Tìm hiểu chung về châm cứu và tác dụng
Châm cứu là một phương pháp y học truyền thống xuất phát từ Trung Quốc và đã được sử dụng hàng nghìn năm. Phương pháp này tập trung vào việc đặt các kim mỏng vào các điểm cụ thể trên cơ thể để các dây thần kinh và mạch máu, được biết đến trong y học Trung Quốc là "khí huyết".
Theo quan niệm của y học cổ truyền Trung Quốc, bệnh tật là do sự cản trở lưu thông của khí và máu trong cơ thể. Châm cứu giúp loại bỏ các cản trở này và đưa cơ thể vào trạng thái cân bằng, từ đó giúp bạn cải thiện sức khỏe tốt hơn. Vậy liệu rằng, châm cứu có tác dụng gì mà phương pháp này được lưu truyền lâu đến vậy, cùng KATA Tech tìm hiểu nhé!
Các chuyên gia đã tích hợp kiến thức về thần kinh để giải thích cơ chế hoạt động của châm cứu. Theo họ, các dây thần kinh, cơ và mô liên kết được kích thích thông qua huyệt đạo được châm kim. Sự kích thích này không chỉ làm tăng lưu lượng máu mà còn kích hoạt cơ chế tự giảm đau tự nhiên của cơ thể.
Điều đó có nghĩa rằng, châm cứu có thể hữu ích trong nhiều trường hợp, bao gồm điều trị buồn nôn sau phẫu thuật và hóa trị, đau răng, phục hồi chức năng sau đột quỵ cùng nhiều bệnh lý về xương khớp và đau thần kinh.
Thêm nữa, châm cứu đau vai gáy còn là một trong những phương pháp trị đau vai gáy hiệu quả nhất khi có thể đem đến khả năng làm giảm cảm giác nhức mỏi vùng sau gáy cũng như cải thiện độ linh hoạt của cơ bắp hơn.
Châm cứu có nhược điểm gì? 5 tai biến của châm cứu bạn cần biết
Mặc dù châm cứu là một phương pháp chữa bệnh mang lại hiệu quả lớn trong việc phòng và điều trị nhiều loại bệnh. Tuy nhiên, nó cũng có thể trở thành một con dao hai lưỡi nếu được sử dụng không đúng cách. Vậy nhược điểm của châm cứu là gì? Hãy cùng Kata Tech khám phá ngay!
Thường thì bạn phải biết rằng một liệu trình châm cứu kéo dài khoảng 10-15 lần châm. Tùy thuộc vào sự tiến triển của bệnh và đáp ứng của cơ thể, người thực hiện có thể điều chỉnh thời gian điều trị.
Quan trọng là bạn không nên tự quyết định ngưng điều trị mà cần thảo luận với bác sĩ. Trong quá trình châm cứu kéo dài, người thực hiện thường luân phiên giữa các huyệt để tránh việc châm nhiều lần vào một huyệt, gây đau và không thoải mái.
Tuy nhiên, nếu bạn quá lạm dụng châm cứu sẽ gây ra các biến chứng nghiêm trọng, dưới đây là 5 tai biến của châm cứu mà bạn cần biết:
Đau nhức và bầm tím
Sau khi bạn châm cứu, để ý bạn sẽ cảm nhận được vùng da nơi kim châm vào sẽ làm bạn đau nhức. Ngoài ra, việc có vết bầm tím nhẹ tại những vị trí này cũng là phản ứng phổ biến mà ai cũng gặp khi châm cứu.
Mệt mỏi và cảm giác lâng lâng
Một số người sau khi châm cứu có thể trải qua cảm giác mệt mỏi hoặc lâng lâng. Đây thường là dấu hiệu của sự giải toả năng lượng trong cơ thể. Mặc dù cơn mệt của bạn sẽ tự thuyên giảm theo thời gian, nhưng nếu sau vài giờ bạn vẫn thấy trong người lâng lâng, thì bạn cần nghỉ ngơi và chăm sóc bản thân theo hướng dẫn của bác sĩ có chuyên môn.
Kim châm bị gãy hoặc có mảnh kim bị sót trong da
Mặc dù hiếm, nhưng khả năng gãy kim hoặc mảnh kim còn lại trong cơ thể bạn sau khi châm cứu là vẫn có. Điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng và tác động tiêu cực khác. Việc sử dụng bộ dụng cụ châm cứu không an toàn hoặc các bác sĩ thực hiện không đủ chuyên môn thì trường hợp này vẫn có thể xảy ra.
