Rối loạn chuyển hóa lipid là gì? Dấu hiệu rối loạn chuyển hóa lipid máu?

Tác giả:
Ngày đăng: 20/07/2023
Cập nhật: 26/10/2023
Rối loạn chuyển hóa lipid thường được khuyến cáo là một bệnh lý có mức độ nguy hiểm khá cao thế nhưng với thực trạng ăn uống, ngủ nghỉ không lành mạnh hiện nay có vẻ như nhiều người vẫn chưa để tâm đến tình trạng này. 
 
Rối loạn chuyển hóa lipid là gì? Người có dấu hiệu rối loạn chuyển hóa lipid máu nên ăn gì?
 
Bài viết ngày hôm nay KATA Technology muốn đem đến cho bạn góc nhìn đa chiều về tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid là gì và liệu nếu có dấu hiệu mắc rối loạn chuyển hóa lipid máu nên ăn gì để ngăn chặn sự phát triển nguy hiểm này.   

Tổng quan chứng rối loạn chuyển hóa lipid là gì? 

Định nghĩa về rối loạn chuyển hóa lipid máu

Trước hết, lipid ở đây là một thành phần đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động sống của cơ thể như cung cấp và dự trữ năng lượng trong cơ thể, dẫn truyền tín hiệu giữa nội và ngoại bào, duy trì tế bào được nguyên vẹn. Tuy nhiên, nếu lượng lipid trong cơ thể bạn vượt quá hạn mức cho phép cũng sẽ là “con dao hai lưỡi” khiến sức khỏe của bạn gặp những rủi ro. Vậy rối loạn chuyển hóa lipid là gì? 
Rối loạn chuyển hóa lipid có nhiều tên gọi khác nhau như rối loạn mỡ máu, rối loạn lipid máu, rối loạn chuyển hóa mỡ máu. Nhưng chúng đều để chỉ chung về về tình trạng các loại lipid bị mất cân bằng và ổn định, lượng cholesterol máu có xu hướng gia tăng. 

 
Tổng quan chứng rối loạn chuyển hóa lipid là gì? 
 
Nếu quá trình rối loạn chuyển hóa lipid không bị ngăn chặn lại kịp thời, cơ thể bạn sẽ có thể gặp phải những bệnh lý nghiêm trọng, có thể kể đến đái tháo đường, thận hư, suy giáp…thậm chí ảnh hưởng đến cả hoạt động tim mạch, như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim… 

Biểu hiện của chứng rối loạn chuyển hóa lipid máu

Sau khi đã biết được thế nào là rối loạn chuyển hóa lipid máu, chắc hẳn bạn cũng đã đặt câu hỏi làm thế nào để biết bản thân đã mắc phải tình trạng này hay chưa. Các biểu hiện của rối loạn chuyển hóa lipid là gì? 

Rối loạn chuyển hóa lipid máu nếu ở mức độ nhẹ sẽ khó phát hiện bởi không có bất cứ dấu hiệu nào quá rõ rệt, tuy nhiên chỉ sau một thời gian ngắn bạn hoàn toàn có thể tự nhận biết các biểu hiện bằng mắt thường như: 
  • Hiện tượng u vàng gân (hay còn gọi xanthoma gân hoặc tendon xanthoma): xảy ra sưng ở các vị trí đốt ngón tay, đầu gối, gân Achilles ở mắt cá chân… 

  • Mí mắt trên hoặc dưới có hiện tượng nổi ban vàng (hay còn gọi xanthelasma).

  • Giác mạc hình cung, có màu trắng nhạt quanh mống mắt.

  • Hiện tượng u vàng màng xương ở củ chày, xương mỏm khuỷu,... hay u vàng da ở xương khuỷu đầu gối.

  • Xuất hiện ban vàng ở lòng bàn tay và các nếp gấp ngón tay.
     

Biểu hiện của chứng rối loạn chuyển hóa lipid máu
 
Ngoài ra, dấu hiệu của rối loạn chuyển hóa lipid máu còn xuất hiện ở nội tạng, nhưng những trường hợp này bạn cần phải làm các xét nghiệm để biết rõ hơn, chẳng hạn như: 
  • Soi đáy mắt để phát hiện các tình trạng nhiễm lipid võng mạc.
  • Siêu âm, chụp cắt lớp từng vùng hoặc toàn bộ gan để chẩn đoán gan nhiễm mỡ. 
  • Xét nghiệm xác định nồng độ lipoprotein quá cao gây xơ vữa động mạch. 

