Lý giải nguyên nhân bị đau khớp gối ở người trẻ hiện nay 

Tác giả: Thanh Hương
Ngày đăng: 27/02/2024
Cập nhật: 12/03/2024
Nhắc đến đau khớp gối bạn đều nghĩ tình trạng đó sẽ xảy ra phần lớn với những người lớn tuổi. Nhưng hiện nay bị đau khớp gối ở người trẻ ngày càng có xu hướng gia tăng, liệu bạn có biết nguyên nhân là từ đâu?
 
Lý giải nguyên nhân bị đau khớp gối ở người trẻ hiện nay 
 
Bài viết sau đây hãy cùng KATA Technology tìm hiểu nguyên nhân bị đau khớp gối ở người trẻ để bạn có cách xử lý kịp thời khi bị đau nhé!

Những đối tượng hay mắc phải tình trạng đau khớp gối 

Đau khớp gối là một trong những vấn đề phổ biến mà nhiều người gặp phải khi khớp gối gặp vấn đề hoặc bị tổn thương. Khớp gối đóng vai trò quan trọng trong việc nối liền xương đùi, xương chày và xương bánh xe của xương chỏ. Khi khớp gối bị tổn thương hoặc viêm nhiễm, người bệnh thường gặp phải cảm giác đau nhức, khó di chuyển và giảm khả năng linh hoạt.
 
Những đối tượng hay mắc phải tình trạng đau khớp gối 
 
Có một số đối tượng dễ mắc bệnh đau khớp gối, bao gồm những người:
  • Những người lớn tuổi, đặc biệt là từ 60 tuổi trở lên.

  • Có tính chất công việc phải thường xuyên đứng lâu hoặc mang vác đồ nặng.

  • Đối với các trường hợp thừa cân, béo phì, hoặc ít vận động cũng sẽ dễ mắc bệnh mỏi khớp gối ở người trẻ tuổi. 

  • Hay những bệnh nhân có tiền sử gia đình bị viêm khớp gối.

  • Bạn thường xuyên gặp căng thẳng, stress, khiến cơ thể sản sinh hóa chất gây căng thẳng và tăng nguy cơ viêm khớp hoặc đau khớp.
  •  
Những đối tượng hay mắc phải tình trạng đau khớp gối 
 
Khác với triệu chứng đau khớp gối ở người lớn tuổi, mỏi khớp gối ở người trẻ tuổi thường không đi kèm với triệu chứng sưng viêm và có cảm giác đau nhức từ đầu gối trở xuống.
Ngoài ra, tình trạng bị đau khớp gối ở người trẻ, phần lớn người bệnh sẽ cảm giác khớp gối mình bị cứng, gây khó khăn khi họ muốn duỗi chân. Không những vậy, khi di chuyển họ thường nghe thấy tiếng lục cục ở phần khớp gối, đặc biệt là sau khi thức dậy vào buổi sáng hoặc lúc đứng lên khi ngồi lâu. 

Nguyên nhân bị đau khớp gối ở người trẻ tuổi hiện nay là gì? 

Thông thường, quá trình lão hóa là nguyên nhân chính dẫn đến đau khớp gối và thoái hóa khớp gối khi tuổi tác ngày càng cao. Tuy nhiên, với những người dưới 30 tuổi bị đau khớp gối có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau đây:

Hội chứng Patellofemoral (đau bánh chè-đùi) 

Hội chứng Patellofemoral, hay đau bánh chè-đùi, là một vấn đề phổ biến gây đau khớp gối ở người trẻ. Tình trạng này thường xuất phát từ sự mất cân bằng trong các cơ hỗ trợ khớp gối và cách chúng hoạt động. Các cơ đùi yếu hoặc cơ và gân quá căng xung quanh đầu gối có thể thay đổi cách khớp gối di chuyển, tạo ra áp lực không đồng đều và căng thẳng bên trong khớp. 
 
Nguyên nhân bị đau khớp gối ở người trẻ tuổi hiện nay là gì? 
 
