Thoái hóa khớp gối là gì?
Thoái hóa khớp gối là một căn bệnh phức tạp xảy ra ở hai bên đầu gối gây tác động không nhỏ tới cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Để biết được dấu hiệu thoái hoá khớp gối gồm những biểu hiện nào thì trước mắt hãy cùng KATA Tech tìm hiểu kỹ hơn về thoái hoá khớp gối là gì nhé!
Những điều cần biết về khớp gối và thoái hóa khớp gối
Khớp gối là một trong những khớp quan trọng nhất trong cơ thể chúng ta, nó nằm ở giữa đầu đùi và xương chày của chân. Khớp gối giúp kết nối và cho phép cơ thể bạn chuyển động linh hoạt, đồng thời cũng chịu trọng lượng cơ thể và áp lực khi bạn di chuyển.
Chính vì vậy, vai trò của khớp gối là cực kỳ quan trọng trong việc hỗ trợ sự linh hoạt và chuyển động của cơ thể chúng ta. Nó cho phép cơ thể thực hiện các hoạt động hàng ngày như đi lại, đứng, ngồi, vận động thể dục. Tuy nhiên, khi tuổi tác của bạn tăng lên hoặc do một số yếu tố khác, khớp gối có thể bị thoái hoá.
Thoái hóa khớp gối là một hiện tượng xảy ra phổ biến khi có sự tổn thương trên bề mặt của sụn khớp. Theo thời gian, sụn khớp bị mòn và mất dần đi, trở nên mỏng và xù xì hơn, đồng thời cũng mất tính đàn hồi. Điều này làm cho sụn không còn có khả năng bảo vệ được đầu xương.
Khi sụn khớp bị tổn thương, có thể xảy ra các biến đổi ở bề mặt khớp, bao gồm sự tích tụ canxi tạo thành các gai xương. Điều này sẽ làm cho khớp trở nên không đều và không mềm mại như bình thường. Cuối cùng, nó có thể dẫn đến các biến dạng của khớp và gây ra sự hỏng hóc nghiêm trọng trong chức năng của khớp.
Nguyên nhân khiến khớp đầu gối bị thoái hóa
Nguyên nhân chủ yếu nhất của thoái hóa sụn khớp gối là tuổi tác. Theo thời gian, khả năng tự phục hồi của sụn giảm dần, làm cho sụn trở nên mỏng và mất tính linh hoạt. Do đó, hầu hết mọi người khi lớn tuổi đều có nguy cơ bị thoái hóa khớp gối.
Tuy nhiên, cũng có một số yếu tố có thể gây ra thoái hóa khớp ở độ tuổi sớm hơn, bao gồm:
-
Thừa cân, béo phì: Những người béo phì thường có cân nặng vượt quá với khả năng chống đỡ của phần dưới cơ thể, khiến khớp gối gặp áp lực lớn khi duy trì hoạt động thường ngày, từ đó nguy cơ hư hại sụn khớp ở người thừa cân tăng cao hơn.
- Chấn thương: Khi bạn bị chấn thương như đứt dây chằng, gãy xương, điều này có thể làm tổn thương sụn khớp và dẫn đến thoái hóa sau này.
Cách nhận biết dấu hiệu thoái hóa khớp gối theo từng giai đoạn
Thoái hóa khớp gối thường tiến triển theo từng giai đoạn, và mỗi giai đoạn sẽ có những biểu hiện khác nhau. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu thoái hóa khớp gối theo từng giai đoạn rất quan trọng để có thể điều trị kịp thời và hạn chế sự tiến triển của bệnh.
Giai đoạn 1
Trong giai đoạn đầu, thoái hóa khớp gối thường không có biểu hiện rõ ràng. Sụn khớp gối bị mòn nhẹ, nhưng người bệnh không thường cảm thấy đau hoặc khó chịu do sự mài mòn giữa các thành phần của khớp là không đáng kể. Tuy nhiên nếu để ý kỹ, bạn sẽ nhận ra khớp gối nếu có dấu hiệu thoái hóa sẽ bắt đầu phát ra tiếng kêu khi bạn co duỗi chân.
