Graphene là gì và những ứng dụng thú vị của Graphene
Ngay từ những năm đầu được phát hiện, Graphene đã tạo nên cơn sốt trong lĩnh vực khoa học và công nghệ nhờ các tính chất độc đáo và tiềm năng ứng dụng rộng rãi. Không chỉ được biết đến là một loại vật liệu rắn nhất thế giới, Graphene còn chứa đựng những đặc tính vượt trội khác như mỏng, bền,...
Chính những ưu thế này, Graphene đã mở ra cánh cửa mới cho hàng loạt ứng dụng ở các lĩnh vực khác nhau như điện tử, y tế, năng lượng,... Cùng tìm hiểu ngay Graphene là gì cũng như những ứng dụng tuyệt vời của loại vật liệu thú vị này trong bài viết mà KATA Technology mang đến ngày hôm nay nhé!
1. Tìm hiểu chung về Graphene
Theo nghiên cứu, Graphene là một dạng thù hình của nguyên tử carbon được sắp xếp và liên kết chặt chẽ với nhau tạo nên một mạng lưới tổ ong hai chiều. Tên gọi “Graphene” trên thực tế được ghép từ “graphit” (than chì) kết hợp với hậu tố -en/ -ene.
Graphene lần đầu tiên được đề cập về mặt lý thuyết là vào những năm 40. Nhưng phải đến năm 2004. Graphene mới trở thành vật liệu được hiện thực hóa thông qua công trình nghiên cứu của hai nhà vật lý người Nga là Andre Geim và Konstantin Novoselov. Việc sử dụng “kỹ thuật băng dính” để tách các lớp Graphene từ than chì (graphite) đã giúp hai nhà nghiên cứu giành giải Nobel vật lý năm 2010 với thành tựu tạo ra mảng Graphene có chiều ngang 30inch.
2. Những đặc tính vượt trội mà Graphene sở hữu
Sau khi đã tìm hiểu qua về sự ra đời của Graphene, nhiều người đều thắc mắc đến những đặc điểm vượt trội mà loại vật liệu này sở hữu. Chính bởi những sự kết hợp nguyên tử carbon độc đáo, Graphene có cho mình rất nhiều khả năng tuyệt vời.
-
Graphene mang đến độ chắc, độ bền cơ học cực cao: Đến nay, Graphene vẫn được coi là vật liệu bền chắc nhất từng được phát hiện khi cứng hơn thép khoảng 100 lần. Dù chỉ dày một nguyên tử, nó vẫn có khả năng chịu được lực căng cực kỳ lớn mà không bị phá vỡ.
-
Graphene có độ dẫn điện xuất sắc: Theo các số liệu nghiên cứu, Graphene có khả năng dẫn điện vượt trội, vượt xa so với đồng. Điều này được lý giải là do các electron trong Graphene có tính di động cao, di chuyển với tốc độ nhanh mà không gặp bất cứ trở ngại nào.
-
Graphene mang tính dẫn nhiệt vượt trội: Độ dẫn điện của Graphene ước tính nhanh gấp 12 lần so với đồng và gấp 2 lần so với kim cương. Nhờ đặc tính này giúp Graphene được săn đón trong các thiết bị điện tử cần kiểm soát nhiệt độ hiệu quả.
-
Trọng lượng của Graphene siêu nhẹ: Để dễ hình dung nhất về độ siêu nhẹ của Graphene, chỉ cần làm phép so sánh đơn giản với sợi tóc người. Theo đó 1m2 graphene nặng 0,77mg tương đương với 1mm sợi tóc của người.
Bên cạnh đó, cũng còn vô số ưu điểm khác ẩn chứa trong Graphene như: độ lọc tốt, chống ăn mòn từ axit hiệu quả,... Có thể thấy, sự ra đời của Graphene thực sự đem đến một làn sóng phát triển mạnh mẽ cho rất nhiều lĩnh vực như điện tử, y sinh học, năng lượng,...
3. Tổng hợp ứng dụng của Graphene trong đời sống hiện nay
Sau đây hãy cùng tìm hiểu đến một số ứng dụng thực tiễn mà Graphene đang mang lại trong đời sống hàng ngày của chúng ta.
-
Điện tử và công nghệ: Nhờ khả năng dẫn điện vượt trội, Graphene được sử dụng trong việc phát triển các thiết bị điện tử như màn hình cảm ứng, pin, và các linh kiện bán dẫn vừa giúp cải thiện hiệu suất vừa kéo dài tuổi thọ của các thiết bị.
-
Y tế và sinh học: Trong y học, Graphene là một vật liệu tiềm năng khi đang được nghiên cứu để giúp cải thiện quá trình vận chuyển thuốc trong cơ thể cũng như phương pháp thay thế kháng sinh, từ đó mở ra cơ hội hạn chế các hiện tượng kháng thuốc.
- Năng lượng: Graphene đang được sử dụng phổ biến trong các tấm pin mặt trời nhớ tính chất lưu trữ năng lượng cao, góp phần xây dựng và phát triển các nguồn năng lượng sạch bền vững cho xã hội hiện nay.
-
Công nghệ phủ sơn: Công nghệ phủ Graphene đang dần trở nên phổ biến, đặc biệt là lĩnh vực ô tô nhờ tính bảo vệ kim loại chống lại sự ăn mòn axit của graphene, độ bóng cao, chống đốm nước tốt,...
-
Môi trường: Graphene còn được ứng dụng trong việc phát triển các công nghệ lọc nước, loại bỏ chất ô nhiễm và cải thiện chất lượng nước nhờ khả năng hấp thụ mạnh mẽ.
-
Quản lý nhiệt: Với độ dẫn nhiệt cao, Graphene cũng được bắt gặp nhiều trong việc sản xuất các thiết bị điện tử cần độ tản nhiệt cao như điện thoại, laptop.
Đặc biệt, trong nhiều năm trở lại đây, Graphene còn được ứng dụng tính năng quản lý nhiệt vào các loại thiết bị massage chườm nóng giúp chăm sóc sức khỏe toàn diện hơn. Nắm bắt được xu hướng này, nhiều thương hiệu máy massage cũng đang dần tích hợp công nghệ chườm nóng Graphene vào sản phẩm của mình.
Nếu bạn đang tìm kiếm đến các loại máy massage sử dụng tính năng hiện đại này có thể tham khảo đến các dòng máy thương hiệu SKG. Một số dòng sản phẩm như máy massage cổ vai gáy SKG H5, ghế massage SKG H3, máy massage cổ SKG G7 Pro-Fold,... đều được SKG ứng dụng công nghệ chườm nóng Graphene giúp hiệu suất làm ấm và thư giãn tinh thần của người dùng được tăng cao,
4. Lời kết
Việc ứng dụng Graphene vào những lĩnh vực đa dạng từ điện tử, y học, năng lượng cho đến phương diện chăm sóc sức khỏe con người đã cho thấy được tầm quan trọng cũng như tiềm lực lớn mà vật liệu này có thể mang lại cho chúng ta. Hy vọng với bài viết này của KATA Technology đã giúp mọi người có thêm những thông tin hữu ích về vật liệu thú vị này. Với những tiến bộ hiện tại, tin chắc rằng Graphene hứa hẹn sẽ còn được khai thác nhiều hơn trong tương lai.