Tìm hiểu mỡ nội tạng và mỡ dưới da là gì? Cách loại bỏ chúng khỏi cơ thể nhanh nhất

Tác giả:
Ngày đăng: 05/07/2023
Cập nhật: 10/07/2023

Việc loại bỏ mỡ khỏi cơ thể luôn là vấn đề khiến nhiều người đau đầu do hiểu sai về cấu tạo của mỡ trên từng vùng cơ thể. Để đạt được hiệu quả khi thực hiện, bạn cần phải phân biệt được các loại mỡ cần tác động vào có đặc điểm như thế nào? Vì vậy, hãy bắt đầu với mỡ nội tạng và mỡ dưới da.

Trong cấu tạo cơ thể, mỡ tồn tại và tích trữ ở mọi bộ phận. Mỗi loại lại có cấu tạo riêng cũng như ảnh hưởng khác nhau đến sức khỏe con người. Trong bài viết sau đây, KATA Technology sẽ giúp bạn tìm hiểu và phân biệt mỡ nội tạng và mỡ dưới da là gì cũng như cách đốt cháy làm giảm lượng mỡ khỏi cơ thể một cách hiệu quả và an toàn hơn.

Mỡ nội tạng và mỡ dưới da là gì?

Dù là người khỏe mạnh hay có cân nặng cao hơn bình thường, trong cơ thể chúng ta luôn tích tụ một lượng mỡ nhất định. Để giữ gìn sức khỏe và duy trì thể trạng ở mức tốt nhất, bạn cần phải hiểu rõ về mỡ dưới da là gì cũng như phân biệt với mỡ nội tạng có gì khác nhau.

Mỡ dưới da là gì?

Mỡ dưới da chính là lớp chất béo tập trung dưới lớp màng của bề mặt da trên cơ thể cơ người. Các vị trí tích tụ thường thấy như bụng, bắp tay, chân và mông. Thông thường, lớp mỡ dưới da không ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Chúng thường được chuyển hóa thành năng lượng phục vụ cho hoạt động và quá trình trao đổi chất trong cơ thể,

Hoạt động như một lớp ngăn cách nhiệt giữa môi trường bên ngoài và bộ phận bên trong, mỡ dưới da còn có chức năng bảo vệ cơ thể tránh những tác động từ thay đổi môi trường. Chúng chủ yếu được hình thành từ thói quen ăn nhiều thức ăn béo, nhiều carbohydrate, do cơ địa và yếu tố trong gen di truyền của mỗi người.

Mỡ nội tạng là gì?

Mỡ nội tạng thường xuất hiện và tích tụ sâu trong khoang bụng cơ thể con người. Vị trí của chúng gần với các cơ quan nội tạng như gan, tim, dạ dày,... hay trong thành các động mạch lưu thông máu. Khác với mỡ dưới da, mỡ nội tạng có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người, gia tăng nguy cơ các bệnh về tim mạch, cao huyết áp.

Bạn khó có thể xác định được lượng mỡ nội tạng bằng mắt thường hay qua cân nặng bởi cho dù có nhẹ cân, có thân hình chuẩn thì vẫn có khả năng cao là bạn nhiễm mỡ trong nội tạng. Nguyên nhân của tình trạng này thường là do mất cân bằng quá trình trao đổi chất trong cơ thể, ít tập thể dục và ăn nhiều đồ dầu mỡ, nhiều carbohydrate. 

Để xác định được chỉ số mỡ trong cơ thể, bạn cần phải đến gặp bác sĩ và thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán chuyên môn.

Nguyên nhân tích tụ mỡ thừa 

Thức ăn ta tiêu thụ mỗi ngày đều có một lượng calo nhất định hay còn gọi là năng lượng cung cấp cho cơ thể hoạt động khỏe mạnh. Thực hiện theo cơ chế cung cầu, lượng calo nạp vào cần phải đảm bảo đủ theo nhu cầu để chuyển hóa thành năng lượng nuôi dưỡng cơ thể.