Giai đoạn 2
Giai đoạn 2 của thoái hóa khớp gối được xem như là giai đoạn nhẹ, tiền phát của bệnh. Trong giai đoạn này, khi bạn đi chụp X-quang khớp gối sẽ cho thấy không gian giữa các xương vẫn chưa bị thu hẹp và không có sự cọ xát giữa chúng. Đồng thời, chất lỏng hoạt dịch trong khớp vẫn đủ để khớp vận động bình thường.
Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm mà người bệnh có thể bắt đầu gặp các triệu chứng thoái hóa khớp gối đầu tiên như đau sau khi thực hiện các hoạt động nặng, đi bộ hoặc chạy, cảm giác cứng khớp nhiều hơn sau khi không cử động trong vài giờ, hoặc đau khi quỳ gối, cúi người.
Giai đoạn 3
Đây là giai đoạn mà thoái hóa khớp gối được phân loại là "thoái hóa khớp mức độ trung bình". Trong giai đoạn này, sụn giữa các xương thể hiện dấu hiệu tổn thương rõ ràng và không gian giữa các xương bắt đầu thu hẹp lại.
Những người bị thoái hóa sụn khớp gối ở giai đoạn 3 thường gặp phải đau thường xuyên khi đi bộ, chạy, cúi hoặc quỳ. Họ cũng có thể gặp phải cảm giác cứng khớp sau khi ngồi trong thời gian dài hoặc khi thức dậy vào buổi sáng. Ngoài ra, hiện tượng sưng khớp có thể xuất hiện nếu người bệnh cử động liên tục trong thời gian dài. Tuy nhiên những cơn đau khớp gối này sẽ có tần suất xuất hiện nhiều hơn, thời gian tự phục hồi cũng sẽ lâu hơn.
Giai đoạn 4
Giai đoạn 4 của thoái hóa khớp gối được xem như là giai đoạn "nghiêm trọng". Khi bệnh đã phát triển đến giai đoạn này, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau đớn và không thoải mái mỗi khi di chuyển hoặc cử động khớp.
Điều này xuất phát từ việc không gian giữa các xương bị thu hẹp đáng kể, khiến sụn khớp hầu biến dạng và dẫn đến sự cứng, đôi khi là sự tắc nghẽn của khớp. Lượng chất lỏng hoạt dịch cũng giảm đi đáng kể, không còn thực hiện được nhiệm vụ giảm ma sát giữa các bộ phận chuyển động của khớp. Do đó, đến thời điểm này, chỉ cần nhấc chân nhẹ, bạn sẽ cảm giác được những cơn đau nhói, các cơn đau lan rộng tới toàn bộ bắp chân.
Có cách điều trị thoái hóa khớp gối dứt điểm không?
Dù không có cách điều trị thoái hóa khớp gối dứt điểm do căn bệnh gây tổn thương và suy giảm chức năng hoạt động của các sụn khớp gối. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể kết hợp một số phương pháp sau đây để giảm đau, cải thiện chất lượng cuộc sống và hạn chế sự tiến triển của bệnh.
Sử dụng các liệu pháp y tế: phẫu thuật, vật lý trị liệu
Trong trường hợp thoái hóa khớp gối nghiêm trọng, phẫu thuật thay khớp gối là một lựa chọn điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, phẫu thuật này chỉ được khuyến cáo khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả hoặc tình trạng bệnh đã tiến triển đến giai đoạn cuối.
Ngoài ra, vật lý trị liệu cũng là một phương pháp điều trị quan trọng cho người bệnh. Các bài tập được chỉ định có thể giúp bạn tăng cường sức mạnh và sự dẻo dai của các cơ xung quanh khớp gối, từ đó giảm áp lực lên khớp và cải thiện khả năng vận động cho bệnh nhân.