Các phân loại rối loạn chuyển hóa lipid máu

Rối loạn chuyển hóa lipid máu là tình trạng khá phổ biến hiện nay, một phần là do phân loại đa dạng của chúng, có thể kể đến một số phân loại thường gặp nhất như: 
  • Hypercholesterolemia: Đây là tình trạng tăng mức cholesterol trong máu đơn thuần, đặc biệt là cholesterol LDL (Low-Density Lipoprotein) - được coi là "cholesterol xấu". Mức độ cao của cholesterol LDL có thể gây tắc nghẽn các mạch máu và tăng nguy cơ bị các vấn đề tim mạch.

  • Hypertriglyceridemia: Rối loạn này xảy ra liên quan đến tăng mức triglyceride trong máu. Theo đó, Triglyceride là một dạng chất béo, và nếu mật độ của nó trong cơ thể quá cao có thể gây ra các vấn đề tim mạch, nhồi máu cơ tim...

  • Dyslipidemia: Đây là một tình trạng mà tỷ lệ các thành phần lipid trong máu bị mất cân bằng, bao gồm tăng cholesterol LDL, tăng triglyceride và giảm cholesterol HDL (High-Density Lipoprotein) - được coi là "cholesterol tốt".

  • Hỗn hợp rối loạn chuyển hóa lipid: Tình trạng này xảy ra khi các lipid đồng thời xuất hiện rối loạn, ví dụ mức độ cholesterol và triglyceride có thể tăng cao cùng một lúc. Đây là một dạng rối loạn phức tạp và đòi hỏi sự quan tâm và điều trị thích hợp.
     

Các phân loại rối loạn chuyển hóa lipid máu
 
Ngoài ra, tùy từng cơ địa mỗi người sẽ xảy ra những tình trạng rối loạn lipid máu riêng biệt, nên để có thể xác định rõ bạn đang gặp phải loại nào, cách tốt nhất hãy thực hiện thăm khám tại các cơ sở y tế theo lịch định kỳ để đề phòng những rủi ro có khả năng sẽ xảy ra với sức khỏe của bạn. 

Rối loạn chuyển hóa lipid máu xảy ra nguyên nhân do đâu?

Vậy tại sao bạn lại gặp phải tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu? Nguyên nhân xảy ra tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu là gì? 

Nguyên nhân rối loạn nguyên phát

Nguyên nhân nguyên phát được coi là những nguyên nhân chủ yếu đến từ yếu tố di truyền gen của con người, lúc này được gọi là rối loạn lipid máu di truyền. Và khi xảy ra rối loạn lipid máu nguyên phát, đồng nghĩa với việc cơ thể xuất hiện các loại đột biến gen khiến mất cân bằng trong quá trình hoạt động của các lipid. 
 
Rối loạn chuyển hóa lipid máu xảy ra nguyên nhân do đâu?
 
Đột biến gen sẽ có thể gây nên một số ảnh hưởng tới quá trình tổng hợp lipid như: 
  • Khiến quá trình tổng hợp cholesterol, triglyceride tăng cao quá mức. 
  • Làm giảm thanh thải cholesterol, LDL-c, triglyceride,..
  • Làm giảm quá trình tổng hợp HDL-c quá mức.
  • Khiến việc thanh thải HDL-L tăng đột ngột.
Rối loạn lipid máu di truyền thường được gặp ở trường hợp trẻ nhỏ hoặc tầm tuổi thanh thiếu niên, có thể kể đến một số trường hợp sau: 
  • Di truyền tăng triglyceride tiên phát: được di truyền theo gen lặn, thường đi kèm các biểu hiện như: không béo phì nhưng có gan lách lớn, thiếu máu, lượng tiểu cầu giảm mạnh, nhồi máu lách, đau bụng do viêm tụy cấp…

  • Di truyền tăng lipid máu hỗn hợp: di truyền do có nhiều người cùng mắc chung tình trạng này, đi kèm các biểu hiện như: bị béo phì, xảy ra ban vàng, mắc chứng kháng insulin, đái tháo đường loại 2, nồng độ acid uric máu tăng,...

