Mẹo Chữa Căng Cơ Bắp Chân Nhanh Chóng Tại Nhà
Tổng hợp mẹo chữa căng cơ bắp chân nhanh chóng tại nhà
1. Tổng quan về hiện tượng căng cơ chân
Theo khái niệm y học, căng cơ là tình trạng các bó cơ bị kéo dãn quá mức và vượt quá ngưỡng chịu đựng. Những người gặp phải vấn đề này sẽ bị hạn chế trong sinh hoạt vì cử động khó khăn và có cảm giác đau nhói tại vùng cơ bị căng, thậm chí sẽ dẫn đến rách cơ nếu tình trạng căng cơ xảy ra quá nghiêm trọng.
Tìm hiểu về hiện tượng căng cơ bắp chân
1.1. Nguyên nhân bị căng cơ bắp chân bắt nguồn từ đâu?
-
Căng cơ bắp chân do căng thẳng tâm lý, tinh thần lo âu: Tình trạng này khiến hệ thần kinh trung ương bị rối loạn khi cần truyền tín hiệu từ não bộ đến các bó cơ. Tâm lý căng thẳng làm tăng áp lực lên các mạch máu và giảm lưu lượng máu tới cơ dẫn đến căng cơ chân.
-
Không khởi động trước khi tập luyện thể thao: Việc bỏ qua bước làm nóng cơ thể không chỉ gây căng cơ bắp chân mà còn gia tăng nguy cơ chấn thương trong quá trình luyện tập.
- Thay đổi đột ngột thói quen và cường độ tập thể dục: Đây cũng là nguyên nhân bị căng cơ bắp chân. Do đó, bạn cần thay đổi mức độ luyện tập một cách từ từ và có kế hoạch khoa học để cơ thể dần làm quen và hạn chế nguy cơ căng cơ bắp chân.
Những nguyên nhân căng cơ bắp chân phổ biến nhất
-
Do đi giày cao gót thường xuyên: Các nghiên cứu cho thấy rằng, hầu hết những người đi giày cao gót trong một khoảng thời gian dài và liên tục đều có cảm giác đau mỏi và căng cứng cơ vùng chân. Không chỉ gây áp lực lên bắp chân, việc thường xuyên mang những đôi giày cao gót cũng sẽ làm khớp gối, bàn chân và cột sống của bạn bị đau.
-
Căng cơ bắp chân khi mang thai: Triệu chứng căng cơ bắp chân còn là tình trạng thường gặp ở nhiều phụ nữ mang thai. Sự phát triển của thai nhi, thay đổi về cân nặng, các loại tiết tố trong cơ thể,... sẽ tạo áp lực lớn lên dây chằng, gây ra những cơn đau cơ bắp chân đầy khó chịu cho bà bầu.
-
Tình trạng căng cứng cơ bắp chân còn xảy ra do một vài nguyên nhân khác có thể kể đến như: căng cơ do bệnh viêm bì cơ, viêm đa cơ, mất nước, căng cơ do tác dụng phụ của thuốc, căng cơ do máu lưu thông kém…
Xác dịnh chính xác nguyên nhân để có mẹo chữa căng cơ bắp chân phù hợp
1.2. Phát hiện căng cơ bắp chân qua những triệu chứng nào?
-
Khó khăn khi kiễng chân lên và đau khi gập cổ chân;
-
Gặp vấn đề khi co khớp gối;
-
Có cảm giác đau nhức hoặc tê ngứa ở vùng bắp chân;
-
Bắp chân của bạn sưng tấy hoặc bầm tím;
- Đột ngột bị đau ở phía sau cẳng chân.
Nhận biết triệu chứng căng cơ bắp chân kịp thời
Việc phát hiện các triệu chứng căng cơ sẽ giúp bạn xem xét một cách chính xác nguyên nhân bị căng cơ bắp chân là gì, từ đó có thể thực hiện các bài tập giãn cơ bắp chân ngay tại chỗ hiệu quả nhất.
2. Tổng hợp các mẹo chữa căng cơ bắp chân ngay tại nhà
2.1. Nghỉ ngơi
Nghỉ ngơi là một trong những cách tốt nhất để cơ bắp tự phục hồi
2.2. Chườm đá
-
Bạn nên chườm lạnh lên vùng cơ bị căng trong khoảng 20 phút và thực hiện nhiều lần trong ngày để mẹo chữa căng cơ bắp chân nói trên đạt được hiệu quả tối đa.
-
Tình trạng căng cơ bắp chân sẽ dần thuyên giảm trong vòng 48 giờ khi bạn áp dụng cách làm giảm căng cơ chân này.
Chườm đá lạnh giúp giảm tình trạng cứng cơ do chấn thương hiệu quả
2.3. Giãn cơ nhẹ nhàng
Giãn cơ nhẹ nhàng chính là mẹo chữa căng cơ bắp chân đơn giản nhất mà bạn có thể tự thực hiện tại nhà. Bạn hãy bước một chân tới trước và chùng xuống, đồng thời duỗi thẳng chân sau để giảm đau cơ bắp chân của bạn.
2.4. Phương pháp RICE
Phương pháp RICE là cách giảm đau cơ bắp chân phù hợp với các chấn thương cẳng chân từ nhẹ tới trung bình. RICE là từ viết tắt của 4 bước sơ cứu chấn thương thể thao phổ biến bao gồm Rest (nghỉ ngơi) - Ice (chườm đá) - Compression (băng ép) - Elevation (kê cao vị trí chấn thương).
