Massage chân, massage lòng bàn chân: Tác dụng, phương pháp và thực hiện
Massage chân có tác dụng gì?
- Xóa tan mọi cảm giác nhức mỏi của đôi chân: Đây chắc chắn là tác dụng đầu tiên dễ thấy nhất khi bạn nhắc đến việc massage chân. Quá trình mát xa chân với các thao tác nhào bóp sẽ giúp xua đi các căng thẳng mà cơ chân gặp phải, làm giảm bớt cảm giác đau mỏi của bạn.
- Đẩy lùi nguy cơ xảy ra các bệnh lý liên quan đến chân: Việc massage chân thường xuyên theo một lộ trình khoa học sẽ là điểm tựa vững chắc để bạn tự tin vào 1 đôi chân khỏe mạnh, bỏ xa các bệnh lý như viêm gân chân, viêm khớp, đau cơ xơ hóa, đau mãn tính…
- Tăng cường lưu thông khí huyết: Các báo cáo y học cho thấy chỉ cần 10 phút thực hiện cách mát xa chân tại nhà mỗi ngày, làn da trông hồng hào và tươi trẻ hơn rất nhiều. Nguyên nhân là bởi các thao tác massage chân giúp làm giãn nở mạch máu, thúc đẩy tuần hoàn máu lưu thông, các bệnh liên quan đến huyết áp cao được hạn chế đem lại cho bạn sức khỏe thể chất dồi dào.
- Khôi phục chất lượng giấc ngủ ngon và sâu hơn: Thực hiện massage chân trước khi đi ngủ mỗi ngày giúp bạn dễ dàng tiến sâu vào giấc ngủ dài và ngon hơn, giảm hẳn tình trạng giật mình giữa đêm, ngủ không sâu giấc. Nhờ vậy cơ thể có thời gian phục hồi và tái tạo năng lượng để cung cấp đến bạn một ngày mới năng động và thoải mái hơn.
Cách massage chân, massage lòng bàn chân tại nhà
- Bước 1: Làm sạch và ngâm chân cùng nước ấm
Thực hiện ngâm chân trong nước ấm từ 5 đến 10 phút sau đó lau khô chân bằng khăn ấm và để chân nghỉ ngơi khoảng 1 phút trước khi bắt đầu massage.
- Bước 2: Chuẩn bị vật dụng và tư thế massage
Sau đó hãy lựa chọn vị trí ngồi để đặt bàn chân một cách thoải mái như ghế, giường…Cố gắng loại bỏ nhiều nhất các áp lực để chân của bạn được thư giãn hoàn toàn trong suốt quá trình massage.
- Bước 3: Khởi động cơ bàn chân
- Bước 4: Massage bàn chân
- Bước 5: Massage các khớp ngón chân
Bạn bắt đầu massage từ ngón út sau đó di chuyển đến ngón cái. Ở mỗi một ngón chân, hãy nhớ massage từ gốc đến đầu ngón chân, sau đó xoay ngón chân 1 vòng và nhẹ nhàng kéo ngón chân để các khớp tại đây được giãn ra.
- Bước 6: Thư giãn và kết thúc massage chân
Cách massage chân bằng máy massage
- Bước 1: Làm sạch vùng da, vị trí mà bạn muốn massage. Kiểm tra các chức năng của máy massage có hoạt động bình thường hay không
- Bước 2: Chọn tư thế thoải mái, bạn có thể ngồi hoặc nằm tùy vào từng loại máy massage chân khác nhau. Tuy nhiên hãy đảm bảo rằng bạn luôn dành đủ không gian cho đôi chân được thư giãn và massage.
- Bước 3: Bắt đầu bật máy và lựa chọn các chế độ, cường độ massage, chườm nhiệt (nếu có) để tiến hàng massage. Đối với các loại máy massage cầm tay, bạn hãy di chuyển nhịp nhàng máy tới các điểm đau nhức để hiệu quả giảm đau được tăng cường hơn.
- Bước 4: Sau khi đã massage theo đúng lộ trình 15 phút như được khuyến nghị, tắt và tháo bỏ máy. Lúc này hãy để đôi chân của bạn được nghỉ ngơi, tránh hoạt động mạnh ngay khi vừa kết thúc quá trình massage chân.
Những lưu ý khi massage chân bằng máy massage
-
Nghiên cứu kỹ cách vận hành máy, lưu ý sử dụng, bảo quản trong giấy hướng dẫn sử dụng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân.
-
Bắt đầu từ những chế độ massage nhẹ nhất để cơ thể dần làm quen sau đó mới tăng từ từ tới mức phù hợp với cảm giác và tình trạng đau nhức của bạn.
-
Chỉ massage chân trong thời gian được khuyến nghị (tối đa 15 phút mỗi lần), massage liên tục trong thời gian dài có thể gây đau nhức thêm cho cơ
-
Không sử dụng máy cho việc massage chân nếu đang có các vết thương hở, vết loét, sưng tấy tại vùng cần massage.
-
Ngừng sử dụng máy massage ngay lập tức nếu cơ thể của bạn cảm thấy khó chịu, đau nhức trở nên nặng hơn.
-
Chú ý đối tượng có thể hoặc không nên sử dụng máy massage được nêu trong hướng dẫn sử dụng để tránh làm tổn hại đến sức khỏe cơ thể bạn.
Tổng kết
Chăm sóc đôi chân ngay ngày hôm nay để trong tương lai bạn sẽ không cảm thấy hối tiếc vì đã không chịu quan tâm đến “trái tim thứ 2” của mình một cách sát sao hơn.