Nguyên nhân rối loạn thứ phát

Nếu như rối loạn nguyên phát chủ yếu xuất hiện ở trẻ nhỏ và là yếu tố di truyền khách quan thì nguyên nhân rối loạn lipid máu thứ phát có xuất phát điểm đến từ chính lối sống của con người và các yếu tố chủ quan khác. 
 
Rối loạn chuyển hóa lipid máu xảy ra nguyên nhân do đâu?
 
Những nguyên nhân thứ phát phổ biến gây nên tình trạng rối loạn lipid máu bao gồm: 
  • Lối sống không lành mạnh: Đây được coi là nguyên do chủ yếu nhất không chỉ gây ra tình trạng rối loạn mỡ máu mà còn ảnh hưởng tới nhiều bệnh lý khác. Nếu đang giữ thói quen nạp nhiều thực phẩm có chất béo cao, ít chất xơ, thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá và ít vận động, thì chắc chắn nguy cơ mắc rối loạn lipid máu của bạn đang đạt ngưỡng hơn 90%. 

  • Do biến chuyển từ các bệnh lý nền: Những người mắc chứng đái tháo đường, xơ gan, suy giáp, thận mạn tính, gan ứ mật, hội chứng Cushing được cho rằng sẽ có nguy cơ nhiễm rối loạn lipid máu cao hơn người bình thường. 

  • Do tác dụng phụ của việc sử dụng một số loại thuốc: Quá trình chuyển hóa lipid máu có thể gặp những rối loạn nếu bạn thường xuyên phải sử dụng đến một số loại thuốc y tế như: corticoides (thuốc kháng viêm), thiazid (thuốc lợi tiểu), estrogen (thuốc kiểm soát sinh sản), thuốc chẹn beta giao cảm (điều trị bệnh tim mạch), cyclosporine (thuốc ức chế miễn dịch),...

Khi có biểu hiện rối loạn chuyển hóa lipid máu nên ăn gì?

Xét về nguyên nhân xảy ra rối loạn chuyển hóa lipid máu dù là thứ phát hay nguyên phát, có thể kết luận được rằng, quá trình sinh hoạt, ăn uống của bạn sẽ là một yếu tố quan trọng cần lưu ý để không gặp phải tình trạng nguy hiểm này. Vậy rối loạn chuyển hóa lipid máu nên ăn gì, bạn có thể tham khảo một số gợi ý của KATA Technology ngay sau đây.

Nhóm thực phẩm chứa lipid (chất béo)

Chúng ta đều biết, rối loạn chuyển hóa lipid xảy ra là do bạn không thể kiểm soát được hàm lượng chất béo trong cơ thể. Nhiều người quan niệm rằng chỉ cần nhịn ăn giảm cân là có thể giảm hẳn lượng chất béo nạp vào cơ thể.
 
Khi có biểu hiện rối loạn chuyển hóa lipid máu nên ăn gì?
 
Điều này hoàn toàn là quyết định sai lầm nếu như trong quá trình giảm khẩu phần ăn bạn vẫn giữ nguyên lượng tiêu thụ các thực phẩm chứa chất béo bão hòa. Do đó bạn nên lựa chọn sử dụng dầu thực vật thay cho mỡ động vật. 

Ngoài ra, các thực phẩm như cá hồi có chứa nhiều omega-3 và hàm lượng chất béo phù hợp hoặc tỏi cũng được khuyến nghị nên thêm vào khẩu phần ăn để làm giảm đi lượng cholesterol tăng cao, ngăn chặn nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch. 

Nhóm thực phẩm chứa protein (chất đạm)

Bạn có thể giảm đi lượng chất béo bằng cách tăng lượng đạm (protein) vào mỗi bữa ăn. Theo khuyến nghị từ các chuyên gia dinh dưỡng, bạn cần đảm bảo bản thân có thể hấp thụ khoảng 12 - 20% tổng năng lượng của một khẩu phần ăn. 
 
Khi có biểu hiện rối loạn chuyển hóa lipid máu nên ăn gì?
 
Các thực phẩm như thịt nạc, thịt gia cầm không da, các loại thịt trắng như gà, ngan, vịt, cá…hoặc các sản phẩm chế biến từ đậu nành đều được khuyến nghị nên sử dụng nhiều hơn. Bởi nhóm thực phẩm này không chỉ chứa hàm lượng cholesterol thấp mà còn chứa các estrogen thực vật và isoflavones có khả năng làm giảm đi nồng độ cholesterol có trong cơ thể bạn. 