Dần dần, các vùng này có thể bị kích thích và viêm, gây ra đau ở xương bánh chè và phía trước đầu gối. Những người mắc hội chứng Patellofemoral thường cảm thấy đau hoặc cứng khi thực hiện các hoạt động như quỳ, ngồi xổm hoặc leo cầu thang. 

Bệnh lý viêm khớp vị thành niên

Bệnh lý viêm khớp vị thành niên là một dạng viêm khớp dạng thấp, gây ra đau đớn, sưng tấy, cứng cỏi và hạn chế khả năng di chuyển của các khớp, bao gồm cả khớp đầu gối. Tình trạng viêm khớp phát triển khi lớp sụn bảo vệ bên trong khớp bị mòn đi. 
 
Nguyên nhân bị đau khớp gối ở người trẻ tuổi hiện nay là gì? 
 
Những người thường thực hiện các hoạt động xoay người, chạy nhảy hoặc các động tác mạnh khác, đặc biệt là ở vùng đầu gối sẽ dễ mắc phải bệnh lý này. Các chấn thương lặp đi lặp lại ở đầu gối cũng có thể làm hỏng lớp sụn, tăng nguy cơ viêm khớp. Ngoài ra thể trạng béo phì cũng là một yếu tố gây ra bệnh lý viêm khớp hay thấy ở lứa tuổi vị thành niên. Khi trọng lượng cơ thể bạn tăng lên quá mức, áp lực lên đầu gối tăng cao, làm suy yếu lớp sụn và sụn bị phá hủy nhanh chóng hơn.

Chấn thương lao động, chơi thể thao 

Chấn thương từ lao động và hoặc từ quá trình chơi thể thao là một nguyên nhân phổ biến gây đau khớp gối ở mọi độ tuổi chứ không riêng gì ở người trẻ tuổi.

Trong quá trình lao động hoặc tham gia các hoạt động thể thao, khớp gối thường phải chịu lực và áp lực lớn, đặc biệt là khi thực hiện các động tác như uốn khớp, xoay hoặc va đập mạnh. Các hoạt động như bóng đá, bóng rổ, cầu lông, đua xe đạp, và các môn võ thuật cũng có thể gây ra chấn thương cho khớp gối.

 
Nguyên nhân bị đau khớp gối ở người trẻ tuổi hiện nay là gì? 
 
Các loại chấn thương phổ biến bao gồm rách hay căng cơ, gãy xương, tổn thương sụn, hoặc bong gân. Những chấn thương này có thể dẫn đến đau, sưng, và giảm khả năng di chuyển của khớp gối. Đối với người tham gia thể thao, việc không sử dụng thiết bị bảo vệ đúng cách, như mũ bảo hiểm hoặc băng gối, có thể làm tăng nguy cơ chấn thương.
Còn đối với những người làm việc trong môi trường lao động chân tay, việc không tuân thủ quy tắc an toàn lao động và không sử dụng thiết bị bảo vệ có thể dẫn đến chấn thương khớp gối. Ví dụ, làm việc trong môi trường đầy côn trùng, trượt ngã trên sàn nhà ẩm ướt, hoặc nâng vật nặng mà không đúng kỹ thuật đều có thể gây tổn thương cho khớp gối.

 
Nguyên nhân bị đau khớp gối ở người trẻ tuổi hiện nay là gì? 

Thói quen xấu cho khớp gối 

Với đặc tính của công việc, nhiều người thường phải ngồi ở tư thế gập gối trong thời gian dài. Bên cạnh đó, một số người trẻ thường đi giày cao gót, ngồi vắt chéo chân hoặc ngồi xổm. Những thói quen này tạo ra áp lực lớn lên khớp gối, làm mất cân bằng và tạo ra căng thẳng không cần thiết lên mặt sụn bánh chè và sụn khớp. 
Kết quả là, mặt sụn có thể bị dập và mòn, dẫn đến sự thoái hóa sớm. Ngoài ra, việc đứng khụy một chân và khuân vác vật nặng cũng gây ra áp lực lớn lên khớp gối, làm cho chúng không thể thẳng trục và dẫn đến đau ở vùng trước gối.

