Tất tần tật Core Yoga là gì từ A đến Z 

Tác giả: Thanh Hương
Ngày đăng: 24/05/2024
Cập nhật: 24/05/2024
Bạn đang quan tâm và muốn tìm hiểu chi tiết Core Yoga là gì cũng như những lợi ích mà nó mang lại? Nếu là một người yêu thích môn Yoga thì chắc hẳn bạn sẽ không còn lạ lẫm gì với trường phái Core Yoga này. Mặc dù trong Yoga có rất nhiều hình thái khác nhau, ví dụ như: Hatha Yoga, Power Yoga, Ashtanga Yoga,... nhưng, Core Yoga vẫn đang là trường phái được nhiều người ưa chuộng nhất trên thế giới hiện nay. 
 
Tất tần tật Core Yoga là gì từ A đến Z 

Đây là một phương pháp rèn luyện, kết hợp giữa những nguyên tắc cốt lõi của Yoga và các bài tập tập trung vào phần cơ trên cơ thể như bụng, hông, lưng,... Hãy cùng với KATA Tech tìm hiểu kỹ hơn về trường phái Core Yoga là gì, những lợi ích và tư thế phổ biến thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Tổng quan Core Yoga là gì?

Để đi tìm hiểu Core Yoga là gì, thì chúng ta cần phải lý giải được nguồn gốc cũng như cách thức hoạt động của phương pháp Yoga này. Core Yoga là một bài tập để cảm nhận sâu bên trong, từ đó truyền cảm hứng cho quá trình thay đổi dáng hình cơ thể. Phương pháp này cũng giúp bạn nâng cao độ dẻo dai, sức mạnh cũng như sự linh hoạt cho cơ thể rất tốt.

1.1. Core Yoga có nguồn gốc từ đâu?

Vậy nguồn gốc của Core Yoga là gì và đến từ đâu? Core Yoga được nhiều người xem như phương pháp Ashtanga Yoga theo kiểu phương Tây. Một vị huấn luyện viên Ashtanga Yoga tên là Beryl Bender Birch đã đặt tên cho kiểu Yoga này. Từ đó, việc luyện tập Core Yoga được chú ý hơn nhờ vào các thiền sinh.
 
Tổng quan Core Yoga là gì?
 
Sri K. Pattabhi Jois là một học giả nổi tiếng, chuyên về tiếng Phạn. Ông cũng đã chia sẻ rất nhiều kiến thức và triết lý của mình về phương pháp Ashtanga Yoga. Nhiều thiền sinh phương Tây đã nhận thấy giá trị của phong cách Yoga đặc biệt này. Họ bắt đầu dạy và thực hành Core Yoga trên khắp thế giới, khiến cho nó phổ biến như ở thời điểm hiện tại.

1.2. Cách thức hoạt động của Core Yoga như thế nào? 

Cách hoạt động cốt lõi của Core Yoga là gì? Đúng với tên gọi của nó, Core Yoga chính là phong cách Yoga tập trung chuyên sâu vào phần vai, bụng, lưng và hông. Những bài tập đặc biệt này đem lại nhiều tác dụng, giúp tăng cường sức mạnh, tính linh hoạt và sự ổn định của những phần cốt lõi trên cơ thể. 
 
Cách hoạt động cốt lõi của Core Yoga là gì?
 
Theo như các huấn luyện viên, phong cách Core Yoga phù hợp hoàn toàn với mọi đối tượng và mục tiêu luyện tập. Không những củng cố và tăng sức mạnh cho cơ thể, mà nó còn có tác dụng lớn đối với tinh thần và tâm trí. Việc thường xuyên tập Core Yoga tại nhà có thể giúp mỗi người tự giao tiếp với chính cơ thể và cốt lõi tinh thần của mình, nhằm đạt được nguồn sức mạnh từ bên trong.

2. Những lợi ích sức khỏe từ Core Yoga là gì? 

Cũng giống như nhiều phương pháp Yoga khác, Core Yoga cũng đem lại nhiều lợi ích sức khỏe lớn đối với người tập. Vậy cụ thể giá trị to lớn của Core Yoga là gì?
  • Giảm cân giảm béo: Tập luyện Core Yoga thường xuyên và đúng chuẩn sẽ giúp cơ thể bạn giảm cân, giảm béo hiệu quả. Theo nhiều nghiên cứu, nếu phụ nữ tập luyện Core Yoga khoảng 150 phút mỗi tuần và duy trì trong khoảng 6 tuần thì có thể giảm được khoảng 1.5 - 2 kg.

  • Hỗ trợ tâm lý: Những động tác của Core Yoga đều tác động trực tiếp tới hệ thống thần kinh, do đó giúp điều chỉnh nhịp thở đều đặn và lưu thông máu tốt hơn. Nhờ vậy, tinh thần của bạn sẽ được thoải mái và thư thái. Nếu như đang bị căng thẳng, hoặc gặp phải stress trong cuộc sống và công việc, thì đây là phương pháp Yoga rất phù hợp với bạn.