Thay đổi thói quen sống: giảm cân, tập thể dục
Việc bạn thay đổi lối sống cũng là một yếu tố quan trọng trong việc quản lý thoái hóa khớp gối. Thêm vào đó, giảm cân là điều cần thiết để bạn giảm tải áp lực lên khớp gối. Mỗi kilogram giảm sẽ làm cơ thể của bạn bớt áp lực lên khớp gối tương đương với 4 kilogram lực ép lên khớp.
Bên cạnh đó, bạn hãy thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao cho khớp gối. Các bài tập ít tác động như bơi lội, đạp xe tĩnh hoặc tập dưới nước có thể giúp bạn tăng cường sức mạnh cơ bắp, cải thiện khả năng vận động và giảm đau đáng kể.
Kết hợp chế độ dinh dưỡng lành mạnh
Cuối cùng, bạn nên xây dựng cho bản thân một chế độ ăn uống lành mạnh và lưu ý bổ sung thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, chất chống viêm nếu đang bắt đầu thấy có những dấu hiệu thoái hóa khớp gối. Điều này có thể giúp làm chậm quá trình thoái hóa khớp gối và giảm triệu chứng đau nhức của người bệnh.
Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, cá và các loại hạt là những lựa chọn tốt nhất cho chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Rau xanh và trái cây cung cấp các loại vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa giúp tăng cường sức khỏe của xương khớp. Cá và các loại hạt chứa axit béo omega-3 có tính chất chống viêm, giúp giảm viêm và đau ở khớp.
Bên cạnh việc thiết lập một chế độ dinh dưỡng khoa học để hỗ trợ cho khớp gối, người bệnh cũng cần tránh xa các loại thực phẩm và đồ uống có thể gây hại cho sức khỏe của khớp:
-
Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đặc biệt là dầu bão hòa có hại, như thịt đỏ mỡ, thực phẩm chiên, rán sâu, nên được tránh hoặc hạn chế trong khẩu phần ăn hàng ngày.
- Thức ăn chế biến sẵn: Thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều chất bảo quản và đường, có thể gây viêm và làm tăng cân nặng. Việc tránh hoặc giảm tiêu thụ các loại thức ăn này sẽ giúp giảm áp lực lên khớp gối.
Bằng việc hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm và đồ uống có hại, cùng với việc thiết lập một chế độ dinh dưỡng khoa học, người bệnh có thể giảm được triệu chứng và nguy cơ của thoái hóa khớp gối.
Ngoài các biện pháp điều trị truyền thống, bạn cũng có thể sử dụng máy massage đầu gối để giảm cảm giác đau mỏi và căng cứng ở vùng đầu gối một cách nhanh chóng. Một trong số đó có thể kể đến các dòng máy massage đầu gối SKG như SKG W3 PRO, SKG W3, SKG BK3,...
Mỗi dòng máy đều được trang bị những công nghệ massage hiện đại, như công nghệ massage rung, chườm nhiệt ổn định,...sẽ giúp tuần hoàn máu trong cơ thể của chúng ta được thúc đẩy lưu thông tới khớp gối nhanh chóng hơn, làm gia tăng sự linh hoạt của khớp nối này. Đây có thể là một phương tiện hữu ích để hỗ trợ trong quá trình điều trị và làm giảm triệu chứng khó chịu của thoái hóa khớp gối.
Kết luận
Qua bài viết mà KATA Tech đã chia sẻ hy vọng sẽ giúp bạn nhận biết sớm các dấu hiệu thoái hóa khớp gối và các phương pháp điều trị kết hợp để kiểm soát tình trạng bệnh. Chăm sóc sức khỏe đôi chân của bạn ngay từ hôm nay với các dòng máy massage SKG chất lượng nếu không muốn bản thân phải chịu ảnh hưởng xấu từ bệnh lý thoái hóa khớp gối này trong tương lai.