Nhận Biết Ngay 10+ Dấu Hiệu Trao Đổi Chất Nhanh
Để giúp bạn hiểu rõ ràng và có những thay đổi lối sống hợp lý, bài viết hôm nay của KATA Technology sẽ phân tích chi tiết trao đổi chất nhanh là gì và những dấu hiệu trao đổi chất nhanh dễ nhận thấy nhất. Cùng theo dõi để biết thêm về nguyên nhân và tình trạng này có ảnh hưởng như nào đến sức khỏe chúng ta nhé!
1. Trao đổi chất nhanh là gì?
Trước khi tìm hiểu đến dấu hiệu trao đổi chất nhanh, chúng ta cũng cần hiểu qua về quá trình trao đổi chất. Được gọi là chuyển hóa hay biến dưỡng, trao đổi chất là quá trình chuyển đổi thức ăn thành năng lượng để phục vụ các hoạt động của cơ thể. Carb, protein, các chất béo sẽ được phân giải qua hệ tiêu hoá để trở thành năng lượng nuôi dưỡng các tế bào sống trong cơ thể bạn.
Cơ thể chúng ta không thể hoạt động nếu thiếu đi quá trình trao đổi chất. Quá trình trao đổi chất liên quan mật thiết đến lượng calo được đốt cháy mỗi ngày. Ngay cả khi bạn không hoạt động, trao đổi chất vẫn diễn ra âm thầm, calo được đốt cháy liên tục.
Tìm hiểu thế nào là quá trình trao đổi chất nhanh
Trao đổi chất nhanh là cơ thể có khả năng đốt cháy calo nhiều hơn, nhanh hơn so với người bình thường hoặc người trao đổi chất chậm. Bạn có thể ăn nhiều mà cân nặng không tăng hoặc tăng không đáng kể.
Với các chị em phụ nữ, trao đổi chất nhanh là một điều thật tuyệt vời, cân nặng và ăn kiêng sẽ không còn là nỗi lo của họ. Tuy nhiên, điều này cũng có rất nhiều hạn chế mà có thể bạn chưa biết!
2. Nhận biết 10+ dấu hiệu trao đổi chất nhanh rõ ràng nhất
Có thể thấy quá trình trao đổi chất đóng góp vai trò quan trọng trong việc duy trì các hoạt động sống của chúng ta. Chỉ với một sự thay đổi nhỏ từ tốc độ trao đổi chất, bạn cũng đã có thể gặp phải những ảnh hưởng sức khỏe khác nhau.
Hiểu rõ các dấu hiệu trao đổi chất nhanh vì vậy sẽ đem lại những sự kịp thời trong kế hoạch chăm sóc và điều chỉnh lối sống của bạn. Sau đây, KATA Technology đã tổng hợp 10+ dấu hiệu cho thấy tốc độ trao đổi chất của cơ thể bạn tăng cao.
2.1. BMR cao, khó tăng cân
Trong thực tế, có đến 60% năng lượng được tạo ra để duy trì các chức năng cơ bản của con người như: hít thở, tuần hoàn máu, lưu thông máu,…Ngay cả khi bạn không làm gì, quá trình trao đổi chất vẫn diễn ra. Tỷ lệ trao đổi chất cơ bản khi cơ thể nghỉ ngơi (BMR) chính là chỉ số đo lường lượng calo tối thiểu này.
Nhận biết trao đổi chất nhanh nhờ chỉ số BMR tăng cao
Chỉ số BMR cao nghĩa là cơ thể bạn trao đổi chất nhanh. Cho dù bạn không hoạt động, chỉ số BMR của bạn vẫn cao hơn so với người tập thể dục nhưng trao đổi chất chậm. Vì thế, khó tăng cân là dấu hiệu trao đổi chất dễ nhận biết nhất mà đa số mọi người đều chú trọng.
2.2. Cân nặng thay đổi bất thường
Việc trao đổi chất nhanh làm đốt cháy các chất béo dự trữ trong cơ thể. Bạn bắt buộc phải bổ sung thêm nhiều calo để có thể duy trì cân nặng. Người có quá trình trao đổi chất nhanh rất khó duy trì cân nặng ổn định, thường bị sụt cân nhanh chóng.
2.3. Tỷ lệ mỡ trong cơ thể thấp
Người trao đổi chất nhanh có tỷ lệ mỡ trong cơ thể thấp. Nguyên nhân là do cơ thể của họ luôn chuyển hoá liên tục thức ăn thành năng lượng và đốt cháy. Các chất béo không thể ở lại trong cơ thể quá lâu để hình thành mỡ.
