Pin Lithium-ion: Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và lưu ý sử dụng
Với sự phát triển các thiết bị điện tử trong thời đại công nghệ số hiện nay, pin Lithium-ion đã trở thành một phần không thể thiếu giúp duy trì hoạt động ổn định cho các thiết bị này. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về cấu tạo, nguyên lý hoạt động cũng như những lưu ý sử dụng về loại pin Lithium-ion.
Bài viết dưới đây của KATA Technology sẽ cung cấp đến bạn cái nhìn toàn diện hơn về pin Lithium nói chung cũng như pin Lithium-ion nói riêng, giúp bạn sử dụng một cách an toàn và hiệu quả nhất.
1. Tổng quan chung về pin Lithium-ion là gì?
Pin Lithium-ion là một loại pin có thể sạc lại được biết đến bởi nhiều tên gọi khác như pin Li-on, pin Lithi-on hoặc có khi viết tắt là LIB. Trong xã hội hiện đại ngày nay, LIB được ứng dụng rộng rãi nhờ vào hiệu suất cao cùng khả năng lưu trữ năng lượng đáng kể.
Pin Lithium được nhà hóa học M. Stanley Whittingham nghiên cứu và phát triển từ những năm 1970. Nhưng tại thời điểm đó, pin Lithium gặp phải khá nhiều khuyết điểm như không thể sạc lại, mùi khó chịu, dễ cháy và giá thành cao. Phải đến tận những năm 1990, các phát minh về công nghệ pin Lithium-ion mới được hoàn thiện và đưa ra thực tế, thương mại hóa rộng rãi trên toàn cầu.
Theo đó, pin Lithium được cấu tạo từ 4 thành phần cốt lõi, bao gồm:
-
Cực dương (Cathode): thường được làm từ các hợp chất oxit kim loại chuyển tiếp và Li như LicoO2, LiMnO4,... mang khả năng khuếch tán ion Lithium theo 2 chiều, tạo nên các ion dương Lithium Li+.
-
Cực âm (Anode): Có cấu tạo từ graphite (than chì) cùng các vật liệu Cacbon khác như Lithi Titanate, Silicon,... mang nhiệm vụ lưu giữ các ion Lithium Li+.
-
Chất điện phân/ dung dịch điện ly (electrolyte): có chứa các loại muối lithi như LiPF6, LiBF4, LiClO4,... và dung môi hữu cơ như etylen cacbonat, dimetyl cacbonat,... Dung dịch điện ly này sẽ xây dựng nên một môi trường truyền ion lithi qua lại giữa các điện cực trong quá trình sạc/xả pin.
- Màng ngăn cách/ bộ phân tách: có thể được làm bằng nhựa PE hoặc PP, nằm giữa 2 miền cực dương và cực âm làm nhiệm vụ phân tách.
2. Tóm tắt nguyên lý hoạt động của pin Lithium-ion
Đối với cơ chế hoạt động của pin Lithium-ion, chúng ta có thể chia thành 2 quá trình cụ thể như sau:
-
Quá trình xả: Các ion Lithium Li+ được cực dương của pin khuếch tán, đi qua chất điện phân để đến cực âm, tạo ra dòng điện cung cấp năng lượng hoạt động cho thiết bị
-
Quá trình sạc: Dưới điện áp sạc từ nguồn, ion Lithium Li+ được lưu trữ tại cực âm sẽ buộc chạy sang điện cực dương của pin để tạo ra cân bằng điện tích giữa 2 cực, hỗ trợ cho quá trình xả sau đó.
Quá trình này có thể lặp đi lặp lại nhiều lần, giúp pin Lithium-ion có khả năng sạc và xả nhiều lần mà vẫn duy trì được hiệu suất cao. Nhưng cũng chính vì vậy mà dung lượng pin Lithium-ion sẽ giảm dần tuổi thọ qua các lần xả. Trong trường hợp sử dụng các thiết bị có chứa pin Lithium-ion, nhiều nghiên cứu cho thấy việc sạc pin thường xuyên sẽ đem lại hiệu quả hoạt động tốt hơn so với việc dùng cạn năng lượng pin mới sạc.