Áp dụng nguyên tắc RICE để chăm sóc bắp chân căng cứng
Đúng như ý nghĩa của tên gọi phương pháp này, RICE bao gồm 4 bước và mỗi bước sẽ có một tác dụng giảm đau cụ thể:
-
Rest - Nghỉ ngơi: Giúp bạn giảm chảy máu và phù nề trong một số trường hợp, đồng thời bảo vệ các gân, cơ, mô để tình trạng chấn thương không xảy ra nghiêm trọng hơn;
-
Ice - Chườm đá: Hỗ trợ làm co các mạch, giảm lượng máu lưu thông ở vùng bị căng cơ bằng đá lạnh để giảm phù nề và giảm đau;
-
Compression - Băng ép: Dùng băng gạc quấn quanh vùng bị chấn thương để cố định phần cơ bị căng hoặc giãn, giúp tăng tốc độ phục hồi và cải thiện tình trạng sưng tấy cơ bắp chân;
-
Elevation - Kê cao vị trí chấn thương: Giúp giảm sưng, đau và viêm cơ bắp chân.
2.5. Sử dụng các thiết bị massage bắp chân tại nhà
Ngoài việc áp dụng những mẹo chữa căng cơ bắp chân kể trên, bạn cũng có thể sử dụng các thiết bị massage bắp chân để giúp làm giảm sưng tấy do căng cơ vùng bắp chân tại nhà.
SKG BM3-E với công nghệ xoa bóp hiện đại thư giãn hiệu quả cho cơ bắp chân
Thiết bị massage bắp chân SKG BM3-E là một sản phẩm nổi trội trong số những dòng máy massage chân, giúp làm giảm tình trạng căng cơ bắp chân hiệu quả mà KATA muốn giới thiệu đến bạn.
-
Hoạt động bằng cơ chế nén khí 3 cấp độ, SKG BM3-E sẵn sàng đánh bay mọi mức độ căng cứng bất kể nguyên nhân bị căng cơ bắp chân là gì.
-
Thêm vào đó, khả năng chườm nóng diện tích lớn sẽ bao phủ toàn bộ các cơ vùng bắp chân, giúp bạn giảm đau cơ hiệu quả.
-
SKG BM3-E còn sử dụng được ở cả vùng tay của bạn và giúp giảm căng cơ tay hiệu quả.
SKG BM3-E sẽ là một sản phẩm ưu việt và phù hợp với mọi đối tượng đã - đang - có nguy cơ gặp phải tình trạng căng cơ nói chung và căng cơ bắp chân nói riêng.
2.6. Một số mẹo chữa căng cơ bắp chân khác
Ngoài những mẹo chữa căng cơ bắp chân nói trên, bạn cũng có thể thực hiện các phương pháp chữa căng cơ bắp chân khác như: chườm nóng vùng bị căng cơ, xoa bóp cơ bắp bằng rượu, đi bộ hoặc thực hiện các hoạt động thể chất nhẹ nhàng khác…
3. Những lưu ý để ngăn ngừa tình trạng bị căng cơ bắp chân
Khi đã từng bị căng cơ chân một lần, nguy cơ bị căng cơ tại vị trí này một lần nữa cũng sẽ gia tăng trong tương lai dù bạn đã áp dụng thành công mẹo chữa căng cơ bắp chân. Chính vì vậy, để ngăn chặn tình huống này xảy ra, bạn nên nhớ cho mình một số lưu ý sau đây:
Lưu ý để hạn chế xảy ra tình trạng căng cơ bắp chân
-
Thường xuyên tập luyện các bài tập kéo giãn chân, rèn luyện cơ bắp chân với các dòng máy massage đều đặn để đảm bảo độ linh hoạt.
-
Không cố gắng hoạt động quá sức khi nhận thấy cơ bắp khó chịu mà thay vào đó là nghỉ ngơi đúng lúc.
-
Khi xây dựng các buổi tập thể chất, bạn cần cân bằng được thời gian nghỉ ngơi để tạo điều kiện cho cơ thể có đủ không gian hồi phục sức lực.
-
Chú trọng các kỹ thuật đúng chuẩn khi chơi thể thao.
-
Lên kế hoạch ăn uống cẩn thận với đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu, tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu khoáng chất và vitamin tốt chơ cơ xương khớp.
-
Uống đủ lượng nước mỗi ngày để giảm thiểu tình trạng ứ đọng axit lactic - tác nhân chính gây căng cứng và nhức mỏi cơ.
5. Tổng kết
Trên đây là tất tần tật những mẹo chữa căng cơ bắp chân tại nhà hiệu quả mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng rằng, những thông tin về căng cơ bắp chân mà KATA Technology vừa chia sẻ sẽ giúp cho bạn hiểu thêm về triệu chứng này, đồng thời sẽ có cho mình cách giảm đau cơ bắp chân phù hợp khi gặp phải tình trạng căng cơ bắp chân.
Bên cạnh đó, nếu bạn muốn tìm kiếm một thiết bị massage ưu việt giúp đánh bay tình trạng căng cơ chân đang làm bạn khó chịu, hãy mua ngay máy massage chân SKG BM3-E nhé!