Các bài tập yoga chữa giãn tĩnh mạch chân được không?
Trả lời thắc mắc liên quan đến bài tập thể dục cho người giãn tĩnh mạch chân
Nếu các van này bị tổn thương hoặc yếu, máu sẽ không được điều khiển và gây áp lực lên thành tĩnh mạch, dẫn đến tình trạng suy giãn tĩnh mạch, xoắn lại và dần dần phồng lên trên da mà bạn có thể nhận biết bằng mắt thường.
Chính vì vậy, các bài tập thể dục cho người giãn tĩnh mạch là điều mà nhiều người quan tâm, một trong những bài thể dục phổ biến nhất phải kể đến yoga. Những động tác yoga yêu cầu bạn cần kết hợp nhuần nhuyễn cử động, thở và tập trung sẽ giúp kích thích sự lưu thông của máu trong cơ thể. Điều này có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và tăng cường sức khỏe của hệ tuần hoàn.
Bài tập thể dục cho người giãn tĩnh mạch có cần thiết không?
Các bài tập yoga không chỉ tập trung vào việc thúc đẩy sự lưu thông máu, giúp quá trình tuần hoàn máu đến chân trơn tru hơn, ngăn chặn được sự tích tụ máu dưới da mà còn đem lại cho bạn những lợi ích sức khỏe khác, bao gồm:
-
Giảm căng thẳng và stress: Các động tác yoga có khả năng giúp cơ thể sản sinh ra các hormone tích cực, giúp tinh thần chúng ta trở nên thoải mái hơn. Điều này được các chuyên gia đánh giá góp vai trò lớn trong hành trình ngăn chặn sự phát triển của bệnh lý giãn tĩnh mạch.
-
Tăng cường cơ bắp và linh hoạt: Các động tác duỗi, xoay, nghiêng trong yoga mang nhiệm vụ phục hồi độ linh hoạt cũng như nâng cao sức mạnh của cơ bắp, đặc biệt vùng chân và bắp đùi. Từ đây, hệ thống tĩnh mạch được giải tỏa áp lực, máu cũng không còn bị ách tắc tại một vị trí nữa.
-
Tăng khả năng thở và tuần hoàn: Các bài tập hơi thở và kỹ thuật thở trong yoga cũng có thể giúp tăng cường khả năng thở và tuần hoàn máu trong cơ thể, điều này cũng mang tới những hiệu quả tích cực cho quá trình lưu thông máu trong cơ thể và giảm nguy cơ suy giãn tĩnh mạch.
Bị giãn tĩnh mạch chân có nên đạp xe, bơi lội không?
Điều này sẽ giúp giảm áp lực lên tĩnh mạch và các động tác trong quá trình bơi cũng sẽ giúp tăng cường việc đưa máu trở về tim hiệu quả hơn. Nhờ đó, bạn sẽ cảm thấy giảm đau và khó chịu do suy giãn tĩnh mạch.
Không chỉ vậy, đạp xe cũng là một hình thức tập luyện tuyệt vời để kiểm soát cân nặng ở mức lý tưởng - một yếu tố quan trọng trong việc mong muốn giảm bớt triệu chứng giãn tĩnh mạch.
Hướng dẫn thực hiện một số bài tập yoga chữa giãn tĩnh mạch chân
Bài tập tư thế Mountain Pose (ngọn núi)
-
Đầu tiên, người tập hãy đứng thẳng và để cơ thể thả lỏng tự nhiên. Hít thở từ từ và đưa hai tay lên cao, đồng thời chân bạn hãy nhón gót, hai lòng bàn tay chạm vào nhau, đồng thời ngửa mặt nhìn theo hướng tay chỉ.
-
Giữ vững tư thế và cảm nhận sự dao động của các vị trí trong cơ thể, kết hợp với hít thở bình thường trong khoảng 30 giây đến 1 phút. Cuối cùng, bạn hãy từ từ hạ tay xuống và trở về tư thế bình thường.
Bài tập gác chân lên tường Viparita Karani
-
Bắt đầu bằng việc nằm ngửa và thở đều.
-
Tiếp đến bạn hãy đưa chân lên cao sao cho hai mặt sau của chân tiếp xúc với tường, lòng bàn chân hướng lên trên.