Nhóm thực phẩm chứa Glucid (bột đường)

Là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể, vậy nên nếu đang gặp tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu bạn cần lựa chọn những thực phẩm có hàm lượng cholesterol ít nhất có thể. Theo đó, các loại gạo lứt giàu chất xơ chính là lựa chọn vàng cho những trường hợp này. Chất xơ có trong gạo lứt sẽ giúp đào thải cholesterol ra ngoài, hạn chế lượng đường nạp vào cơ thể, mang đến những tác dụng lớn cả cho người mắc bệnh tiểu đường.

 
Khi có biểu hiện rối loạn chuyển hóa lipid máu nên ăn gì?

 
Ngoài ra, các loại ngũ cốc chế biến thô như bánh mì đen cũng được khuyên dùng vì không chỉ giúp giảm hàm lượng cholesterol hiệu quả mà vẫn có thể đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho các hoạt động của bạn, tạo cảm giác no lâu hơn. 

Nhóm thực phẩm rau củ quả 

Khi nhắc đến các loại thực phẩm giúp giảm hàm lượng cholesterol chắc chắn sẽ không thể bỏ qua sự xuất hiện của rau củ quả. Đây được coi là nhóm thực phẩm cung cấp chất xơ, vitamin dinh dưỡng có lợi chủ yếu cho cơ thể. 

Một số loại rau củ được chuyên gia đánh giá cao trong khả năng kiểm soát lượng chất béo trong cơ thể bạn có thể kể đến như hành tây, cà, ớt, mướp đắng, cà rốt,...Bạn cũng cần bổ sung thêm các loại rau xanh điển hình là súp lơ, cần tây, bông cải, đậu xanh… để giúp cơ thể hấp thụ nhiều chất xơ hơn, góp phần cải thiện quá trình tiêu hóa để đẩy nhanh tốc độ đào thải cholesterol ra bên ngoài. 


 
Khi có biểu hiện rối loạn chuyển hóa lipid máu nên ăn gì?

 
Ở những bữa phụ, tráng miệng, bạn có thể lựa chọn các loại trái cây như: táo, chuối, kiwi…Trái cây tươi cung cấp hàm lượng vitamin dồi dào, ít chất béo không chỉ giúp bạn thanh lọc trường vị, tiêu hóa dễ dàng mà còn đem lại cảm giác thanh mát, giải khát sau bữa ăn. 

Những lưu ý khác giúp ngăn ngừa rối loạn chuyển hóa máu lipid 

Bổ sung thực phẩm dinh dưỡng thôi là chưa đủ nếu bạn muốn ngăn ngừa rối loạn chuyển hóa lipid cần có sự góp sức rất lớn từ thói quen thay đổi một lối sống lành mạnh và khoa học hơn. 

 
Những lưu ý khác giúp ngăn ngừa rối loạn chuyển hóa máu lipid 

 
Một số lưu ý mà KATA Technology nghĩ rằng bạn sẽ cần tới nếu đang có ý định thay đổi lại lối sống của bản thân mình bao gồm: 
  • Sắp xếp và dành thời gian vận động, tập luyện thể thao đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày. 
  • Hạn chế bổ sung các thực phẩm nhiều cholesterol trong khẩu phần ăn như: lòng đỏ trứng, bơ, tôm, da động vật, đồ ăn nhanh, bánh ngọt… 
  • Tránh xa các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.
  • Thăm khám, kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ hàng năm. 

Tổng kết

Hy vọng với bài viết mà KATA Technology đã giới thiệu đến bạn chứng rối loạn chuyển hóa lipid là gì, biểu hiện và phân loại của chúng ra sao, bạn cũng đã hiểu rõ được mức độ nguy hiểm tới sức khỏe mà rối loạn lipid máu gây nên. 
Không những thế, những lời khuyên rối loạn chuyển hóa lipid máu nên ăn gì, lưu ý thế nào mà KATA Technology đã đưa ra cũng sẽ giúp bạn đưa ra được những quyết định thay đổi lối sống một cách phù hợp để duy trì được một sức khỏe thật tốt.  
0353697777
Yêu cầu tư vấn