Tìm Hiểu Rối Loạn Chuyển Hóa Là Gì Cùng KATA TECH

Tác giả:
Ngày đăng: 22/07/2023
Cập nhật: 26/10/2023
Đa số người bệnh có xu hướng chủ quan khi các y bác sĩ đưa ra kết luận chẩn đoán mắc chứng rối loạn chuyển hóa. Tuy nhiên, mọi người không hay biết rằng đây là một trong những triệu chứng dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như đái tháo đường, đột quỵ, tai biến mạch máu não,...
Vậy rối loạn chuyển hóa là gì, nguyên nhân nào dẫn tới hội chứng này và phòng tránh bệnh ra sao? Hãy cùng KATA Technology tìm hiểu mọi thông tin về căn bệnh này nhé! 

 
Tìm hiểu chung về rối loạn chuyển hóa là gì? - KATA TECH

Tìm hiểu chi tiết hội chứng rối loạn chuyển hóa là gì? 

Rối loạn chuyển hóa (trước đây có thuật ngữ là Bệnh chuyển hóa, hội chứng X) là một tập hợp bao gồm nhiều chứng bệnh: cao huyết áp, nồng độ cholesterol cao trong máu, dư thừa mỡ bụng và các căn bệnh nghiêm trọng khác như bệnh tim, đột quỵ, đái tháo đường,...
Hội chứng này thường xảy ra khi cơ thể của mọi người mắc phải những biểu hiện nguy hiểm như rối loạn lipid máu làm cho mảng xơ vữa bám trên thành động mạch, hiện tượng tiền đông máu hay hiện tượng tiền viêm do hàm lượng CRP(định lượng protein C phản ứng) cao trong máu. 

 
Tìm hiểu chi tiết hội chứng rối loạn chuyển hóa là gì? 
 

Nguyên nhân dẫn tới rối loạn chuyển hóa là gì?

Theo các bác sĩ, hầu hết các nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn chuyển hóa chủ yếu liên quan đến khả năng chống lại Insulin của cơ thể. Insulin là một loại hormone tồn tại trong cơ thể do tụy sản xuất, có chức năng điều chỉnh nồng độ đường trong máu. 

Thông thường, thức ăn được tiêu hóa thành đường (glucose) và glucose này được máu đưa đến các cơ quan trong cơ thể, nơi các tế bào sử dụng glucose như một nguồn năng lượng. Việc glucose xâm nhập vào tế bào phụ thuộc vào sự hiện diện của insulin. 

Trong cơ thể những người có kháng insulin, glucose không thể xâm nhập vào tế bào một cách dễ dàng. Cơ thể phản ứng bằng cách sản xuất nhiều insulin hơn để thúc đẩy glucose vào tế bào. Hậu quả là nồng độ insulin trong máu tăng cao hơn. Điều này có thể gây ra tình trạng đái tháo đường trong trường hợp tuyến tụy không thể sản xuất đủ insulin để điều chỉnh nồng độ đường trong máu về mức bình thường.

Dù mức đường trong máu chưa đạt đủ cao để được chẩn đoán là bị tiểu đường, nhưng việc tăng nồng độ đường trong máu vẫn có thể gây hại. Các chuyên gia y tế gọi tình trạng này là "tiền đái tháo đường". Khi nồng độ insulin tăng, cũng sẽ làm tăng mức triglyceride và các chất béo khác trong máu. Những tác hại của hiện tượng kháng insulin này có thể gây nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, đột quỵ, tiểu đường và các bệnh khác.

 
Nguyên nhân dẫn tới rối loạn chuyển hóa là gì?
 
Bên cạnh những nguyên nhân chính đã được đề cập, còn có một số yếu tố khác có thể góp phần làm tăng nguy cơ mắc rối loạn chuyển hóa, bao gồm:
  • Tuổi tác: Nguy cơ mắc rối loạn chuyển hóa tăng lên khi tuổi càng cao.

  • Chủng tộc: Những người gốc Tây Ban Nha, đặc biệt là phụ nữ, thường có nguy cơ mắc rối loạn chuyển hóa cao hơn so với các quốc gia khác.

