15+ Cách chữa phù chân cho bà bầu, người già đơn giản tại nhà
Phù chân thường xảy ra ở đối tượng nào?
Phù chân là bệnh lý khá phổ biến hiện nay.
Dù không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ nhưng phù chân lại gây nên nhiều bất tiện trong đời sống hằng ngày.
Hiện nay, nhóm đối tượng thường mắc phù chân nhất có thể kể đến là người già, phụ nữ mang thai và người bị bệnh tiểu đường.
- Phù chân ở người già: Phù chân là tình trạng mà người già gặp nhiều nhất hiện nay.
Bệnh lý khiến cho chân phồng, kích thước lớn hơn bình thường.
Sự tích tụ chất lỏng ở các mô mắt cá chân, bàn chân,... khiến cho người già cảm thấy nặng nhọc và mệt mỏi khi di chuyển.
=> Xem thêm: Cấu tạo bàn chân, xương bàn chân chi tiết nhất
Bên cạnh đó, cẳng chân, mắt cá chân và toàn bộ chân đều biến dạng khi người già bị phù nề.
Trong trường hợp không được chữa trị kịp thời, hiện tượng phù nề chân có thể khiến lưu thông máu bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gây loét da.
- Phù chân khi mang thai: Vào những ngày cuối tuần của thai kỳ, cơ thể người phụ nữ có thể gặp tình trạng phù nề do chấn thương chèn áp vào tĩnh mạch, gây tăng áp lực thuỷ tĩnh, kéo nước ra khỏi dòng mạch, làm xuất hiện hiện tượng phù hai chi dưới.
Hiện tượng sưng thường tăng lên vào cuối ngày hoặc những ngày hè.
Sau khi sinh, phù nề sẽ tự động biến mất.
Tuy nhiên, nếu trong thời kỳ mang thai, tình trạng sưng phù chân còn kèm theo một số triệu chứng như tăng huyết áp, đau vùng thượng vị, đau đầu, buồn nôn,... mẹ bầu cần đến các cơ sở y tế để kiểm tra sức khoẻ tiền sản giật.
- Phù chân ở người tiểu đường: Ở những người bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu thường cao hơn so với người bình thường.
Chính điều này đã tác động đến hệ thống tĩnh mạch và làm cho tĩnh mạch bị tổn thương.
Các van bơm trong tim mạch yếu đi sẽ khiến cho máu từ chân không thể lưu thông đồng bộ về tim.
Lượng máu tích tụ này làm chân xuất hiện trạng thái phù nề.
Phù chân ở người bị bệnh tiểu đường không chỉ ảnh hưởng đến việc đi lại, tạo cảm giác khó chịu mà còn gây biến chứng vô cùng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời.
Nguyên nhân phù chân
Phù chân thường xảy ra ở những người có sức khoẻ không tốt.
Dưới đây là những nguyên nhân chính dẫn đến phù chân bạn nên biết:
- Thừa cân, béo phì.
- Xuất hiện cục huyết khối bị tắc ở chân.
- Tuổi tác cao.
- Tình trạng nhiễm trùng ở chân.
- Hệ tĩnh mạch chi dưới không thể giúp máu lưu thông về tim hoàn toàn.
- Chấn thương hoặc phẫu thuật chi dưới như bàn chân, mắt cá chân,...
- Từng phẫu thuật các bệnh ung thư ở vùng chậu.
- Sử dụng Estrogen hoặc đang trong thời kỳ kinh nguyệt.
- Ngồi một chỗ quá lâu.
- Suy tim, suy thận, suy gan,...
Nguyên nhân phù chân ở người cao tuổi
Phù chân ở người già ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt hằng ngày cũng như gây trở ngại lớn cho việc đi đứng.
Tình trạng phù chân ở nhóm người này xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, tiêu biểu như:
- Sức khoẻ yếu và một số bệnh lý khác: Sức khoẻ yếu kém và nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính (thận, gan, suy tim, viêm tắc tĩnh mạch,...) là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến phù chân ở người già.