  • Giúp xương chắc khỏe: Core Yoga sẽ tập trung tác động sâu vào phần vai, lưng, bụng và hông, nên dĩ nhiên, nó cực kỳ hiệu quả trong việc tăng cường độ mạnh mẽ và linh hoạt của cơ bắp và khớp xương. Những người hay bị mắc các bệnh về xương khớp nên chọn trường phái Yoga này, bởi nó sẽ giúp tăng mật độ xương khớp.
 
Những lợi ích sức khỏe từ Core Yoga là gì? 

3. Gợi ý một số tư thế Core Yoga cho người mới bắt đầu 

Đối với những người mới bắt đầu, thì họ thường chưa biết tư thế chuẩn trong Core Yoga là gì. Dưới đây sẽ là một vài tư thế luyện tập cơ bản cho đến nâng cao mà bạn có thể tham khảo và làm theo hướng dẫn:

3.1. Tư thế Yoga con thuyền

Nếu bạn đang gặp vấn đề về rối loạn thể chất, thì tư thế Yoga con thuyền sẽ giúp bạn khắc phục và chữa trị hiệu quả căn bệnh này. Vậy tác dụng của tư thế con thuyền trong Core Yoga là gì? Về cơ bản, tư thế này sẽ giúp hỗ trợ tăng cường những chức năng của phổi, gan và tuyến tụy, hơn nữa còn giúp tăng lưu thông máu và duy trì ổn định lượng đường huyết.
Tư thế Yoga con thuyền giúp khắc phục và chữa trị hiệu quả vấn đề về rối loạn thể chất
 
  • Bạn nằm ngửa trên thảm tập, sau đó để hai cánh tay xuôi theo thân và áp lòng bàn tay xuống mặt sàn, đồng thời thả lỏng cơ thể.
  • Hít một hơi, nhấc cả hai chân lên trên một góc 45 độ và giữ chân luôn thẳng.

  • Sau đó, chồm người lên về phía trước, hai tay nắm vào hai bên chân và giữ tay thẳng song song với sàn trong khoảng từ 10 - 20 giây

  • Tiếp theo, bạn thả lỏng cơ thể trở về vị trí ban đầu. Hãy thực hiện động tác này khoảng 3 - 4 lần mỗi ngày để cải thiện sức khỏe.

3.2. Tư thế Yoga chó cúi mặt 

Một tư thế Yoga khá nổi tiếng mà chắc hẳn bạn đã từng nghe qua, đó là tư thế Yoga chó cúi mặt - rất phù hợp cho những người mới bắt đầu tìm hiểu Core Yoga là gì. Đây là một trong các tư thế giúp bạn tăng sức mạnh thân trên và kéo giãn phần dưới đồng thời cải thiện cột sống và điều chỉnh hình thể bản thân. 
 
Tư thế Yoga chó cúi mặt rất phù hợp cho những người mới bắt đầu tìm hiểu Core Yoga
 
Để có thể tập luyện tư thế Yoga chó cúi mặt đúng chuẩn, bạn cần chú ý những bước như sau:
  • Đầu tiên bạn quỳ trên thảm tập, tay chân để trên sàn, đầu gối để rộng bằng hông, hai tay để rộng bằng vai và những ngón tay đặt nhẹ trên mặt sàn. 

  • Tiếp theo, bạn hít một hơi thật sâu và dùng lực để ấn hai bàn tay xuống mặt sàn, đồng thời từ từ nâng hai đầu gối lên. Sau đó, bạn bắt đầu nâng gót chân khỏi mặt sàn, từ từ duỗi thẳng hai chân. 

  • Cuối cùng, bạn kéo căng sao cho chân và lưng thẳng hết mức có thể, đặt đầu vào giữa hai cánh tay để tạo thành tư thế chó cúi mặt. Tiếp đến, bạn nhắm mắt, hít thở đều và giữ nguyên tư thế này trong vòng 1 - 3 phút rồi trở về vị trí lúc đầu.

3.3. Tư thế Yoga chiếc ghế Utkatasana

Tư thế Yoga cái ghế (Chair Pose) còn có tên tiếng Phạn là Utkatasana. Đây là một động tác ngồi xổm với tác dụng sâu đến vùng Core, làm săn chắc các phần cơ ở đùi, mông và hông giúp cải thiện khả năng giữ thăng bằng cho cơ thể. Nếu bạn đã tìm hiểu Core Yoga là gì thì nhất định không nên bỏ qua tư thế này.
 
Tư thế Yoga chiếc ghế Utkatasana
 
  • Bạn gập hai đầu gối xuống, cho đến khi đùi và hai bàn chân nằm song song với mặt sàn. Nếu bàn chân chạm vào nhau, thì hai đầu gối cũng phải như vậy. Tiếp theo, bạn cố gắng giữ khoảng cách giữa hai bàn chân bằng hai đầu gối.

  • Sau đó, bạn gập đầu gối, nâng phần hông ra sau, tưởng tượng giống như bạn đang ngồi lên trên một chiếc ghế. Đồng thời, tay của bạn nâng cao, lòng bàn tay hướng vào nhau và không cong khuỷu tay.

  • Bạn có thể tự điều chỉnh tư thế sao cho thoải mái nhất và giữ tư thế này trong vòng 5 - 10 nhịp thở. Cuối cùng, bạn thở ra và quay lại tư thế ban đầu.

