1. Tác hại của đi bộ quá mức và không khoa học là gì?
Đi bộ là một hoạt động thể dục tốt và nó mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn: giảm cân, làm chắc xương,... Tuy nhiên, nếu bạn lạm dụng và thực hiện đi bộ quá mức hoặc không khoa học, có thể gây ra nguy hiểm đến sức khỏe cơ thể. Vì vậy trước khi đi vào giải đáp danh sách những bệnh không nên đi bộ, KATA sẽ giúp bạn làm rõ một số tác hại của đi bộ mà tất cả mọi người đều có thể gặp phải.
1.1. Chấn thương cơ bắp và khớp
Đi bộ quá mức có thể tăng nguy cơ chấn thương cơ bắp và khớp, đặc biệt là nếu bạn không có những bước chuẩn bị cơ bản hoặc thực hiện động tác không đúng cách.
-
Bởi khi bạn đi bộ quá nhiều mà lại sai kỹ thuật sẽ khiến dây chằng ở hai chân phải chịu áp lực lớn, các mô xung quanh khớp bị tổn thương, từ đó gây đau nhức xương khớp.
-
Ngoài ra, việc đi bộ không khoa học có thể tạo ra các vết rách trên cơ và mô mềm ở chân. Bộ phận bị tổn thương này sẽ gây ra những cơn đau nhức kéo dài và chúng có thể ngày càng nguy hiểm hơn nếu bạn không kịp thời chữa trị. Lâu dần, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm cơ.
Đi bộ không đúng cách có thể khiến cơ bắp gặp biến chứng xấu
1.2. Mệt mỏi và căng thẳng
Nếu đi bộ quá nhiều mà không có thời gian nghỉ ngơi, cơ thể có thể trở nên mệt mỏi và căng thẳng, ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe nói chung. Vì sau khi luyện tập, cơ thể bạn cần thời gian để phục hồi, nhưng nếu bạn luyện tập quá mức, thì thời gian phục hồi này sẽ kéo dài vài ngày.
Đi bộ quá mức gây sa sút cả sức khỏe thể chất và tinh thần
Thế nhưng với guồng quay công việc bận rộn, sẽ chẳng có ai đủ thời gian dành hẳn vài ngày để nghỉ dưỡng. Đó là lý do khiến tinh thần bạn trở nên căng thẳng hơn cả trước khi đi bộ. Bên cạnh đó, việc đi bộ quá mức trong một khoảng thời gian dài có thể gây tổn thương cho tim, phổi, tỳ vị,... điều này sẽ khiến cơ thể bạn luôn trong trạng thái yếu đuối và mệt mỏi.
1.3. Tăng nguy cơ chấn thương
Đi bộ ở cường độ cao mà không có sự chuẩn bị thích hợp có thể tăng nguy cơ gặp chấn thương trong quá trình luyện tập, nhất là nếu bạn đi trên địa hình khó khăn hoặc không đúng cách.
Chủ quan đi bộ không đúng cách gây chấn thương không mong muốn
Để tránh những tác hại của đi bộ này, quan trọng là bạn phải duy trì được một lịch trình đi bộ hợp lý, có sự cân bằng giữa công việc với thời gian nghỉ, và thực hiện hoạt động theo cách khoa học để giữ cho cơ bắp và khớp được bảo vệ. Nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập luyện mới.
2. Cảnh báo những bệnh không nên đi bộ để tránh ảnh hưởng xấu
Mặc dù đi bộ là hoạt động thể dục phổ biến và có lợi cho sức khỏe, nhưng có một số trường hợp không nên đi bộ để tránh tác động xấu đến sức khỏe. Dưới đây là những bệnh không nên đi bộ nếu không muốn tình trạng bệnh trở nên chuyển biến xấu hơn:
2.1. Bệnh tim mạch
Bệnh tim mạch là một vấn đề nghiêm trọng của sức khỏe, và người bị bệnh tim mạch được khuyến cáo không nên vận động mạnh. Do đó, việc đi bộ đối với họ cần phải được xem xét một cách cẩn trọng. Bởi vì:
-
Cường độ tập luyện cao có thể khiến tim đập nhanh hơn làm tăng tốc độ lưu thông máu một cách đột ngột.
-
Nghiêm trọng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như như vỡ mạch máu não, nhồi máu cơ tim.
Bệnh lý liên quan tim mạch là một trong những bệnh không nên đi bộ hàng đầu
2.2. Bệnh thoát vị đĩa đệm
Một trong số những bệnh không nên đi bộ tiếp theo đó chính là thoát vị đĩa đệm. Thoát vị đĩa đệm theo giải thích của các chuyên gia là một bệnh lý mà nhân nhầy của đĩa đệm cột sống bị lệch ra khỏi vị trí, xuyên qua dây chằng cuộc sống và chèn ép vào các rễ thần kinh. Điều này gây ra những cơn đau nhức thẳng xuống chân khiến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh bị cản trở.
Những người bị thoát vị đĩa đệm cần cẩn trọng từ những vận động nhỏ nhất
Do đó, việc đi lại cẩn thận là rất quan trọng đối với những người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm. Ngay cả những hoạt động nhỏ cũng gây ra tình trạng nguy hiểm cho bệnh lý này, cho nên việc đi bộ thể dục là không phù hợp với những người mắc bệnh.
2.3. Thoái hóa xương khớp
Những người gặp thoái hóa, mắc các bệnh xương khớp có nên đi bộ không? Xương khớp đóng vai trò quan trọng trong việc đi lại của con người. Khi mắc các bệnh xương khớp, sụn bao phủ bề mặt của khớp có thể bị bào mòn rách hoặc thậm chí biến mất.