Tuy nhiên khi thực hiện sạc các thiết bị sử dụng pin Lithium-ion, bạn cũng cần lưu ý đến một số nguyên tắc sạc và bảo quản đúng cách để giảm thiểu rủi ro như:
-
Sử dụng bộ sạc có công suất phù hợp với từng loại pin
-
Ngắt kết nối pin ngay lập tự khi thấy pin có mùi bất thường/ phát nhiệt/ hình dạng bị thay đổi
-
Không để pin ở môi trường có nhiệt độ cao, hoặc ẩm ướt.
-
Không tự ý tháo rời pin lithium-ion khỏi thiết bị, pin cần được xử lý một cách an toàn khi không được sử dụng nữa.
3. Ứng dụng của pin Lithium-ion ngày nay
Có thể thấy, pin Lithium-ion ngày nay đã trở thành nguồn cung cấp năng lượng chính ở các lĩnh vực khác nhau nhờ vào những đặc tính nổi bật như mật độ năng lượng cao, trọng lượng nhẹ và tuổi thọ sử dụng lâu bền.
Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến nhất của pin Lithium-ion hiện nay:
-
Thiết bị điện tử cá nhân như điện thoại, ipad, laptop, máy ảnh,... cần đến pin lithium-ion để cung cấp năng lượng hoạt động trong thời gian dài với hiệu suất ổn định.
-
Các loại xe điện như ô tô điện, xe hybrid, xe đạp điện,... sử dụng pin Lithium-ion là nguồn năng lượng chính duy trì hoạt động của động cơ điện giúp tăng khả năng và phạm vi di chuyển xa hơn. Đồng thời việc sử dụng pin lithium-ion thay thế các loại xe dùng xăng, dầu cũng là phương án giảm bớt lượng khí thải ra môi trường sống hiện nay.
-
Pin Lithium-ion được sử dụng trong các hệ thống lưu trữ năng lượng tại nhà, đảm bảo cung cấp điện liên tục ngay cả khi mất điện.
-
Các loại thiết bị y tế như máy trợ tim, máy thở,... cũng đang ứng dụng pin Lithium-ion giúp đảm bảo tính ổn định, hoạt động liên tục cho các thiết bị.
-
Các dòng máy massage chăm sóc sức khỏe như máy massage cổ, súng massage toàn thân, máy massage chân,... hầu hết sử dụng pin Lithium-ion có thể sạc lại giúp trải nghiệm massage tại nhà lâu bền và an toàn hơn.
KATA Technology cũng tổng hợp một số đặc điểm của pin Lithium-ion khi so sánh với dòng acquy chì truyền thống.
Pin Lithium-ion |
Acquy chì |
|
Tuổi thọ |
lâu bền, kéo dài từ 4 - 5 năm |
~ 1 năm |
Mật độ năng lượng |
Trung bình ~20 Wh/kg có thể chịu dòng điện lớn và chịu tải cao |
Trung bình ~32 Wh/kg có thể chịu dòng điện lớn và chịu tải cao |
Thời gian sạc |
3 – 4 tiếng |
6 – 8 tiếng |
Khả năng chống cháy nổ |
Cao |
Thấp |
Tác động tiêu cực đến môi trường |
Ít, không có chì hoặc axit nên an toàn với môi trường |
Có thành phần chính là chì và axit dễ gây ô nhiễm môi trường |
4. Lời kết
Pin Lithium-ion mặc dù được coi là một tài nguyên quý trong ngành năng lượng nhưng cũng tồn tại những rủi ro sử dụng nếu chúng ta không hiểu rõ bản chất và cách sử dụng chúng. Hy vọng qua những thông tin được KATA Technology chia sẻ trong bài viết trên đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về loại pin lithium-ion này để sử dụng chúng hiệu quả hơn trong cuộc sống hàng ngày.