Hướng Dẫn Các Bài Tập Yoga Thoát Vị Đĩa Đệm Phổ Biến
Thoát vị đĩa đệm liệu có nguy hiểm?
Thoát vị đĩa đệm được coi là một loại chấn thương thường gặp nhất ở khu vực cột sống bao gồm các đốt sống phân bổ từ đáy hộp sọ đến hết xương cụt. Các đốt sống này có thể uốn cong và di chuyển theo ý muốn hoạt động của con người nhờ vai trò chính của các đệm tròn giảm xóc ở giữa các đốt sống. Tình trạng thoát vị đĩa đệm xảy ra khi một trong những đĩa đệm này bị rách vì các nguyên nhân khác nhau, gây ra hiện tượng rò rỉ nhân nhầy bên trong.
-
Thường xuyên cúi gập người, lặp đi lặp lại một chuyển động.
-
Gặp bất ngờ khi nâng vật quá nặng hoặc các động tác xoay người không đúng cách.
-
Do các vấn đề chủ quan như thừa cân, lão hóa…
Đối với từng loại thoát vị sẽ có những biểu hiện đau khác nhau nhưng đều mang điểm chung đó là các cơn đau lan dần ra các vị trí xung quanh cùng mức độ đau ngày càng tăng cao. Và nếu bạn không có các bài tập luyện kịp thời, tình trạng thoát vị đĩa đệm sẽ có cơ hội phát triển thành các bệnh lý nghiêm trọng và có thể nguy hiểm tới tính mạng của bạn như: tổn thương hệ thần kinh vĩnh viễn, rối loạn bài tiết, đảo lộn chức năng tiêu hóa, viêm màng nhện tủy sống, teo cơ…
Các bài tập yoga thoát vị đĩa đệm đem lại những tác dụng gì?
Khi các nhóm cơ được thư giãn cũng chính là thời điểm lượng máu lưu thông trong cơ thể bạn được tuần hoàn với tốc độ nhanh và mạnh nhất. Nhờ đó, các mô mềm và những vùng cơ đau nhức do tổn thương thoát vị đĩa đệm cũng sẽ nhanh chóng được phục hồi một cách dễ dàng.
Như đã nói ở trên, thừa cân cũng là một nguyên nhân cốt lõi dẫn đến gia tăng áp lực lên cột sống của bạn gây ra tình trạng thoát vị đĩa đệm. Kiên trì thực hiện các bài tập yoga hàng ngày sẽ giúp bạn đốt cháy lượng calo và mỡ thừa đáng kể để duy trì khối lượng và vóc dáng cơ thể phù hợp ý muốn của bản thân.
Hướng dẫn bài tập yoga thoát vị đĩa đệm ở cổ
Bài tập kéo căng cơ cổ
-
Bước 1: Lựa chọn sàn ngồi bằng phẳng, giữ tư thế ngồi thẳng lưng và 2 chân bắt chéo nhau.
-
Bước 2: Tay phải duỗi thẳng theo thân người, đặt tay trái ở bên phải, vòng qua đỉnh đầu.
-
Bước 3: Từ từ kéo đầu sang bên trái cho đến khi cảm nhận các cơ cổ được căng ra, giữ tư thế này trong khoảng 15 giây.
-
Bước 4: Từ từ thả lỏng tay và trả đầu về vị trí ban đầu.
-
Bước 5: Đổi tay phải và thực hiện tương tự. Lặp lại động tác từ 2 - 3 lần cho mỗi bên.
Bài tập thu lại cằm
-
Bước 1: Tiếp tục giữ nguyên tư thế ngồi thẳng, chân bắt chéo như ở bài tập căng cơ cổ phía trên.
-
Bước 2: Lúc này, hai tay đan lại và đặt sau phần gáy.
-
Bước 3: Thực hiện ấn đầu về phía trước sao cho phần cằm thu lại về phía ngực.
-
Bước 4: Giữ nguyên tư thế từ 10 -15 giây và lặp lại động tác liên tục từ 2 - 3 lần.
Bài tập kéo dãn cơ cổ vai
-
Bước 1: Khi đã ngồi thẳng lưng trên sàn và hai chân bắt chéo, hai tay bạn cần đan chéo vào nhau và vươn thẳng lên cao.
-
Bước 2: Trong quá trình vươn tay, bạn đồng thời ngửa đầu từ từ, mắt hướng lên trần nhà. Hãy đảm bảo lưng bạn được thẳng trong suốt quá trình thực hiện.
-
Bước 3: Giữ tư thế trong khoảng 15 giây sau đó từ từ hạ cánh tay, đầu và mắt nhìn về vị trí ban đầu.