2.4. Luôn cảm thấy đói
Do cơ thể luôn đốt cháy calo nên người trao đổi chất nhanh thường xuyên cảm thấy đói. Họ luôn muốn nạp thức ăn vào cơ thể để đủ năng lượng duy trì hoạt động.
Luôn cảm thấy đói là dấu hiệu trao đổi chất nhanh dễ bắt gặp
2.5. Tim đập nhanh, hồi hộp
Do hệ tiêu hoá làm việc liên tục, bạn dễ bị đói và luôn muốn ăn nhiều hơn, khiến cho tim đập nhanh hơn bình thường. Hoạt động trao đổi chất luôn diễn ra liên tục không ngừng nghỉ nên ngay cả khi bạn đi ngủ, tim của bạn cũng ở trạng thái đập nhanh và hồi hộp, dẫn đến gián đoạn giấc ngủ.
2.6. Nhiệt độ cơ thể tăng cao
Có rất nhiều cơ quan tham gia vào quá trình trao đổi chất. Khi cơ thể trao đổi chất nhanh đồng nghĩa với việc các cơ quan này cũng hoạt động nhiều bình thường. Từ đó, nhiệt độ cơ thể dễ dàng tăng lên, bạn sẽ cảm thấy đổ mồ hôi liên tục.
Đổ mồ hôi ngay cả khi không vận động cũng là dấu hiệu trao đổi chất nhanh
2.7. Đi vệ sinh nhiều trong ngày
Đi vệ sinh nhiều lần trong ngày là biểu hiện thường gặp của người trao đổi chất nhanh. Do cơ thể liên tục chuyển hoá, lượng thức ăn nạp vào nhiều và được xử lý thành năng lượng nhanh chóng, dẫn đến quá trình phân huỷ thức ăn cũng diễn ra liên tục.
2.8. Tăng động
Như đã phân tích ở trên, người có cơ chế trao đổi chất nhanh sẽ dung nạp lượng thức ăn lớn hơn so với người bình thường. Các thức ăn này được chuyển hóa thành năng lượng qua quá trình tiêu quá. Người trao đổi chất nhanh có nhiều năng lượng hơn, luôn cảm thấy tỉnh táo và có xu hướng không thích ngồi một chỗ quá lâu. Ngược lại, người chuyển hoá chậm thì cảm thấy uể oải, trì trệ và thiếu sức sống.
2.9. Chu kỳ kinh nguyệt bất thường
Đối với phụ nữ, vào thời điểm rụng trứng, tốc độ trao đổi chất khi nghỉ ngơi mạnh hơn. Điều này có thể gây rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều do các nội tiết tố trong cơ thể không ổn định.
Kinh nguyệt bất thường là dấu hiệu trao đổi nhanh phổ biến ở chị em phụ nữ
2.10. Duy trì mức năng lượng cao cả ngày dài
Nếu một ngày bạn thấy tràn đầy năng lượng và đặc biệt ngứa ngáy chân tay khi phải ngồi một chỗ quá lâu, đây có thể là một dấu hiệu trao đổi chất nhanh mà cơ thể gửi đến bạn. Bởi tốc độ trao đổi chất gia tăng khiến thức ăn được chuyển hóa hiệu quả thành năng lượng, giúp duy trì sự tỉnh táo cho bạn.
Hơn nữa, trao đổi chất quá nhanh có thể khiến bạn khó ngủ hơn vào ban đêm nhưng lại vẫn duy trì được trạng thái tinh thần tỉnh táo. Trong khi đó, nếu là tốc độ trao đổi chất bình thường hoặc chậm, việc thiếu ngủ có thể khiến cơ thể chúng ta mệt mỏi, uể oải hơn.
3. Nguyên nhân dẫn đến trao đổi chất nhanh trong cơ thể
Cơ chế trao đổi chất của mỗi chúng ta là khác nhau ngay từ khi sinh ra. Có rất nhiều nguyên nhân tác động và làm thay đổi quá trình trao đổi chất, bao gồm cả yếu tố bẩm sinh. Dưới đây là 5 yếu tố dẫn đến cơ thể gặp các dấu hiệu trao đổi chất nhanh:
3.1. Do di truyền
Gen là yếu tố bạn không thể lựa chọn. Ngay từ khi sinh ra, mỗi chúng ta đều sở hữu một bộ gen khác nhau, di truyền từ bố mẹ. Nó có ảnh hưởng nhất định đến khả năng chuyển hoá của cơ thể.