Bên cạnh đó, việc người cao tuổi đứng hay ngồi một chỗ quá lâu cũng làm gia tăng nguy cơ phù chân.
Với những người mắc bệnh tiểu đường hoặc bệnh thần kinh bị nhiễm trùng, khi chân phù nề còn có thể làm bàn chân, mắt cá chân sưng lên.
- Chế độ dinh dưỡng: Người có thói quen ăn nhiều muối sẽ có nguy cơ mắc phù chân cao hơn bình thường.
Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng thiếu hụt vitamin B1 cũng làm cho chân bị tê, chuột rút hay thậm chí giảm khả năng phản xạ.
- Một số loại thuốc: Một số loại thuốc điều trị tăng huyết áp, Clonidine, Hydralazine, Minoxidil,... có thể làm giân giữ nước, gây sưng tấy, phù nề.
Cách chữa, giảm phù nề chân đơn giản tại nhà
Để giảm tình trạng phù nề chân, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp đơn giản, hiệu quả sau:
- Kê chân lên gối khi nằm ngủ để dịch ở chân không bị ứ đọng.
- Tập thể dục, chú trọng vào đôi chân, giúp bơm dịch từ mô kẽ chân trở về tim.
- Xây dựng chế độ ăn ít muối, giúp giảm tích tụ dịch gây phù nề.
- Thường xuyên vận động, tránh ngồi lâu, thời gian nghỉ giải lao nên đứng lên và di chuyển xung quanh.
- Hạn chế mặc đồ bó sát hoặc quấn vòng quanh đùi.
- Giảm cân với trường hợp lượng mờ thừa quá lớn.
- Chú ý đến tác dụng phụ gây phù chân ở các loại thuốc trước khi sử dụng.
- Sử dụng tất hỗ trợ (có sẵn ở hầu hết các hiệu thuốc).
Cách chữa phù chân ở người già
Theo các chuyên gia y tế, mỗi giai đoạn phát triển của bệnh phù chân ở người già sẽ có phương pháp điều trị riêng.
Dưới đây là một số cách chữa phù chân ở người già đơn giản, có thể thực hiện tại nhà:
- Thường xuyên đi lại, massage các khớp để máu lưu thông tốt hơn.
- Bổ sung đủ nước mỗi ngày, tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo lượng nước cung cấp cho cơ thể không bị thiếu hoặc dư thừa.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, giảm lượng muối, bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất và ưu tiên sử dụng một số loại thực phẩm như rau xanh, đậu xanh, bí ngô, tỏi,...
- Không nên tắm nước quá lạnh hoặc quá nóng, luôn giữ ấm cơ thể khi nhiệt độ thấp.
- Kê cao chân ngang với tim mỗi ngày từ 03 đến 04 lần, mỗi lần khoảng 30 phút.
- Chăm chỉ tập thể dục mỗi ngày từ 10 đến 15 phút.
- Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu, đứng lên đi lại cứ 01 đến 02 tiếng/lần để giảm sưng chân.
Chữa phù chân bằng phương pháp tự nhiên, cây thuốc Nam
Bên cạnh việc thay đổi thói quen vận động, ăn uống hằng ngày, người bị phù chân còn có thể điều trị bệnh bằng một số phương pháp khác như sau:
1. Phương pháp tự nhiên: Chứng phù nề bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau với các triệu chứng thường gặp là đau bụng, buồn nôn, huyết áp, cứng khớp, suy yếu,...
Trong trường hợp tình trạng phù nề mới chỉ ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể tham khảo cách trị liệu dưới đây:
- Uống trà gừng: Gừng có ưu điểm chống viêm, chống oxy hoá hiệu quả.
Vì vậy, uống trà gừng hằng ngày sẽ giúp giảm đau và sưng do phù nề.