 
Nguyên nhân bị đau khớp gối ở người trẻ tuổi hiện nay là gì? 

Trẻ nhỏ bị đau đầu gối về đêm có cần lo lắng không?

Triệu chứng đau, nhức mỏi gối không chỉ xuất hiện ở độ tuổi 20-30, mà ngay cả trẻ nhỏ cũng có nguy cơ bị đau đầu gối, đặc biệt là khi về đêm. Tình trạng trẻ bị đau đầu gối về đêm có thể là do nhiều yếu tố khác nhau, với mức độ đau và tần suất khác nhau. Vì vậy, việc quan sát và nhận biết các biểu hiện của trẻ là rất quan trọng để xác định nguyên nhân và áp dụng biện pháp điều trị chứng nhức mỏi đầu gối về đêm phù hợp nhất.

Dấu hiệu đi kèm theo cơn đau chân 

Để phân biệt với các nguyên nhân gây đau chân, phụ huynh cần quan sát trẻ thật kỹ cũng như triệu chứng đau nhức chân về đêm có kèm biểu hiện bất thường khác không. Nếu trẻ bị đau nhức chân về đêm nhất đó do sự tăng trưởng xương thì thường không có các triệu chứng khác như sưng, đỏ hoặc viêm.
 
Trẻ nhỏ bị đau đầu gối về đêm có cần lo lắng không?
 
Nếu ba mẹ quan sát thấy trẻ xuất hiện các triệu chứng như sưng, đỏ, viêm, hoặc cảm thấy đau nhức dù không tham gia hoạt động vận động mạnh trong ngày, đó có thể là dấu hiệu của một bệnh lý đau nhức cần điều trị. Nghiêm trọng hơn nếu con trẻ xuất hiện thêm các triệu chứng khác như sốt, buồn nôn, khó thở không giảm dù đã nghỉ ngơi tốt hơn hết bạn nên thăm khám và can thiệp y tế ngay lập tức.

Nguyên nhân của tình huống trẻ bị đau đầu gối về đêm 

Tuy nhiên, nếu cơn đau của trẻ kéo dài, kèm theo các triệu chứng khác, thì ba mẹ cần xác định nguyên nhân cụ thể để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với bé.

Đau xương tăng trưởng 

Trẻ thường đau nhức cơ do xương tăng trưởng, triệu chứng đó thường xuất hiện vào buổi chiều hoặc tối và biến mất vào buổi sáng. Đây là do trẻ thường tham gia các hoạt động tích cực trong ngày như chạy, nhảy, leo núi...
Khi xương phát triển nhanh nhất vào buổi đêm do tác động của hormone tăng trưởng GH (thường tiết ra nhiều vào ban đêm), các cơ không kịp thời phát triển sẽ bị co giãn, gây ra cảm giác đau. Tình trạng này phổ biến trong 2 giai đoạn tăng trưởng cao điểm ở trẻ là 3 - 5 tuổi và 8 - 12 tuổi.

 
Nguyên nhân của tình huống trẻ bị đau đầu gối về đêm 
 
Biểu hiện của đau tăng trưởng để bố mẹ phân biệt với các bệnh lý khác bao gồm: trẻ thường mỏi chân về đêm kèm theo đau nhức ở mặt trước của bắp đùi, phía sau đầu gối và cả phần bắp chân. Cơn đau kéo dài trong vài ngày, ít lâu lại tái phát nhưng chỉ ảnh hưởng đến cơ mà không tác động đến khớp. Một số trẻ cũng có thể phàn nàn về đau bụng hoặc đau đầu.

Các bệnh lý viêm khớp 

Viêm khớp phản ứng, hay hội chứng Reiter, là một loại bệnh viêm nhiễm ảnh hưởng đến nhiều khớp, có thể lan đến da, mắt, hoặc các cơ quan khác. Thường thì, những người mắc bệnh này là những người ở độ tuổi lao động dao động khoảng từ 20 - 40.
 
