thắt lưng. Các dạng gai ở từng vị trí này có những đặc điểm riêng biệt:
  • Gai cột sống cổ (cervical spondylosis): là tình trạng tại các đốt sống trong cột sống cổ bắt đầu mọc ra và phát triển các gai xương, gây lực chèn ép lên các cấu trúc xung quanh như rễ thần kinh, tủy cổ, và động mạch sống.

  • Gai cột sống thắt lưng, hay còn gọi là lumbar spondylosis, là một tình trạng phát triển khi các gai xương bắt đầu hình thành và mọc ra từ xương dưới sụn của các đốt sống trong cột sống lưng. Điều này thường xảy ra khi sụn khớp ở cột sống lưng trở nên xơ hóa và bào mòn.
Tổng quan chung về bệnh lý gai cột sống 
 

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh gai cột sống

Để hiệu quả trong việc điều trị và ngăn ngừa tái phát của bệnh gai cột sống, việc hiểu rõ nguyên nhân gây ra bệnh là vô cùng quan trọng. Thông thường, sự hình thành của gai xương chủ yếu xuất phát từ thoái hóa cột sống và các tình trạng sức khỏe có liên quan, bao gồm:
  • Thoái hóa cột sống: Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra sự phát triển của các gai xương. Khi xảy ra thoái hóa cột sống, sụn khớp trên các đốt sống có thể bị nứt vỡ. Lúc này cơ thể sử dụng đến cơ chế tự chữa lành, bồi đắp canxi vào các vết nứt vỡ này. Tuy nhiên, quá trình "bồi đắp" này không diễn ra đồng đều, dẫn đến tình trạng "chỗ thiếu, chỗ thừa" canxi. Kết quả là, sự tích tụ canxi dư thừa trong một số vị trí có thể gây ra hình thành các gai xương.

  • Sự tích tụ canxi: Quá trình thoái hóa gây ra sự mòn bớt của một phần của xương khớp, dẫn đến hiện tượng tích tụ canxi (calcipyrophosphat) dư thừa. Điều này làm tăng khả năng phát triển của gai xương.
 
Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh gai cột sống
 
  • Yếu tố di truyền: Di truyền gen làm cho đĩa đệm yếu hơn, tăng khả năng phát triển gai xương.

  • Chấn thương ở cột sống: Cơ thể tự có cơ chế phục hồi tổn thương, bao gồm cả tình trạng chấn thương ở cột sống. Tuy nhiên, quá trình này cũng có thể góp phần vào việc hình thành gai cột sống. Ví dụ, để tái tạo những vùng bị tổn thương, cơ thể tự tăng sản xuất canxi ở các khu vực của cột sống bị tổn thương. Điều này không may lại có thể gây ra sự phát triển không cân đối của gai xương.
Gai cột xương sống thường có kích thước nhỏ, phần lớn chỉ xuất hiện ở mặt trước và bên của cột sống, điều này làm cho không phải ai cũng có triệu chứng để phát hiện sớm được. Bệnh có thể âm ỉ trong nhiều năm và chỉ khi gai cọ xát với các xương khác hoặc cọ xát với dây chằng, rễ dây thần kinh, người bệnh mới cảm thấy đau.
 
Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh gai cột sống
 
Triệu chứng phổ biến của bệnh gai cột sống thường được mô tả là "đau thấu trời", bao gồm các triệu chứng sau:
  • Đau ở vùng cổ, vai, và thắt lưng, đặc biệt là khi di chuyển hoặc vận động, và giảm khi nghỉ ngơi.

  • Đau tê lan qua hai tay hoặc từ lưng dọc xuống hai chân. Điều này sẽ là người bệnh bị giảm khả năng vận động ở cổ, cánh tay và tay

  • Mất cân bằng cơ thể, dẫn đến cơ bắp hoặc cả chân tay bị yếu đi.

  • Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể xảy ra mất kiểm soát tiểu tiện và đại tiện, hoặc rối loạn thần kinh thực vật, bao gồm các phản xạ tự động bất thường, tăng tiết mồ hôi, và suy giảm hô hấp.
  •  
Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh gai cột sống
 

Cách điều trị gai cột sống ngay tại nhà 

Đối diện với vấn đề gai cột sống, nhiều người sẽ nghĩ rằng cách điều trị phải cần đến can thiệp y tế và phẫu thuật. Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng cần sự can thiệp y tế đặc biệt. Nếu cơn đau của bạn vẫn đang dừng ở mức độ khởi điểm, vẫn có những cách trị gai cột sống lưng tại nhà đơn giản có thể giúp giảm đau và cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn một cách đáng kể.
 