Vùng châm cứu bị nhiễm trùng, dây thần kinh bị tổn thương
Nếu bộ dụng cụ không được làm sạch đúng cách hoặc không tuân thủ các quy tắc vệ sinh, có thể xảy ra nhiễm trùng, đây có thể nói là tai biến lớn nhất khi bạn châm cứu. Ngoài ra, việc châm vào vùng gần dây thần kinh có thể gây tổn thương dây thần kinh và mạch máu, mức độ nặng - nhẹ sẽ tùy thuộc vào vị trí và sức mạnh của người thực hiện châm cứu.
Thủng cơ quan nội tạng và tổn thương tủy sống
Trong trường hợp nếu kim được châm quá sâu hay không đúng vị trí, có thể xảy ra thủng cơ quan nội tạng hoặc tổn thương tủy sống. Đây là những tai biến nghiêm trọng nên bạn cần tìm người thực hiện châm cứu chuyên nghiệp và có nhiều kinh nghiệm để đề phòng trường hợp này xảy ra với bản thân.
Ngoài ra, việc tìm hiểu châm cứu ở đâu cho an toàn và đảm bảo chất lượng cũng nên là một trong những yêu cầu đầu tiên mà bạn nên quan tâm khi muốn sử dụng châm cứu để giảm đau nhức và điều trị các bệnh lý khác nhau.
Những ai không nên châm cứu? Lưu ý để châm cứu đem lại hiệu quả tốt tới sức khỏe
Châm cứu là một phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả, nhưng không phải ai cũng thích hợp với nó. Vậy nên KATA Technology sẽ chia sẻ tới bạn danh sách những ai không nên châm cứu để bạn cùng người thân có thể biết được bản thân có phù hợp với phương pháp thư giãn này không nhé!
Đối tượng không nên áp dụng châm cứu
Tuy châm cứu mang lại rất nhiều tác dụng tốt, nhưng không phải đối tượng nào cũng phù hợp với phương pháp này. Châm cứu có hiệu quả tích cực đối với nhiều tình trạng khác nhau nhưng vẫn có một số trường hợp không nên châm cứu như:
Đầu tiên là đối với những bạn có tâm lý sợ kim, căng thẳng, và không sẵn sàng hợp tác. Điều này sẽ làm người thực hiện rất khó thao tác, thậm chí là thao tác nhầm trên người bạn, gây ra các tai biến không mong muốn.
Tiếp đến là nếu sức khỏe bạn đang không khỏe, suy kiệt kéo dài, điều này có thể làm bạn không phản ứng tốt với châm cứu và đôi khi nó có thể làm tăng thêm cảm giác mệt mỏi.
Đối với những người có vấn đề tim mạch hoặc tiểu đường, việc châm cứu có thể ảnh hưởng đến các chỉ số sức khỏe và bạn nên có sự theo dõi cẩn thận từ bác sĩ.
Đối tượng tiếp theo không nên châm cứu là phụ nữ đang mang thai, vì phương pháp này có thể gây nguy cơ động thai và ảnh hưởng đến thai nhi của bạn.
Việc châm cứu khi dạ dày trống rỗng hoặc quá tải thức ăn có thể gây ra cho bạn cảm giác không thoải mái. Ngoài ra, trong tình trạng say rượu, cơ thể bạn có thể không phản ứng đúng cách với liệu pháp châm cứu.
Lưu ý bạn cần biết khi châm cứu
Ngoài việc đề phòng về vấn đề “những ai không nên châm cứu”, bạn cũng nên có cho mình những lưu ý trước và sau quá trình châm cứu để ngăn chặn nhược điểm của châm cứu phát triển thành các tai biến sức khỏe nghiêm trọng hơn.
Trước khi châm cứu
Để đảm bảo quá trình châm cứu đạt được hiệu quả tối đa, bạn nên hiểu rõ một số lưu ý cần biết trước khi châm cứu
-
Giữ tinh thần thoải mái, thả lỏng, tránh lo lắng để không ảnh hưởng đến quá trình châm cứu.
-
Có một lưu ý nhỏ cho bạn, tránh để bụng quá đói và quá no trước khi thực hiện châm cứu.
-
Không sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu trước khi châm cứu.
-
Bạn nên dưỡng sức tầm 1-2 ngày để có một cơ thể khỏe mạnh trước khi thực hiện phương pháp châm cứu.
