Chườm lạnh có tác dụng gì? Khác biệt như nào so với chườm nóng?
Tổng quan chung về chườm lạnh. Chườm lạnh có tác dụng gì?
Và như vậy, liệu pháp chườm lạnh sử dụng nước đá là nguyên liệu chính được coi là một phương pháp giúp thuyên giảm lưu lượng máu đang đổ về khu vực bị thương. Độ lạnh của đá sẽ giúp các mạch máu co lại, giảm hẳn tốc độ chuyển hóa và tiêu thụ oxy tại phần bị va đập.
Khi tìm hiểu về việc chườm đá lạnh có tác dụng gì, nhiều chuyên gia còn công nhận khả năng giảm đau cục bộ cho người gặp chấn thương. Lý giải cho điều này, chuyên gia cho biết nhiệt độ thấp của đá lạnh sẽ tạo ra cảm giác tê cứng quanh khu vực bị thương, các dây thần kinh cảm giác lúc này cũng sẽ bị gián đoạn thông tin, nên tín hiệu đau nhức sẽ khó có thể truyền đến não bộ của chúng ta.
Thêm vào đó, như chúng ta đều biết mỗi khi có va chạm, các mô mềm ở cơ thể theo phản xạ sẽ bắt đầu có dấu hiệu sưng lên. Lúc này vấn đề lại được đặt ra ở đây là vậy chườm đá có giảm sưng không? Thì câu trả lời là có. Chườm đá lạnh có tác dụng giảm nguy cơ xuất huyết trong cũng như làm tan máu bầm, tê dại dây thần kinh, từ đó đem lại hiệu quả giảm đau dịu sưng.
Chườm lạnh có khác biệt gì so với chườm nóng? Bị sưng chườm nóng hay lạnh?
Bên cạnh đó, chườm đá lạnh cũng có thể được sử dụng hằng ngày để điều trị các chấn thương mạn tính, như các chấn thương lặp đi lặp lại ở vận động viên: viêm gân , xơ hóa gân,…
Ngược lại thì chườm nóng hay chườm đá nóng có tác dụng gì? Chườm nóng thường được sử dụng để điều trị các tổn thương mãn tính. Khác với chườm lạnh, chườm nóng có tác dụng kích thích trong máu đến các cơ khớp bị tổn thương, nhiệt từ đây sẽ giúp bạn thư giãn mô và hạn chế việc cứng khớp.
Do đó, chườm nóng là một phương pháp hiệu quả để giảm đau cho những người mắc bệnh cơ xương như viêm khớp hoặc căng cơ kéo dài. Bên cạnh phương pháp chườm đá nóng là phổ biến nhất, bạn cũng có thể tham khảo một số cách chườm nóng khác như: chườm túi sưởi, chườm nóng ướt, chườm nóng khô,...
Bạn cũng cần phải lưu ý, bạn không được chườm lạnh trước khi hoạt động với một chấn thương mạn tính, và không được chườm nóng trên chấn thương cấp tính hoặc những vùng da bị tổn thương.
Hướng dẫn cách chườm lạnh đúng kỹ thuật và những lưu ý trong thao tác
Cách chườm lạnh đúng phương pháp
Sử dụng khăn lạnh: Bạn có thể chườm khăn lạnh theo các bước sau:
-
Bạn chuẩn bị khăn sạch, sau đó nhúng xuống nước rồi vắt sao cho khăn vẫn giữ được độ ẩm.
-
Sau đó, bạn gấp khăn và cho nó vào túi nhựa và để vào ngăn đá trong 15 phút.
- Sau 15 phút, bạn lấy khăn ra khỏi túi và nhẹ nhàng đắp lên vùng bị tổn thương.
-
Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị trước một khối đá lạnh sạch và đặt lên vùng muốn chườm đá một lớp khăn lông mềm.
-
Bạn đặt túi đá lạnh đã chuẩn bị lên vùng bị tổn thương một cách nhẹ nhàng, tránh ấn mạnh làm vết thương đau. Bạn cũng có thể dùng túi đá lạnh này để mát xa giảm đau và lưu thông máu.
-
Thời gian cho mỗi lần chườm đá lạnh đúng cách là 5-10 phút, không nên quá 10 phút vì chườm đá lâu có thể sẽ khiến chấn thương trở nên nghiêm trọng hơn.
- Nếu vùng bị chấn thương của bạn sưng tấy ở phần mềm, bạn có thể thực hiện phương pháp này từ 3-5 lần/ ngày để cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn.
Vậy chườm lạnh cho mắt có tác dụng gì? Giống với các bộ phận bị tổn thương khác, khi chườm lạnh cho mắt cũng có tác dụng giảm đau, giảm sưng và đánh tan quầng thâm cho mắt. Tuy nhiên, bạn cũng phải biết cách chườm lạnh mắt thì mới mang lại hiệu quả cao.
-
Chuẩn bị đá nhỏ vào trong một chiếc khăn hoặc dụng cụ chườm đá chuyên dụng.
- Sau đó, bạn chườm lên mắt. Thời gian tốt nhất để chườm lạnh cho mắt là không quá 20 phút để tránh mắt bị tê cóng.
Những lưu ý cần biết khi thực hiện cách chườm lạnh
-
Bạn không để túi đá quá lâu ở một chỗ vì nhiệt độ quá lạnh có thể gây ra bỏng lạnh phần da bên trên.
-
Khi chườm đá lạnh, bạn tập trung tác động lên phần mô mềm, tránh để đá tiếp xúc trực tiếp lên xương vì nó có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho vùng xương, khớp, cột sống.
-
Không sử dụng phương pháp chườm đá lạnh nếu bạn có bệnh lý mạch máu và hệ thần kinh.
-
Không chườm lạnh trực tiếp vào vị trí tổn thương là vết thương hở đang chảy máu.
- Nếu chườm lạnh mang lại cho bạn cảm giác đau hơn và các triệu chứng không thuyên giảm, bạn hãy ngừng ngay và tìm đến sự trợ giúp của các chuyên gia y tế.