Cách điều trị gai cột sống ngay tại nhà 
 
Đầu tiên, bạn có thể hỗ trợ cột sống thông qua việc sử dụng các sản phẩm bảo vệ sức khỏe phù hợp và uy tín. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ biện pháp nào. Một giải pháp an toàn và trở nên phổ biến hiện nay đó là sử dụng các dòng máy massage hiện đại để hỗ trợ bảo vệ cổ, lưng tại nhà một cách toàn diện.
Đồng thời việc thực hiện vật lý trị liệu hoặc các bài tập điều trị gai cột sống cũng là cách để điều trị gai cột sống hiệu quả. Bạn có thể tham khảo bài tập lăn lưng dưới sàn, kéo cổ, yoga,.
Tuy nhiên, trong những trường hợp mà gai xương phát triển gây ra áp lực nặng nề lên các cơ quan xung quanh, bạn nên trao đổi với các chuyên gia về vật lý trị liệu để nhận hướng dẫn các bài tập phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân.

 
Cách điều trị gai cột sống ngay tại nhà '
 
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc và thực hiện vật lý trị liệu thì câu hỏi “người bị gai cột sống nên ăn gì?” cũng là điều mà bạn cũng nên quan tâm để quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả nhất. Bởi theo các chuyên gia, dinh dưỡng đóng vai trò cốt lõi trong quá trình duy trì xương khớp khỏe mạnh và đỡ đau nhức hơn. 

Người bị gai cột sống nên ăn gì để chăm sóc sức khỏe? 

Vậy thì người bị gai cột sống nên ăn gì hay cần bổ sung các nhóm thực phẩm như nào để cải thiện tình trạng bệnh lý của bản thân cải thiện tích cực hơn? 

Thực phẩm chứa nhiều canxi 

Bạn có thắc mắc rằng bị gai cột sống có nên uống canxi? Để duy trì sức khỏe xương khớp, việc bổ sung canxi là rất quan trọng tuy nhiên nhiều người mắc bệnh gai cột sống lo lắng rằng việc tăng cường canxi có thể thúc đẩy sự phát triển của gai xương.
 
Người bị gai cột sống nên ăn gì để chăm sóc sức khỏe? 
 
Nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bổ sung canxi một cách hợp lý ngược lại có thể giúp cơ thể chúng ta phục hồi nhanh chóng những tổn thương xương khớp và ngăn chặn sự phát triển của gai xương. 
Người bị gai cột sống nên tăng cường bổ sung canxi từ các nguồn thực phẩm như sữa và các sản phẩm từ sữa, cá mòi, đậu nành, hạt và phô mai.

Nhóm thực phẩm chứa vitamin D, C, K

Để hỗ trợ sức khỏe xương khớp, việc bổ sung các loại vitamin như C, D và K là rất quan trọng. Vitamin C giúp cơ thể hấp thu và lưu trữ canxi trong xương. Vitamin D tăng cường khả năng hấp thu canxi và phospho từ thực phẩm. Trong khi đó, vitamin K giúp tăng cường khả năng liên kết của canxi với xương.
 
Người bị gai cột sống nên ăn gì để chăm sóc sức khỏe? 
 
Bên cạnh việc nạp đồ ăn hợp lý thì người bị gai cột sống uống gì hết? Người bị gai cột sống có thể xem xét bổ sung các loại nước uống giàu vitamin như nước cam, bưởi, cà chua, rau lá xanh và các loại đậu để cung cấp vitamin C. 
Ngoài ra, nguồn vitamin D có thể được tìm thấy trong một số loại cá béo, lòng đỏ trứng, sữa và sữa chua bổ sung vitamin D. Các loại rau xanh, nấm và các loại hạt cũng là nguồn cung cấp vitamin K tốt nhất cho bệnh nhân gai cột sống.

Bổ sung sắt, magie 

Sắt và magie cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe xương khớp. Sắt giúp tạo ra các tế bào hồng cầu để vận chuyển oxy đến các mô, trong khi magie hỗ trợ sự hấp thu canxi và hoạt động của các enzyme liên quan đến sức khỏe xương.
 
Người bị gai cột sống nên ăn gì để chăm sóc sức khỏe? 
 
Tuy nhiên, việc bổ sung sắt và magie nên được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Họ có thể đề xuất liều lượng phù hợp dựa trên tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn và các yếu tố khác như tuổi, giới tính và trạng thái dinh dưỡng. Một số thực phẩm có thể giúp bạn bổ sung 2 chất dinh dưỡng này có thể kể đến như: tôm, cua, trứng gà,...

Thực phẩm giàu protein 

Thực phẩm giàu protein đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cấu trúc và sửa chữa các tổn thương ở xương, sụn và các mô mềm. Vì vậy, để hỗ trợ sức khỏe của cột sống, bạn nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của mình những loại thực phẩm giàu protein như thịt ức gà, thịt cừu, bí đỏ, măng tây, đậu que, rau muống, mơ khô, chanh dây. Điều này sẽ giúp cung cấp đầy đủ protein cho cơ thể, hỗ trợ quá trình phục hồi và bảo vệ sức khỏe của cột sống.
 
Người bị gai cột sống nên ăn gì để chăm sóc sức khỏe? 
 

Thực phẩm cung cấp omega-3 

Acid béo omega-3 không chỉ có tác dụng chống viêm mà còn giúp giảm đau nhức, điều này rất quan trọng cho người mắc bệnh gai cột sống. Cá béo như cá hồi, cá trích, cá thu và cá ngừ là những nguồn cung cấp omega-3 tốt nhất. 
Ngoài ra, các loại hạt như hạt điều, hạt óc chó, quả hạch và hạt lanh cũng chứa lượng omega-3 đáng kể nên bạn có thể xem xét bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày của bản thân.