Từ đó, việc tích tụ mỡ trong cơ thể thường là do bạn ăn quá nhiều thực phẩm cần thiết cho cơ thể hơn mức cần thiết, quá trình trao đổi chất không thực hiện kịp để đốt cháy calo chuyển hóa thành năng lượng chuyển sang tích trữ mỡ trong cơ thể. Vì vậy, để xác định lượng mỡ thừa trong cơ thể, bạn cần đo tỷ lệ mỡ thay vì chỉ dựa vào cân nặng.

Mỡ nội tạng so với mỡ dưới da ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe?

Mỡ dưới da thường không gây hại nhiều đến sức khỏe nhưng làm mất thẩm mỹ bởi đây là loại mỡ “cứng đầu” khó loại bỏ nhất trên cơ thể. Sau một khoảng thời gian tích tụ lớn, nó khiến bạn đi lại khó khăn hơn, luôn cảm thấy nặng nề do cân nặng tăng cao. Ngoài ra, đây cũng là dấu hiệu đầu cho việc nhiễm mỡ trong nội tạng mà bạn cần phải lưu ý.

Ngược lại ,mỡ nội tạng lại vô cùng nguy hiểm với sức khỏe con người, là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề sức khỏe và bệnh nghiêm trọng như sau:

  • Làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường ở cả người trẻ tuổi và cao tuổi, ảnh hưởng trực tiếp đến mắt, thận, tim và các bộ phận quan trọng khác trong cơ thể..

  • Theo các nghiên cứu, mỡ nội tạng được chứng minh là làm tăng huyết áp dẫn đến bệnh huyết áp cao, đau cơ tim và đột quỵ nguy hiểm.

  • Những người có lượng mỡ nội tạng cao thường có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao hơn, như bệnh về mạch máu, bệnh mạch vành và co thắt cơ van tim kư thông máu.

  • Sa sút, suy giảm trí nhớ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc thừa cân và sa sút trí tuệ. Theo báo cáo của các nghiên cứu chỉ ra rằng: những bệnh nhân có số đo vòng bụng lớn hơn so với bình thường sẽ có nguy cơ bị sa sút trí tuệ, hay quên cao hơn gấp 3 lần so với những người bình thường khác.

Cách đo tỷ lệ mỡ trong cơ thể 

Bạn có thể áp dụng công thức tính chỉ số khối cơ thể (BMI) kết hợp với tỷ lệ vòng eo để xác định lượng mỡ trong cơ thể. Ví dụ chỉ số BMI đo được trên 25 báo hiệu bạn đang ở tình trọng thừa cân và trên 30 là béo phì. Ở phụ nữ, vòng eo lớn hơn 89cm và ở nam giới vòng eo lớn hơn 100cm kết hợp với kết quả chỉ số khối cơ thể thường được đánh giá là dấu hiệu của việc béo phì và có lượng mỡ nội tạng ở mức cao.

Bên cạnh đó, việc sử dụng các thiết bị cân nặng hiện đại có tích hợp công nghệ sử dụng dòng điện sinh học (BIA) cũng được ứng dụng nhiều trong cuộc sống để đo lượng mỡ cấu tạo trong cơ thể. Với cân điện tử thông minh KATA, bạn có thể dễ dàng đo được 13 chỉ số cơ thể như: Cân nặng, BMI, BMR, Lượng cơ, Lượng xương, Lượng chất béo…trong cơ thể. Cân được kết nối bluetooth với app điện thoại giúp bạn theo dõi và ghi lại kết quả trực quan hơn, phù hợp sử dụng trong mọi gia đình.

Các cách làm giảm lượng mỡ trong cơ thể hiệu quả nhất

Hiểu rõ hơn về cấu tạo của mỡ trong cơ thể chính là bước đầu trong quá trình loại bỏ và cân bằng lượng mỡ hiệu quả hơn. Sau đây là một số cách giúp bạn đốt cháy mỡ thừa nhanh chóng và an toàn hơn như sau:

Xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh

Thực phẩm chế biến sẵn theo dây chuyền công nghiệp thường có hàm lượng calo rất cao so với các loại thực phẩm tự nhiên. Do đó, bạn cần phải giảm mức tiêu thụ các sản phẩm này xuống và tăng cường ăn thức ăn tự nấu tại nhà.