Những bệnh không nên đi bộ phải kể đến cả thoái hóa xương khớp
Điều này dẫn đến việc đoạn xương ở khớp gối chà sát, va chạm trực tiếp với nhau, gây ra đau nhức. Từ đó, việc di chuyển linh hoạt đã là rất khó khăn, cho nên người bị thoái hóa xương khớp không nên tự tiến hành đi bộ mà phải trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ.
3. Đi bộ như thế nào mới là đúng cách? Nên đi bộ bao nhiêu phút mỗi ngày?
Bên cạnh những bệnh không nên đi bộ, mọi người bình thường cũng chỉ nghĩ đơn giản đi bộ một cách bình thường đã có tác dụng nhất định. Thế nhưng nếu chủ quan không tìm hiểu nguyên tắc tập đúng cách, bài tập đi bộ có thể gây ra nhiều tác hại cho cơ thể như bắp chân to, mệt mỏi,...
Hiểu rõ quy tắc đi bộ giúp tối ưu lợi ích sức khỏe từ bài tập
Vậy phải đi bộ như thế nào mới là đúng cách, đúng chuẩn khoa học, hãy tìm hiểu cùng KATA nhé!
#Chuẩn bị cơ bản:
-
Trước khi bắt đầu bất kỳ bài tập đi bộ nào, bạn nên thảo luận với bác sĩ trong trường hợp bạn mắc những bệnh không nên đi bộ: tim mạch, thoái hóa xương khớp,...
-
Thêm nữa bạn cần bắt đầu tập luyện với mức độ nhẹ và chỉ tăng dần cường độ theo thời gian khi cơ thể đã làm quen với việc tập luyện.
-
Bạn cần chọn giày thoải mái, vừa vặn và đảm bảo rằng giày có độ đàn hồi phù hợp. Tốt hơn hết bạn không nên sử dụng những đôi giày vừa mới mua để tập luyện vì giày mới thường có form cứng hơn sẽ khiến bạn mất nhiều sức khi luyện tập đi bộ.
Chuẩn bị dụng cụ và lịch trình tập luyện phù hợp tình trạng sức khỏe của bản thân
#Tư thế đi bộ đúng:
-
Bạn giữ đầu thẳng mắt nhìn về phía trước và đảm bảo cả vai và lưng của bạn đều trong tư thế thẳng.
-
Trong quá trình đi bộ, cánh tay của bạn nên phối hợp nhịp nhàng theo bước chân.
#Thời gian và tần suất:
Nhiều người không biết nên đi bộ bao nhiêu phút mỗi ngày là đủ tốt và hiệu quả hoặc cũng có suy nghĩ đi bộ càng nhiều lại càng mang lại lợi ích sức khỏe lớn hơn. Thế nhưng theo các chuyên gia:
-
Thời gian tốt nhất là bạn duy trì thời gian khoảng 30 - 45 phút mỗi ngày và số bước đi bộ tối thiểu là 2000 bước.
-
Nếu mới bắt đầu, bạn có thể bắt đầu với một khoảng thời gian cùng tần suất thấp hơn và tăng dần theo thời gian.
-
Khi cảm thấy thoải mái với mức độ đi bộ hiện tại, bạn có thể tăng cường cường độ bằng cách tăng tốc độ hoặc gia tăng độ cao, số km hoặc chuyển vào đi bộ chuyên sâu trong đường địa hình.
-
Nếu bạn cảm thấy đau hoặc có bất kỳ dấu hiệu nào khác của vấn đề sức khỏe, hãy ngừng lại và tham khảo ý kiến của bác sĩ
Tư thế đi bộ chuẩn và tần suất đi bộ hợp lý
Ngoài ra nhiều người đặt câu hỏi liệu những người lớn tuổi chẳng hạn từ tuổi 60 đi bộ hàng ngày có tốt không. Câu trả lời cho vấn đề này là hoàn toàn có nếu không gặp vấn đề về những bệnh không nên đi bộ kể trên và thể chất đảm bảo.
Người cao tuổi từ độ 60 trở nên có thể duy trì thời gian đi bộ từ 30 - 40 phút mỗi ngày và tần suất duy trì khoảng 3 -5 buổi trong một tuần sẽ đem lại những cải thiện tích cực cho hệ thống tuần hoàn máu đến não bộ.
Đi bộ phụ thuộc sát vào thể trạng sức khỏe cụ thể của từng người
Hãy nhớ rằng trên đây chỉ là hướng dẫn tổng quát, và việc đi bộ phù hợp sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe cụ thể của mỗi người. Bạn nên tìm đến với chuyên gia y tế hoặc người hướng dẫn tập luyện chuyên nghiệp để họ giúp bạn xác định kế hoạch chuẩn chỉnh nhất cho bạn.
4. Tổng kết
Sau khi tìm hiểu chi tiết những bệnh không nên đi bộ ở bài viết trên đây của KATA Technology, chắc bạn đã nắm rõ được vấn đề tại sao các chuyên gia y tế lại đưa ra những lời khuyến cáo không thực hiện. Do đó, nếu bạn và người thân đang chịu những cơn đau từ những bệnh lý này, thì KATA Technology khuyên bạn không nên luyện tập thể dục đi bộ, mà hãy tìm tới lời khuyên của bác sĩ để có bài tập phù hợp với trạng thái cơ thể của mình.