Hướng dẫn lên thực đơn 7 ngày cho người bệnh gout tránh tái phát
Một trong những phương pháp điều trị bệnh gout chính là xây dựng chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt và khoa học. Hướng dẫn lên thực đơn 7 ngày cho người bệnh gout tránh tái phát sẽ được KATA Technology bật mí ngay tại bài viết dưới đây!
Những nguyên tắc quan trọng khi lên thực đơn cho người bị gout
Những cơn đau từ bệnh gout không chỉ gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người bệnh mà còn kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm nếu người bệnh không thật sự dùng thuốc và kiêng khem nghiêm ngặt. Để xây dựng thực đơn cho người bị bệnh gout, bạn cần nắm lòng những nguyên tắc vô cùng quan trọng sau:
Hạn chế hàm lượng purin
Người mắc bệnh gout nên ăn các loại thực phẩm có hàm lượng purin thấp để hạn chế tăng nồng độ axit uric. Do cơ thể người mắc bị gout không còn khả năng tự loại bỏ các axit uric, vì vậy mà người bệnh chỉ có thể loại bỏ axit uric bằng việc kiểm soát ăn uống. Nếu để nồng độ axit uric tăng cao, các cơn đau nhức sẽ thường xuyên hơn.
Các loại thịt trắng như: thịt ức gà, lườn gà thích hợp cho người bị gout do hàm lượng purin trong các thực phẩm này thấp. Hạn chế thịt đỏ, các thực phẩm nhiều chất như thịt bò, tôm, mực, nội tạng lợn.
Hạn chế đường fructose. Các loại hoa quả giàu đường fructose có thể kể đến như: nho, lê, táo,..có thể làm axit uric tích nhiều trong cơ thể.
Hạn chế carbohydrate tinh chế. Các loại ngũ cốc, hạt dinh dưỡng là thực phẩm chứa nhiều carbohydrate tinh chế. Khi lạm dụng thực phẩm này sẽ khiến axit uric tăng cao và kèm theo cả bệnh béo phì. Các loại hạt như: lạc, hạnh nhân, hạt điều,…cần loại bỏ khỏi thực đơn cho người bị axit uric cao.
Uống đủ lượng nước mỗi ngày, tăng cường chất xơ, vitamin. Hạn chế muối trong đồ ăn. Nên chế biến món ăn theo hấp, luộc. Không chiên, xào, rán
Người bị gout không nên ăn gì để tránh tình trạng xấu đi
Chế độ ăn uống hàng ngày quyết định 70% việc điều trị bệnh gout. Nếu bạn còn chủ quan trong việc ăn uống, bệnh không những không giảm mà còn có nguy cơ bùng phát với biến chứng phức tạp hơn. Vậy thực đơn cho người bị gout giai đoạn đầu cần chuẩn bị gì để tránh tình trạng diễn biến nặng?
Thịt đỏ
Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt dê có chứa chất dinh dưỡng rất cao, đặc biệt là giàu đạm (protein). Chính hàm lượng màu mỡ này làm tăng nồng độ axit uric trong máu. Qua quá trình chế biến, các thực phẩm này còn trải qua xúc tác enzyme làm cho purin trong thịt trở thành axit uric.
Nội tạng
Nội tạng động vật như lòng lợn là món ăn được yêu thích ở Việt Nam. Đây là thực phẩm chứa cực nhiều protein và các vitamin nhóm B, cholesterol, và cũng chứa nhiều purin gây tăng nồng độ axit uric trong máu, làm người bệnh đau đớn và sưng tấy mạnh hơn.
Hải sản
Hải sản không nằm ngoài các thực phẩm cần tránh trong thực đơn cho người gout và mỡ máu. Chúng chứa nhiều giá trị dinh dưỡng và bao gồm cả purin nên người mắc bệnh gút cần hạn chế ăn hải sản.