Nguyên nhân của tình huống trẻ bị đau đầu gối về đêm 
 
Mặc dù vậy, cũng có nhiều trẻ em mắc phải tình trạng này do khớp bị nhiễm khuẩn sau các cơn viêm họng. Nếu cha mẹ không đưa trẻ đi khám mà chủ quan tự ý mua thuốc điều trị hoặc để bệnh tự khỏi, thì viêm họng có thể chuyển biến thành viêm khớp phản ứng, gây sưng và nóng ở các khớp. Đặc biệt là ở khớp gối và khớp khuỷu, cũng như có thể lan từ khớp này sang khớp khác, làm cho trẻ cảm thấy mỏi mệt chân vào buổi tối.

Thiếu hụt dưỡng chất, nhược cơ 

Thiếu hụt dưỡng chất, đặc biệt là vitamin D và canxi, có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị đau đầu gối  về đêm, cũng như gây ra cảm giác đau ở xương sườn. Ngoài ra, thiếu hụt chất dinh dưỡng cũng có thể gây ra các vấn đề liên quan đến xương và cơ, làm cho trẻ cảm thấy đau nhức ở cơ xương.
 
Nguyên nhân của tình huống trẻ bị đau đầu gối về đêm 
 
Nhược cơ là một bệnh lý tự miễn có liên quan đến sự rối loạn dẫn truyền tại các điểm nối thần kinh – cơ, thường ảnh hưởng đến các nhóm cơ vận nhãn, cơ nhai, cơ hô hấp, cơ mặt, và cơ tứ chi. Mặc dù không phổ biến nhưng bệnh nhược cơ có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng và độ tuổi nào.
Nếu nhận thấy bé bị đau nhức chân vào ban đêm cùng với các triệu chứng như sụp mi mắt, mệt mỏi, xu hướng rũ đầu xuống phía dưới, tay chân dễ mỏi, thậm chí có cảm giác khó thở, thì đó có thể là dấu hiệu trẻ đã mắc bệnh nhược cơ.

Mắc hội chứng bàn chân bẹt 

Hội chứng bàn chân bẹt xảy ra khi vùng vòm bàn chân của trẻ không phát triển đủ, không có hõm cong tự nhiên và thường xuyên làm cho bàn chân trở nên phẳng. Thông thường, vào độ tuổi khoảng 2 - 3 tuổi, vòm bàn chân trẻ bắt đầu hình thành dần. Nếu đến độ tuổi này mà vòm bàn chân vẫn không xuất hiện, có thể trẻ đang mắc phải hội chứng bàn chân bẹt. 
 
Nguyên nhân của tình huống trẻ bị đau đầu gối về đêm 
 
Ban đầu, tình trạng này có thể không gây ra bất kỳ biểu hiện nào đặc biệt, nhưng theo thời gian, trẻ có thể phát triển các triệu chứng đau nhức tại nhiều vị trí như đầu gối, thắt lưng, mắt cá chân, hoặc khớp háng. Những biểu hiện này có thể hạn chế khả năng chạy nhảy, vận động và làm tăng nguy cơ trẻ bị ngã.

Xử trí ra sao khi bị đau khớp gối ở người trẻ?

Khi bị đau khớp gối ở người trẻ, việc xử trí đúng cách và kịp thời là rất quan trọng để ngăn ngừa tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Dưới đây là những phương pháp xử trí mà mọi lứa tuổi có thể áp dụng, nhằm giảm đau và cải thiện chất lượng cuộc sống tốt hơn:

Thăm khám y tế, sử dụng thuốc, vật lý trị liệu 

Để đối phó với tình trạng đau khớp gối, việc đầu tiên mà bạn cần làm là đến gặp bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị đúng cách. Bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán tình trạng bệnh của bạn để đề xuất các phương pháp điều trị phù hợp như sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm, vật lý trị liệu hoặc thậm chí là phẫu thuật nếu cần thiết.
 