-
Vị trí mông có thể đặt sát vào tường hoặc cách xa một chút tùy theo sự thoải mái của người tập.
-
Thả lỏng toàn bộ cơ thể và thở vào và thở ra theo nhịp đều.
- Giữ tư thế trong ít nhất 5 phút rồi từ từ hạ chân xuống và trở về tư thế ban đầu.
Bài tập con thuyền (Boat Pose)
-
Đầu tiên, bạn hãy ngồi trên thảm, giữ lưng thẳng, hai chân hơi gập lại, lòng bàn chân chạm sàn.
-
Dùng cơ bụng để bắt đầu nâng chân khỏi mặt đất, sao cho hai chân dần song song với sàn, lúc này hãy ngả nhẹ người về phía sau, hai tay đỡ sau đùi.
-
Tiếp tục nâng cao chân để tạo góc chữ V khoảng 45 độ giữa hai phần thân và chân.
-
Sau cùng, nhấc 2 tay khỏi chân, duỗi về phía trước sao cho song song với thảm, giữ nguyên tư thế cân bằng trong khoảng 30 giây sau đó từ từ hạ chân và đưa cơ thể về tư thế ban đầu.
- Nếu dây chằng chân của bạn cứng hoặc cơ lõi bụng yếu, có thể sử dụng thêm những dụng cụ hỗ trợ kê chân như gối hoặc khăn êm.
Bài tập bắt chéo chân
Bài tập cổ chân
Cách thực hiện:
-
Đầu tiên người tập hãy nằm ngửa, tiếp đến hãy co đầu gối để nâng chân trái lại gần ngực và hai tay ôm giữ chân đang co lên.
-
Xoay bàn chân trái theo chiều kim đồng hồ 5 vòng, sau đó xoay ngược lại 5 vòng.
-
Trở về tư thế ban đầu và bạn hãy làm lại động tác tương tự với chân phải.
Bài tập cuộn người xả hơi
-
Đầu tiên, nằm ngửa trên thảm và thả lỏng cơ thể, hít thở nhẹ nhàng.
-
Sau đó, hít vào và co gối gập chân trái, dùng hai tay ôm lấy đầu gối.
-
Thở ra nhẹ nhàng và nâng cao đầu lên để trán chạm vào đầu gối. Giữ tư thế này trong 5 lần hít thở sâu.
-
Hạ thấp đầu, tháo tay và hạ chân xuống để trở về tư thế ban đầu.
- Làm tương tự với chân còn lại.
Bài tập kê cao chân Buerger-Allen Exercise
-
Nằm nghỉ trên giường, thả lỏng cơ thể và đặt chân lên một vật cao.
-
Giữ nguyên tư thế này cho đến khi chân trở nên trắng nhợt.
-
Ngồi dậy, thả lỏng hai chân xuống đất để máu tuần hoàn trở lại chân.
-
Nằm xuống, duỗi chân và nghỉ ngơi hoàn toàn.
Lưu ý khi tập luyện để phòng tránh tình trạng giãn tĩnh mạch chân
-
Đầu tiên, bạn hãy mang theo vớ giãn tĩnh mạch để giúp máu lưu thông trong tĩnh mạch dễ dàng hơn.
-
Trong quá trình tập luyện, cố gắng duy trì hơi thở đều đặn và nhịp nhàng, không nên nín thở vì có thể gây áp lực ngược lại đến các mạch máu.
-
Trước khi bắt đầu tập luyện, hãy khởi động cơ thể và sau khi tập xong, hãy thực hiện các bài tập thả lỏng. Đột ngột thay đổi cường độ tập luyện mà không có các giai đoạn chuyển tiếp cũng sẽ không có lợi cho mạch máu và có thể gây chấn thương cho bản thân bạn.
-
Tránh tập luyện những bài tập yoga cần yêu cầu động tác ngồi hoặc đứng quá lâu.
-
Nên duy trì tập luyện đều đặn vào mỗi ngày, có thể kéo dài khoảng 30 phút tùy vào sức khỏe thể chất của bản thân
- Thời điểm thích hợp để tập yoga chữa giãn tĩnh mạch chân được chuyên gia khuyến khích là vào buổi tối trước 1-2 tiếng đi ngủ hoặc sau những giờ làm việc căng thẳng.