-
Bạn cũng có thể thảo luận với chuyên gia để xây dựng phác đồ châm cứu đau vai gáy và châm cứu bao lâu thì nghỉ giữa các buổi điều trị. Thông thường, trong trường hợp đau vai gáy kéo dài, bạn có thể thực hiện châm cứu 1-2 lần mỗi tuần. Mỗi buổi điều trị thường kéo dài từ 30-60 phút, tùy thuộc vào kế hoạch châm cứu và cơ địa của bạn.
Sau khi châm cứu
Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể của người bệnh, thầy thuốc có thể đưa ra một số lưu ý sau khi bạn đã thực hiện châm cứu. Những lưu ý này giúp bạn đảm bảo rằng phương pháp châm cứu mang lại hiệu quả tối đa và tránh các tác động phụ có thể xuất hiện sau quá trình điều trị:
-
Bạn hãy ở lại cơ sở y tế từ 15-30 phút để theo dõi các phản ứng sau châm cứu.
-
Nên nghỉ ngơi 1-2 ngày để có thể hoàn toàn hồi phục sức khỏe.
-
Bạn tuyệt đối không nên mang vác các vật nặng và nên luyện tập thêm các bài tập kéo dãn khớp, điều quan trọng là bạn nên tham khảo ý kiến của người có chuyên môn cao để tránh để lại biến chứng.
Vậy liệu rằng “châm cứu xong có tắm được không” là câu hỏi mà nhiều bạn sau khi thực hiện châm cứu xong rất thắc mắc. Sau khi châm cứu, bạn có thể tắm ngay sau đó nếu không có vấn đề hay hạn chế gì về sức khỏe. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe và an toàn, sau khi châm cứu bạn nên nghỉ ngơi ít nhất 30 phút hoặc lâu hơn sau đó mới đi tắm. Thời gian nghỉ ngơi này giúp cơ thể thích nghi và tận dụng hiệu quả tốt hơn từ liệu pháp châm cứu.
Dinh dưỡng sau châm cứu
Không có thực phẩm nào cần kiêng cữ khi bạn vừa mới thực hiện châm cứu xong. Tuy nhiên, để quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả tốt nhất thì bạn vẫn nên hạn chế ăn những thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn chế biến sẵn, thức ăn nhiều muối, đường, chất kích thích, rượu, bia. Sau đây mà một vài loại thực phẩm bạn có thể đưa vào thực đơn của mình.
- Thực phẩm chứa chất chống viêm
Sau phiên châm cứu, bạn nên bổ sung thực phẩm chứa chất chống viêm để hỗ trợ sự hồi phục của cơ và dây thần kinh. Những loại thực phẩm như nho, dứa, hành tây là những nguồn chất chống viêm cao, giúp bạn duy trì sức khỏe và bảo vệ hệ thống cơ thể.
Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết dịch nhầy, bảo vệ đĩa đệm và cải thiện tình trạng đau, giảm biến chứng. Rau xanh và trái cây như súp lơ, cà rốt, táo là những nguồn chất xơ tốt, giúp tăng cường sức khỏe của hệ thống cơ bản và thần kinh.
Có thể nói rằng, vitamin đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hồi phục sức khỏe. Những loại thực phẩm giàu vitamin sẽ giúp giảm đau, giảm viêm, kích thích lưu thông máu và hỗ trợ làm lành tổn thương. Loại trái cây như cam, dâu, kiwi là những nguồn vitamin phong phú, bạn nên thêm vào trong chế độ ăn hàng ngày của mình.
Canxi đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc xương khớp và duy trì sức khỏe chung. Ngũ cốc, sữa, tôm, cua là những những thực phẩm có chứa canxi cao, thực phẩm này giúp bạn trong quá trình phòng ngừa và điều trị bệnh lý.
Kết luận
Hy vọng bài viết mà KATA Tech đã chia sẻ giúp bạn giải đáp được thắc mắc “những ai không nên châm cứu” và những lưu ý cần biết khi áp dụng phương pháp này. Nếu bạn muốn chọn châm cứu làm phương pháp chữa bệnh thì hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa Y học cổ truyền để được khám, tư vấn. Điều này giúp bạn đảm bảo rằng phương pháp này được áp dụng một cách an toàn và hiệu quả. Đồng thời chuyên gia có thể đưa ra lời khuyên phù hợp dựa trên tình trạng sức khỏe cụ thể của từng người.