Một thực đơn ăn uống lành mạnh cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết và không khiến cơ thể bị dư thừa năng lượng bao gồm:

  • Các loại trái cây và rau quả giàu chất xơ và vitamin tốt cho hệ tiêu hóa trong đường ruột tốt, cung cấp đầy đủ khoáng chất và chất xơ giúp đẩy nhanh quá trình trao đổi chất trong cơ thể.

  • Chất béo, protein có lợi, tốt cho sức khỏe thường có trong thịt các loại cá như cá ngừ, cá hồi, cá mòi và dầu thực vật từ các loại hạt, dầu ô liu hoặc dầu đậu nành. Các loại dầu này thường rất giàu Omega 3-6-9 nâng cao hệ miễn dịch trong cơ thể, cân bằng lipid trong máu và điều hòa lượng đường trong máu, bảo vệ tim mạch khỏe mạnh hơn.

Tập thể dục thường xuyên

Các bài tập nhắm vào vùng bụng như gập bụng, plank thường chỉ làm săn chắc cơ bụng và đốt cháy mỡ dưới da chứ không tác động được đến mỡ nội tạng. Cách tốt nhất để làm giảm mỡ nội tạng chính là kết hợp tập luyện với một chế độ ăn uống lành mạnh để tăng cường cơ bắp săn chắc hơn. 

Để đốt cháy mỡ nhanh hơn, tập luyện thể thao khi bụng đói sẽ giúp loại bỏ chất béo, đốt cháy calo nhiều hơn, trung bình 80 phút mỗi tuần tập aerobic và các bài tập kháng lực sẽ giúp bạn tiêu giảm mỡ nội tạng đáng kể. Lưu ý khi tập luyện hãy cung cấp đủ nước và chất điện giải cho cơ thể.

Theo dõi, kiểm soát cân nặng 

Để kiểm soát cân nặng một cách hiệu quả, bạn cần phải thực hiện đo lường và theo dõi các chỉ số sức khỏe thường xuyên. Từ đó đưa ra đánh giá và điều chỉnh thói quen sao cho phù hợp để đạt được mục tiêu giảm cân và cân bằng lượng mỡ trong cơ thể.

Ngủ đủ giấc

Thiếu ngủ là nguyên nhân chính dẫn đến mất cân bằng hormone trong cơ thể, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất trong cơ thể và tăng cường sự tích tụ mỡ nội tạng. Hãy đảm bảo bạn có một giấc ngủ trọn vẹn, đủ 8 tiếng một ngày và duy trì thói quen ngủ đều đặn theo giờ sinh học của cơ thể.

Giảm căng thẳng, stress

Stress, căng thẳng mặc dù không trực tiếp gây ra tình trạng mỡ nội tạng, nhưng nó kích thích cơ thể sản xuất cortisol - một hormone liên quan đến tình trạng tăng tích tụ mỡ nội tạng. 

Bạn hãy thực hiện các hoạt động giảm căng thẳng như thực hiện các bài yoga, thực hành thiền, tập thể dục và thư giãn để điều hòa hơi thở, giảm căng thẳng giúp cân bằng lại hormone bên trong cơ thể.

Tổng kết

Trong bài viết trên, KATA Technology đã giúp bạn phân biệt được mỡ dưới da và mỡ nội tạng khác nhau như thế nào cũng như tìm hiểu nguyên nhân của tình trạng tích tụ mỡ, ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe con người. Bạn hãy xây dựng cho mình một chế độ ăn lành mạnh, thường xuyên tập thể dục và các thói quen tốt kahcs để cân bằng lượng mỡ trong cơ thể ở mức ổn định.

0353697777
Yêu cầu tư vấn