Thức ăn chế biến nhanh nhiều dầu mỡ
Thức ăn nhanh, thịt chế biến sẵn như thịt hộp, nem chua, xúc xích là những món ăn cần loại trừ đầu tiên, đặc biệt là trong bữa sáng cho người bệnh gout. Các thực phẩm này có tính tiện lợi cao nên thường được sử dụng để làm món ăn sáng, tiết kiệm thời gian nhưng chúng hoàn toàn không tốt cho người bị gout.
Một số loại rau
Người bị gout cần nạp nhiều chất xơ và vitamin từ rau xanh - thức ăn đào thải acid uric. Tuy nhiên một số loại rau có hàm lượng purin cao như đậu đen, đậu xanh, cải xoăn, su hào, măng tây, dọc mùng…thì cần hạn chế khỏi thực đơn cho người bị bệnh gút.
Rượu, bia
Bia, rượu làm tăng nồng độ tạo axit uric ở gan và ngăn chặn quá trình đào thải axit uric ở thận. Nói không với đồ uống có cồn để đẩy lùi bệnh gout.
Những loại thực phẩm nên có trong thực đơn cho người bị bệnh gút
Người mắc bệnh gout cần giảm trừ tối đa lượng purines và fructose nạp vào cơ thể, tuy nhiên một số thực phẩm bạn vẫn có thể cân nhắc sử dụng đưa vào thực đơn cho người bị bệnh gút:
-
Món ăn từ cá sông như cá chép, cá rô và thịt trắng như ức gà lườn gà có hàm lượng purin thấp nên vẫn là nguồn thực phẩm cung cấp đạm cho cơ thể mà người bị bệnh gout có thể dùng. Hàm lượng mà các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo là 50-100g/ngày.
-
Sử dụng 100-120g thịt đỏ như cá, thịt bò để tăng cường protein. Không nên lạm dụng ăn nhiều nhóm thực phẩm này
-
Các thực phẩm có chứa tinh bột như bánh mì, khoai, gạo không nên ăn nhiều nhưng vẫn cần thiết cho cơ thể bởi chúng có chứa lượng purines an toàn, giúp trung hòa axit uric trong nước tiểu
-
Dầu ô liu, dầu mè, dầu hướng dương được ưu tiên sử dụng. Không ăn mỡ động vật
-
Tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây giàu vitamin để đẩy mạnh quá trình đào thải axit uric trong máu. Đặc biệt là súp lơ, cải bẹ, chúng có thể giảm hấp thụ đạm đồng thời giảm sự hình thành axit uric trong máu, hạn chế khả năng tiến triển của bệnh gout.
-
Ưu tiên chế biến món ăn theo hấp, luộc để đảm bảo giữ nguyên giá trị dinh dưỡng của thực phẩm và không làm cơ thể tiêu thụ thêm chất béo
-
Mỗi ngày uống nhiều nước lọc hơn để đào thải lượng axit uric tồn dư trong máu. Trung bình bạn nên uống mỗi ngày 2.5 đến 3 lít nước. Cân nặng càng cao thì càng nên uống nhiều nước để đảm bảo trung hoà được axit uric trong máu.