  • Béo phì: Có chỉ số BMI > 23, đặc biệt là tích tụ mỡ ở vùng bụng, cũng làm tăng nguy cơ mắc rối loạn chuyển hóa.

  • Bệnh tiểu đường: Nguy cơ mắc rối loạn chuyển hóa cao nếu bạn mắc tiểu đường trong thai kỳ hoặc có tiền sử bệnh tiểu đường tuýp 2 trong gia đình.

  • Các bệnh lý khác: Bạn có khả năng mắc chứng rối loạn chuyển hóa cao hơn nếu bạn từng mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, tăng huyết áp, hội chứng ngưng thở khi ngủ hoặc bị buồng trứng đa nang.

Rối loạn chuyển hóa có biểu hiện như thế nào? 

Hội chứng rối loạn chuyển hóa có những mối nguy hiểm tiềm ẩn và gây ra nhiều biến chứng sức khỏe nghiêm trọng. Do đó, mọi người cần cảnh giác với những dấu hiệu của rối loạn chuyển hóa.

Khi gặp phải rối loạn chuyển hóa, người bệnh thường trải qua những triệu chứng như cảm thấy mệt mỏi và lờ đờ, thèm uống nước, da trở nên vàng, vòng eo tăng lên đột ngột, sụt cân nhanh hoặc trải qua những cơn co giật.

 
Rối loạn chuyển hóa có biểu hiện như thế nào? 
 
Những triệu chứng này sẽ thay đổi tùy thuộc vào loại rối loạn chuyển hóa cụ thể, bao gồm bốn loại chính:
  • Triệu chứng rối loạn cấp tính.
  • Triệu chứng rối loạn cấp tính có xu hướng phát triển chậm.
  • Triệu chứng rối loạn chung tiến triển.
  • Triệu chứng rối loạn kéo dài.
Nếu bạn thấy bất kỳ triệu chứng nào được đề cập ở trên, hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, trước khi tình trạng bệnh gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe.

Các loại rối loạn chuyển hóa thường gặp nhất

Trong thực tế, bệnh rối loạn chuyển hóa có rất nhiều nguyên nhân và được phân loại thành những kiểu khác nhau. Dưới đây là một số loại rối loạn chuyển hóa mà mọi người thường hay gặp phải nhất:

Rối loạn chuyển hóa lipid máu

Lipid máu bao gồm cholesterol, HDL-C và LDL-C, triglycerid cùng với các Apo A và Apo B. Nguyên nhân của chứng rối loạn này chủ yếu là do bệnh nhân ăn nhiều đồ chứa dầu mỡ cũng như uống nhiều rượu bia trong thời gian dài.
 
Các loại rối loạn chuyển hóa thường gặp nhất
 
Nếu tình trạng rối loạn lipid máu kéo dài, bạn có nguy cơ mắc phải các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như viêm tụy cấp, xơ vữa động mạch, bệnh gout, bệnh mạch vành,... tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống và thậm chí đe dọa tính mạng của người bệnh.

Rối loạn chuyển hóa acid amin

Bệnh này xuất phát từ việc tiêu thụ quá nhiều đồ ăn chứa acid amin và purin, như thịt bò, thịt các loại thú rừng và các loại ngũ tạng động vật, thậm chí là cả việc uống nhiều bia, rượu. 
 
Các loại rối loạn chuyển hóa thường gặp nhất
 
Quá trình chuyển hóa acid amin purin và phân hủy acid nucleic trong cơ thể dẫn đến sự hình thành acid uric. Lúc này mức độ acid uric tăng trong máu gây ra hiện tượng tích tụ chất này tại các khớp và mô mềm, gây ra bệnh gout. Acid uric được đào thải qua thận, nếu lượng acid uric trong nước tiểu vượt quá ngưỡng bình thường, có thể dẫn đến kết tủa và hình thành sỏi urat trong hệ tiết niệu,…

Rối loạn chuyển hóa Glucose

Tình trạng tăng đường huyết mãn tính có thể gây ra bệnh đái tháo đường. Khi kiểm tra đường huyết trong trạng thái đói bằng phương pháp hexokinase:
  • Nếu kết quả dưới 4,6 mmol/l, khả năng bị mắc bệnh đái tháo đường là rất ít

  • Nếu nồng độ đường huyết trong trạng thái đói dao động từ 4,7-5,5 mmol/l, bệnh nhân cần tiến hành kiểm tra định lượng HbA1C để xác định mức đường huyết trung bình trong 3 tháng trước đó. 