Việc của bạn là nghiền một miếng gừng rồi đem đun sôi trong nước khoảng 10 phút.
Sau đó lọc bỏ phần xác và uống nước khi còn ấm.
- Chườm nóng: Chườm nóng là phương pháp giúp làm tăng lượng máu lưu thông tại vùng bị sưng, giảm đau và sưng hiệu quả.
Để chườm nóng, bạn có thể dùng khăn sạch ngâm trong nước ấm rồi quấn quanh khu vực bị sưng trong khoảng 05 phút.
- Thoa tinh dầu tràm trà: Các thành phần trong tinh dầu tràm có công dụng kháng khuẩn, giảm đau và chống viêm, giúp giảm thiểu tình trạng sưng, phù nề hiệu quả.
Theo đó, bạn chỉ cần nhỏ từ 04 đến 05 giọt tinh dầu vào một miếng bông rồi thoa nhẹ nhàng lên vùng bị phù nề, thực hiện đều đặn 02 lần/ngày để thấy hiệu quả rõ rệt.
2. Cây thuốc Nam: Sử dụng cây thuốc Nam là một biện pháp điều trị bệnh phù chân hiệu quả tại nhà.
Dưới đây là 03 bài thuốc Nam chữa phù chân bạn có thể tham khảo:
- Bài thuốc số 01:
-
Nguyên liệu:
-
Mã đề thảo, hương nhu, dâu ngô, đinh lăng: 16 gram mỗi loại.
-
Khởi tử, khiếm thực: 12 gram mỗi loại.
-
Vỏ quế: 10 gram.
-
-
Cách thực hiện:
-
Bước 01: Cho các vị thuốc đã chuẩn bị vào đun sôi, thêm 400 đến 500ml nước.
-
Bước 02: Đun sôi cho đến khi còn ½ lượng nước thì tắt bếp.
-
Bước 03: Gạn lấy phần nước thuốc và chia đều làm 03 phần, uống hết trong ngày.
-
-
Công dụng: Chữa phù chân do tiểu rắt, viêm thận, suy giảm chức năng gan, viêm thận cấp.
- Bài thuốc số 02:
-
Nguyên liệu:
-
Trần bì: 15 gram.
-
Kim ngân: 12 gram.
-
-
Cách thực hiện:
-
Bước 01: Cho các vị thuốc vào ấm, thêm 03 bát nước sôi và đun trên bếp.
-
Bước 02: Khi nước sôi, hạ nhỏ lửa và đun cho đến khi lượng nước trong ấm còn khoảng 01 bát.
-
Bước 03: Sử dụng phần nước hết trong ngày, chia làm nhiều lần để uống.
-
-
Công dụng: Lợi tiểu, loại bỏ độc tố, cải thiện tình trạng phù chân.
- Bài thuốc số 03:
-
Nguyên liệu:
-
Liên kiều, cát cánh, kinh giới, đạm đậu xị, kim ngân hoa, ngưu bàng tử, bạc hà, xa tiền tử: 12 gram mỗi loại.
-
Xa tiền thảo: 12 gram.
-
Cam thảo đất: 04 gram.
-
-
Cách thực hiện:
-
Bước 01: Cho các vị thuốc đã chuẩn bị vào đun sôi cho đến khi còn ½ lượng nước thì tắt bếp.
-
Bước 02: Mỗi ngày uống 01 thang, chia làm 02 đến 03 lần uống.
-
-
Công dụng: Chữa bệnh phù chân do viêm cầu thận, giúp đẩy nhanh quá trình thoát nước.
Trên đây là những thông tin chi tiết về cách chữa phù chân đơn giản tại nhà.
Hy vọng rằng thông qua bài viết do KATA Technology mang tới ngày hôm nay, các độc giả thân mến sẽ nắm được một số kiến thức cơ bản về nguyên nhân gây phù chân cũng như các phương pháp điều trị bệnh đơn giản tại nhà!