Xử trí ra sao khi bị đau khớp gối ở người trẻ?
 
Các loại thuốc điều trị đau khớp gối thường bao gồm thuốc giảm đau, kháng viêm, giãn cơ và ngăn ngừa quá trình lão hoá. Những loại thuốc này có vai trò giúp người bệnh giảm đau và phục hồi chức năng vận động của khớp.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, các bác sĩ thường khuyến khích kết hợp với vật lý trị liệu để cải thiện sự ổn định của khớp và đạt được hiệu quả điều trị tốt hơn. Các phương pháp vật lý trị liệu có thể giúp giảm đau và mở rộng phạm vi chuyển động của khớp.

 
Xử trí ra sao khi bị đau khớp gối ở người trẻ?
 
Các biện pháp thường được áp dụng bao gồm bài tập vận động dành cho khớp, nhiệt trị liệu, điện trị liệu, sóng ngắn và massage trị liệu.

Thay đổi lối sống khoa học, chế độ dinh dưỡng hợp lý 

Bên cạnh việc điều trị y tế và các bài tập vật lý trị liệu, bạn nên bổ sung chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là các thực phẩm giàu vitamin C, E và canxi là rất quan trọng. Ngoài ra, việc duy trì sự cân bằng nước trong cơ thể cũng rất quan trọng. Việc uống đủ nước hàng ngày không chỉ giúp bạn cải thiện sức khỏe của sụn mà còn giúp cho hoạt động của khớp trở nên trơn tru hơn.
 
Xử trí ra sao khi bị đau khớp gối ở người trẻ?
 
Thêm vào đó, việc bạn thường xuyên thực hiện các bài tập thể dục thể thao cũng là một phần quan trọng của quá trình phục hồi. Tuy nhiên, bạn cần phải hạn chế làm những việc mang vác đồ quá nặng để giảm bớt áp lực lên khớp. Song song với đó, bạn nên có thời gian nghỉ ngơi khoa học và đúng cách sẽ giúp cơ thể bạn phục hồi và tái tạo tốt hơn.
 
Xử trí ra sao khi bị đau khớp gối ở người trẻ?

Hạn chế thói quen sinh hoạt xấu 

Cuối cùng, bạn hãy tránh những thói quen sinh hoạt xấu có thể gây tổn thương khớp gối như đeo giày cao gót, ngồi xổm trong thời gian dài hoặc tập luyện quá sức. Với những lưu ý này, người trẻ tuổi có thể kiểm soát tốt tình trạng đau khớp gối, phòng tránh biến chứng và duy trì chất lượng cuộc sống.
 
Xử trí ra sao khi bị đau khớp gối ở người trẻ?
 
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các dòng máy massage đầu gối SKG để hỗ trợ giảm đau và phục hồi chức năng khớp gối. Máy massage SKG sử dụng công nghệ rung động kết hợp với chườm nhiệt ấm áp để giúp tăng tuần hoàn máu, giảm đau và tăng cường sự linh hoạt của khớp gối.
 
Xử trí ra sao khi bị đau khớp gối ở người trẻ?

Kết luận

Qua bài viết mà KATA Tech đã chia sẻ về nguyên nhân bị đau khớp gối ở người trẻ để bạn có thể thấy rằng đau khớp gối xuất hiện ở mọi lứa tuổi và chúng đem lại những tác hại lớn đối với cuộc sống của chúng ta. Việc bạn hiểu rõ nguyên nhân bị đau khớp gối sẽ giúp bạn đưa ra biện pháp điều trị kịp thời tránh để lại hậu quả nghiêm trọng. Nếu bạn muốn sử dụng máy massage SKG, bạn có thể đến trực tiếp brandshop SKG by KATA Technology 65 Thái Hà, Hà Nội hoặc mua hàng trực tuyến tại website https://katatech.net/.
0353697777
Yêu cầu tư vấn