  • Nếu đường huyết vượt quá 5,6 mmol/l, người bệnh cần thực hiện xét nghiệm tăng đường huyết để phát hiện sớm bệnh tiểu đường.
  •  
Các loại rối loạn chuyển hóa thường gặp nhất
 

Rối loạn chuyển hóa bẩm sinh

Rối loạn chuyển hóa bẩm sinh là một hội chứng liên quan đến các yếu tố di truyền hiếm gặp ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân của chứng rối loạn này là do sự thiếu hụt các enzym, receptor, protein vận chuyển hoặc một số yếu tố đồng vận trong quá trình chuyển hóa axit amin, axit béo và axit hữu cơ.
 
Các loại rối loạn chuyển hóa thường gặp nhất
 
Từ đó gây ra sự thay đổi không bình thường trong các chu trình tổng hợp hoặc phân hủy các chất trong cơ thể, dẫn đến sự hình thành các sản phẩm không bình thường gây ngộ độc cho tế bào, làm giảm chức năng của các cơ quan. Trong trường hợp không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể tử vong.

Cần làm gì để phòng ngừa xảy ra rối loạn chuyển hóa?

Mặc dù rối loạn chuyển hóa ở mức độ nhẹ có thể được điều trị và hồi phục hoàn toàn, nhưng ở trường hợp nặng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Do đó, mọi người không nên coi nhẹ các triệu chứng của bệnh lý này, đặc biệt là nhóm người có nguy cơ mắc bệnh cao cần chú ý đến việc bảo vệ sức khỏe cho bản thân mình.
 
Cần làm gì để phòng ngừa xảy ra rối loạn chuyển hóa?
 
Để giảm nguy cơ mắc bệnh, bạn nên xây dựng một lối sống tích cực bằng cách:
  • Duy trì thói quen tập luyện thể dục hàng ngày, dành ít nhất 30 phút để tham gia vào các hoạt động như thể thao, yoga, đi bộ,...

  • Giữ cân nặng ở mức hợp lý, phù hợp với chỉ số khối cơ thể BMI của từng người. Những người bị béo phì nên giảm khoảng 5 - 10% cân nặng để giảm nguy cơ mắc phải tiểu đường hoặc cao huyết áp. Chỉ số BMI lý tưởng nằm trong khoảng 18,5 đến 22,9 kg/m2.

  • Chọn thực đơn và chế độ ăn uống hợp lý, bao gồm thực phẩm giàu vitamin và chất xơ như hoa quả và rau củ, đồng thời cần đảm bảo cung cấp đủ protein và chất đạm. Tránh ăn thực phẩm giàu chất béo và ít cholesterol.

  • Tuyệt đối không hút thuốc lá, vì thuốc lá có thể làm tăng đề kháng insulin trong cơ thể.

  • Nếu có cao huyết áp, rối loạn lipid máu hoặc tiểu đường, cần điều trị bệnh một cách tích cực để giảm nguy cơ mắc các bệnh lý rối loạn chuyển hóa.

  • Giữ cho tinh thần thoải mái và hạn chế đối mặt với căng thẳng trong cuộc sống.

  • Thực hiện các biện pháp phòng ngừa các bệnh lý do nhiễm khuẩn gây ra.

Số lượng bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa đang ngày càng gia tăng trong những năm gần đây, với nhiều trường hợp bệnh trở nên nghiêm trọng và gây tổn thương nặng cho cơ thể. Vì vậy, bạn cần nâng cao ý thức về bảo vệ sức khỏe cho bản thân và người thân.

Tổng kết

Trên đây là giải đáp và tổng hợp những thông tin hữu ích nhất về rối loạn chuyển hóa là gì và những nguyên nhân của hội chứng bệnh nguy hiểm này. KATA Technology hi vọng rằng thông qua bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về căn bệnh này và thực hiện chế độ ăn uống và ngủ nghỉ phù hợp để nâng cao đời sống sức khỏe cho chính mình và người thân.
0353697777
Yêu cầu tư vấn