Hướng dẫn lên thực đơn 7 ngày cho người bệnh gout tránh tái phát
Việc xây dựng và lên sẵn thực đơn cho người bệnh gút đóng vai trò rất quan trọng, giúp người bệnh và gia đình chủ động hơn trong việc chế biến ăn uống. Dưới đây là thực đơn 7 ngày cho người bị bệnh gout tránh tái phát được chúng tôi sưu tầm và chia sẻ:
Thứ hai
Bữa sáng:
- Phở bò với khoảng 150g bánh phở, 35g thịt bò
- ½ quả táo
Bữa trưa:
- 1 bát cơm trắng
- 100g cá bống hoặc cá cơm kho
- 150g su su luộc (hoặc củ cải trắng)
- 1 quả chuối
Bữa tối:
- 1 bát cơm trắng
- 100g thịt lợn luộc
- 1 bát con salad trộn dầu ô liu
- ½ quả thanh long
Thứ ba
Bữa sáng:
- Cháo đậu xanh thịt nạc: 100g đậu xanh mềm, ½ bát gạo, 50g thịt nạc xay
- 1-2 múi bưởi
Bữa trưa:
- 1 bát cơm trắng
- 50g sườn heo rang
- 20g đậu phụ hấp
- 50g rau muống luộc
Bữa tối:
- 1 bát cơm trắng
- 50g cá rô phi rán
- 50 gram bó rau ngót nấu canh không
- ½ quả táo tráng miệng
Thứ tư
Bữa sáng:
- 1 bát bún mọc
- 1 quả quýt
Bữa trưa:
- 1 bát cơm trắng
- 30g thịt lợn băm nhỏ xào củ cải
- Canh rau ngót
Bữa tối:
- 1 bát cơm trắng
- 100g tôm nhỏ rang
- 150g canh bí đỏ
- Chuẩn bị cắt 1/3 quả dứa tráng miệng ăn
Thứ năm
Bữa sáng:
- 1 suất bánh cuốn
- Chuẩn bị 150ml sữa không đường Chuẩn bị
Bữa trưa:
- 1 bát cơm trắng
- 2 quả trứng tráng
- Chuẩn bị nấu 1 bát canh rau mồng tơi
Bữa tối:
- 1 bát cơm trắng
- 150g thịt chả lá lốt
- Chuẩn bị nấu 1 bát canh rau cải xanh
Thứ sáu
Bữa sáng:
- 1 chiếc bánh mì chả
- 50ml sữa đậu nành
Bữa trưa:
- 1 bát cơm trắng
- 50g cá sốt cà chua
- 1 bát canh rau cần
Bữa tối:
- 1 bát cơm trắng
- 100g rau su hào luộc
- Chuẩn bị chế biến và nấu100g thịt ba chỉ luộc
- Chuẩn bị sẵn 3 miếng dưa hấu tráng miệng
Thứ bảy
Bữa sáng:
- 100g yến mạch trộn cùng 1 hộp sữa chua
- ½ quả táo + ½ quả chuối
Bữa trưa:
- 1 bát cơm
- Chuẩn bị chế biến và nấu 100g ức gà sốt cà chua
- Chuẩn bị chế biến 100g súp lơ trắng luộc
- 1 miếng đu đủ
Bữa tối:
- 1 bát cơm
- 150g tôm khô nấu bí
- 100g cá rán
- 50g nho tráng miệng
Chủ nhật
Bữa sáng:
- 1 bát bún mọc
- 1/2 quả táo
Bữa trưa:
- 1 bát cơm trắng
- Chuẩn bị chế biến và nấu 100g thịt bò xào khoai tây
- Chuẩn bị chế biến và nấu 1 bát canh rau bắp cải
- Chuẩn bị mua 1 hộp sữa chua ít đường để ăn tráng miệng
Bữa tối:
- 1 bát cơm trắng
- 150g cá hồi áp chảo
- 150g bắp cải luộc
- 2 quả roi
Để xây dựng được thực đơn cho người bệnh gout, bạn cần nắm rõ tình trạng sức khỏe cũng như cân nặng, độ tuổi của người bệnh để có thực đơn phù hợp, đảm bảo dinh dưỡng. Trên đây là gợi ý thực đơn mẫu 7 ngày cho người bị bệnh gout. Ngoài ra, người bệnh cần kết hợp lối sống lành mạnh, duy trì thói quen vận động, tập thể dục để đạt được hiệu quả giảm bệnh cao nhất.
Kết luận
Qua những thông tin trên, KATA Technology hy vọng đã giúp bạn nắm được cách thiết kế thực đơn 7 ngày cho người bệnh gout và các thực phẩm nên sử dụng, nên tránh với người đang bị bệnh gout. Hãy ăn uống khoa học và sinh hoạt lành mạnh để phòng ngừa và đẩy lùi bệnh gout bạn nhé!