-
Bước 4: Lặp lại tuần tự các động tác từ 2 đến 3 lần.
Bài tập ngửa cổ
-
Bước 1: Ngồi gập gối trên gót chân đồng thời chống 2 tay chạm sàn về phía sau người sao cho các đầu ngón tay hướng ra phía ngoài.
-
Bước 2: Từ từ ngả người ra sau, nâng ngực lên và bắt đầu mở rộng 2 bả vai, đầu ngửa tối đa ra sau.
-
Bước 3: Giữ nguyên tư thế trong khoảng từ 25 -30 giây.
-
Bước 4: Nâng đầu và thân người từ từ trở về vị trí ban đầu và lặp lại động tác thêm 2 - 3 lần.
Hướng dẫn các bài tập yoga thoát vị đĩa đệm ở lưng
Bài tập nhân sư (rắn hổ mang)
-
Bước 1: Nằm sấp trên sàn hoặc thảm tập, hai bàn tay úp dưới sàn, các đầu ngón tay hướng ra ngoài, duỗi thẳng hai chân.
-
Bước 2: Bạn từ từ chống 2 tay xuống sàn và bắt đầu đẩy phần trên của cơ thể lên khỏi mặt sàn, đồng thời ngửa cổ về sau. Lưu ý khi nâng người, 2 cánh tay cần được dồn toàn lực và giữ thẳng trong suốt quá trình.
-
Bước 3: Duy trì tư thế từ 20 - 30 giây cùng nhịp thở bình thường.
-
Bước 4: Nhẹ nhàng thả lỏng 2 cánh tay và đưa thân trên trở về trạng thái ban đầu. Lặp lại động tác từ 2- 3 lần.
Bài tập gập lưng
-
Bước 1: Ngồi thẳng lưng trên thảm tập/ sàn phẳng, hai chân duỗi thẳng về phía trước, các ngón chân hướng lên trần nhà.
-
Bước 2: Hít sâu đồng thời đưa 2 tay ra phía trước chân, khom người từ từ để 2 tay chạm được vào 2 bàn chân.
-
Bước 3: Nắm lấy 2 bàn chân và giữ nguyên tư thế trong khoảng 30 giây - 1 phút. Nếu bạn không thể nắm tới bàn chân, hãy cố gắng kéo dãn và với đến vị trí xa nhất có thể để cơ lưng được kéo căng tối đa.
-
Bước 4: Từ từ thả tay trở về vị trí ban đầu, lặp lại các bước thực hiện từ 3 -5 lần.
Bài tập bó gối
-
Bước 1: Nằm ngửa trên mặt sàn và bắt đầu gập 2 đầu gối lại. Dùng cả 2 tay ôm lấy đầu gối và hít sâu.
-
Bước 2: Thở ra từ từ sau đó tiếp tục ốm đầu gối đè lên trên bụng và cúi đầu vào trong đồng thời hít vào.
-
Bước 3: Thở ra từ từ và đưa chân về vị trí ban đầu.
-
Bước 4: Thực hiện động tác theo từ 8 - 10 nhịp thở.
Bài tập nằm sấp thư giãn
-
Bước 1: Nằm sấp, tay chân duỗi thẳng theo thân người.
-
Bước 2: Bắt đầu nâng cổ lên cao đồng thời hít vào. Chú ý cần giữ lưng luôn thẳng để cột sống lưng được thư giãn hoàn toàn.
-
Bước 3: Từ từ hạ đầu và cổ xuống đồng thời thở ra.
-
Bước 4: Thực hiện nâng lên hạ xuống đều đặn khoảng 8 -10 lần.
Do đó, để tránh làm tổn thương đĩa đệm trở nên nghiêm trọng hơn, bạn cần lưu ý đến cường độ tập luyện của bản thân. Tránh lựa chọn những bài tập gym, yoga có quá nhiều động tác khó như cử tạ nặng, uốn cong người, xoay vặn người…Tần suất và kỹ thuật tập luyện cũng cần được theo dõi sát sao để đảm bảo bạn không tập luyện sai cách dẫn đến tác hại không mong muốn.
KATA Technology hiện nay là nhà phân phối độc quyền các sản phẩm chăm sóc sức khỏe SKG có thể đem đến cho bạn vô vàn những lựa chọn từ các dòng máy massage cổ như: SKG G7 PRO-E, SKG H7, SKG K6E,...cho đến các loại đai massage lưng chuyên dụng: SKG W7, SKG K3-2,...Bạn hoàn toàn có thể tự do quyết định sắm sản phẩm massage dựa trên tình hình đau nhức thực tế của bản thân.