 
Người bị gai cột sống nên ăn gì để chăm sóc sức khỏe? 
 
Để đảm bảo cơ thể nhận được đủ lượng omega-3, người bệnh cần cân nhắc bổ sung thêm dầu cá hoặc các thực phẩm bổ sung omega-3 từ nguồn thực vật vào chế độ ăn hàng ngày của mình. Điều này sẽ giúp hỗ trợ quá trình điều trị và giảm các triệu chứng của bệnh gai cột sống.

Danh sách thực phẩm cần kiêng kị với người gai cột sống

Bên cạnh việc tập trung vào vấn đề tìm hiểu người bị gai cột sống nên ăn gì, bạn cũng cần xây dựng kiến thức về các thực phẩm mà người gặp bệnh lý này nên tránh hoặc hạn chế để ngăn chặn tình trạng viêm và đau nhức cột sống trở nên nghiêm trọng.

Thức ăn đóng hộp, đồ ăn sẵn

Các loại thực phẩm chế biến sẵn và đóng hộp thường chứa nhiều chất bảo quản, muối, đường và chất béo không lành mạnh. Những thành phần này có thể làm tăng tình trạng viêm và gây tổn hại cho sức khỏe xương khớp.
 
Danh sách thực phẩm cần kiêng kị với người gai cột sống
 
Do đó, bạn nên tránh tiêu thụ các loại thực phẩm này và xây dựng cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh. Khuyến khích bạn nên ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ và duy trì sức khỏe của hệ xương khớp.

Đồ ăn quá nhiều đường hoặc muối 

Các loại thực phẩm chứa quá nhiều đường hoặc muối không chỉ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và suy giảm sức khỏe của các khớp thoái hóa, mà còn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình trao đổi chất của cơ thể. 
 
Danh sách thực phẩm cần kiêng kị với người gai cột sống
 
Việc tiêu thụ lượng lớn đường và muối có thể kích thích sự sản xuất insulin, làm suy yếu hệ thống chống oxy hóa, và dẫn đến tình trạng lão hóa nhanh chóng hơn. Do đó, người bị thoái khớp cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm này để bảo vệ sức khỏe của hệ thống xương khớp.

Omega-6 

Người mắc bệnh gai cột sống nên tránh tiêu thụ các thực phẩm giàu omega-6. Sự tiêu thụ quá nhiều omega-6 có thể gây ra tình trạng giữ nước trong cơ thể, tăng nguy cơ viêm nhiễm và gây sưng phù ở vùng cổ, vùng tay. 
 
Danh sách thực phẩm cần kiêng kị với người gai cột sống
 
Các nguồn omega-6 phổ biến bao gồm dầu thực vật từ hạt điều, hạt hướng dương, hạt mè, đậu nành và các sản phẩm từ chúng. Để thay thế, có thể sử dụng dầu oliu, một lựa chọn tốt hơn cho sức khỏe của người mắc bệnh gai cột sống.

Thịt đỏ, nội tạng động vật 

Gai cột sống kiêng ăn gì? Người mắc bệnh gai cột sống nên hạn chế tiêu thụ thịt đỏ và nội tạng động vật. Thịt đỏ chứa hàm lượng protein cao vượt quá mức cần thiết cho người gai cột sống, cũng như chứa chất béo bão hòa và axit uric có thể kích thích sự phát triển của các gai xương. Do đó, việc kiêng ăn thịt đỏ và nội tạng động vật là quan trọng để hạn chế tình trạng tiến triển của bệnh.
 
Danh sách thực phẩm cần kiêng kị với người gai cột sống
 

Thức uống có cồn, chất kích thích 

Rượu, bia và các loại đồ uống có cồn có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe xương khớp, đồng thời gây ra tình trạng đau nhức và viêm. Ngoài ra, các chất kích thích như cồn, gas, và caffeine không chỉ gây hại cho sức khỏe tổng thể mà còn ảnh hưởng đến hệ xương khớp.
 
Danh sách thực phẩm cần kiêng kị với người gai cột sống
 
Việc tiêu thụ thức uống chứa cồn như bia, rượu, các loại nước ngọt có gas, và đồ uống chứa caffeine như cà phê có thể thúc đẩy quá trình viêm nhiễm và làm suy yếu hệ xương khớp. Hơn nữa, chúng cũng có thể gây ra thiếu hụt canxi, giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe xương khớp.

Kết luận

Hy vọng qua bài viết mà KATA Tech đã chia sẻ, đã giúp bạn giải đáp thắc mắc rằng gai cột sống nên ăn gì để có thể cải thiện sức khỏe tốt hơn. Cuối cùng, việc tuân thủ một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh sẽ giúp người bị gai cột sống kiểm soát tốt hơn các triệu chứng của bệnh và duy trì một cuộc sống chất lượng.
0353697777
Yêu cầu tư vấn