3.4. Tư thế Yoga đom đóm Tittibhasana

Hiện nay, nhiều người vẫn chưa biết rõ tư thế Yoga đom đóm (Tittibhasana) trong Core Yoga là gì bởi đây là một trong những tư thế đầy thử thách khi bạn cần phải có một nền tảng Yoga và sức khỏe nhất định. Tuy nhiên lợi ích mà tư thế Yoga đom đóm mang lại rất lớn khi có thể tăng cường đồng thời cơ lưng, bụng và cơ bắp ở chân tay.  
 
Tư thế Yoga đom đóm (Tittibhasana) trong Core Yoga là gì
 
Theo đó, các bước tập luyện tư thế Yoga đom đóm chi tiết bao gồm:
  • Đầu tiên, bạn sẽ bắt đầu với tư thế cúi gập người, hai chân dang rộng bằng vai. 

  • Sau đó, bạn thực hiện luồn 2 tay ra phía sau bắp chân, hai lòng bàn tay đặt ngay sau gót chân tiếp xúc với mặt sàn. 

  • Dồn lực vào phần bàn tay vững trên thảm làm trụ, gập đầu gối từ từ và nhấc dần chân khỏi mặt sàn để đạt tới tư thế duỗi thẳng chân cuối cùng. 

  • Hãy cố gắng giữ tư thế này càng lâu càng tốt, khoảng từ 30 - 60 giây rồi trở về tư thế chuẩn bị lúc đầu và lặp lại động tác này khoảng 10 lần.

3.5. Tư thế Yoga bốn chi Chaturanga Dandasana

Tư thế Yoga bốn chi Chaturanga Dandasana được xem là một tư thế Yoga lâu đời giúp định hình cho thuật ngữ Core Yoga là gì. Tư thế này có thể tăng cường năng lượng bên trong cơ thể và đem đến nhiều lợi ích cho các nhóm cơ như: cơ cánh tay và vai, cơ lưng dưới, Cơ lõi (cơ bụng), Cơ gân kheo,... Do đó, tư thế Yoga bốn chi thường được áp dụng vào các chuỗi bài tập cho người mới bắt đầu.
 
Tư thế Yoga bốn chi Chaturanga Dandasana được xem là một tư thế Yoga lâu đời
 
Cách thực hiện tư thế Chaturanga Dandasana đúng chuẩn như sau:
  • Bạn bắt đầu bằng tư thế Plank, giữ vững phần xương bả vai và cơ lưng sao cho đầu - mông - chân cần thẳng ra. 

  • Tiếp đến, lấy các ngón chân làm trụ lao người về phía trước rồi co dần khuỷu tay để hạ thấp toàn bộ cơ thể. Lưu ý bạn vẫn cần duy trì tư thế thẳng người, phần khuỷu tay vuông góc với cổ tay và vai, bụng siết chặt.

  • Bạn cố gắng giữ tư thế này trong khoảng từ 10 - 30 giây và trở lại bước Plank ban đầu.

4. Một số mẹo giúp người mới bắt đầu tập Yoga đúng cách

Bạn có biết một vài mẹo khi bắt đầu tập Core Yoga là gì không? Để có thể tận dụng tối đa quá trình điều chỉnh cơ thể và tập luyện của mình, bạn hãy làm theo những bước như sau:
 
Một số mẹo giúp người mới bắt đầu tập Yoga đúng cách
 
  • Việc có thầy hướng dẫn để làm quen với bộ môn Yoga ngay từ buổi đầu tiên khá quan trọng. Họ sẽ là người hướng dẫn những tư thế và trình tự Yoga đúng cho bạn thực hiện..

  • Bạn nên dành ra khoảng 30 phút để làm nóng phần cơ thể, để tránh bị căng cơ, giãn dây chằng,....

  • Thực hiện dần dần từ dưới lên: Trong bất kỳ tư thế điều hòa nào, điều đầu tiên là phải tập trung vào phần đùi trong và sàn chậu, làm săn chắc quanh vùng đó rồi sau đó từ từ di chuyển lên trên. Cách tiếp cận này có thể bạn kích hoạt phần “Core” hiệu quả hơn, đảm bảo giữ liên kết của cột sống.

  • Bạn nên cẩn thận và thực hiện chính xác từng động tác để tránh bị thương trong khi tập Yoga.

  • Hãy lựa chọn thời điểm tập Yoga phù hợp, lý tưởng nhất là vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối muộn.

5. Lời kết

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về Core Yoga là gì, cũng như các bài tập rèn luyện Core Yoga từ cơ bản cho tới nâng cao mà ai cũng nên biết. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên thường xuyên đi bộ, đạp xe, tập thiền,... để bảo vệ sức khỏe bản thân toàn diện nhé! Việc trang bị thêm những thiết bị hỗ trợ như máy massage SKG cũng sẽ giúp cho việc luyện tập của bạn trở nên dễ dàng và đạt hiệu quả hơn. Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết hấp dẫn tiếp theo của KATA Tech
0353697777
Yêu cầu tư vấn