Tốc độ trao đổi chất phụ thuộc một phần vào di truyền
Một số người ăn rất nhiều và cũng không vận động thường xuyên nhưng không bị béo. Ngược lại, một số người ăn uống kiêng khem nhưng rất dễ tăng cân chính bởi khả năng chuyển hoá chất chậm. Cùng một chế độ ăn và hoạt động giống nhau nhưng mức hấp thụ giữa mỗi người lại khác nhau. Đây chính là minh chứng rõ ràng cho hai tốc độ trao đổi chất nhanh và chậm.
3.2. Khối lượng cơ bắp
Như đã nói ở phía trên, cơ thể bạn có thể tự đốt cháy calo ngay cả khi bạn không hoạt động. Khi ở trạng thái này, người có cơ bắp lớn có quá trình trao đổi chất nhanh hơn bởi mỗi pound cơ bắp sẽ đốt cháy khoảng 6 calo/ngày. Trong khi đó những người không có cơ bắp hoặc cơ bắp ít sẽ chỉ tiêu thụ chỉ 2 calo/ngày.
Khối lượng cơ bắp càng nhiều tốc độ trao đổi chất càng nhanh
3.3. Chế độ ăn uống
Chế độ dinh dưỡng tác động đáng kể đến quá trình trao đổi chất. Các thực phẩm giàu protein và chất xơ cũng là nguyên nhân khiến quá trình trao đổi chất nhanh hơn. Khi sử dụng các thực phẩm này, cơ thể của bạn cần nhiều năng lượng hơn để tiêu hoá chúng so với các loại thức ăn khác.
Chế độ ăn uống chứa thực phẩm kích thích tốc độ trao đổi chất
Các loại đồ uống chứa nhiều caffein như trà xanh, cafe có khả năng thúc đẩy quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh chóng hơn. Nếu bạn là “tín đồ” của caffe thì hãy cân nhắc, trao đổi chất quá nhanh có thể khiến tim đập mạnh, khó ngủ, dẫn đến mệt mỏi, ảnh hưởng đến chất lượng sức khỏe và cuộc sống.
3.4. Thói quen tập luyện
Tất cả các vận động của cơ thể đều đòi hỏi calo. Bạn càng vận động nhiều thì lượng calo tiêu hao càng lớn. Tập thể dục thường xuyên tiêu tốn calo đáng kể, đồng thời, khối lượng cơ bắp cũng phát triển nhiều hơn. Chính vì vậy, người có hoạt động thể chất nhiều cũng là một nguyên nhân khiến quá trình trao đổi chất của cơ thể diễn ra nhanh chóng.
Người tập luyện thể dục có tốc độ chuyển hóa nhanh hơn người ít vận động
3.5. Hoạt động bất thường của tuyến giáp
Các hóc môn được sinh ra từ tuyến giáp, cơ quan này điều chỉnh nội tiết tố của cơ thể chúng ta. Một số người có hoạt động tuyết giáp mạnh, hay còn gọi là bệnh cường giáp sẽ có quá trình trao đổi chất nhanh hơn bình thường bởi mất cân bằng nội tiết tố. Họ thường gặp các triệu chứng như: tim đập nhanh, khó tăng cân, hay đổ mồ hôi,...
4. Trao đổi chất nhanh có tốt không?
Câu trả lời là có và không. Nếu bạn muốn giảm cân thì trao đổi chất nhanh là cơ chế lý tưởng của cơ thể. Ngược lại với những người gầy và muốn tăng cân thì việc cơ thể trao đổi chất nhanh là điều họ không mong muốn.
Nếu bạn muốn tăng cân nhưng cơ thể trao đổi chất nhanh thì hãy lưu ý một số điểm sau:
-
Không nên nhịn ăn để giảm tốc độ trao đổi chất. Điều này có thể làm mất cân bằng và làm ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hoá của bạn. Thay vì cắt giảm hoàn toàn khẩu phần ăn uống, bạn hãy tham khảo hạn chế các thực phẩm làm trao đổi chất nhanh như: cafe, trà xanh, chocolate,...
-
Ăn nhiều hơn vào các bữa chính, không ăn nhiều bữa phụ, không ăn vặt
-
Không tập các bài tập có cường độ đốt cháy calo cao như: cardio, nâng tạ,...
Trao đổi chất nhanh có tốt hay không tùy vào mong muốn và thể trạng sức khỏe
Tổng kết
Trên đây là các cách nhận biết dấu hiệu trao đổi chất nhanh cũng như các thông tin về quá trình trao đổi chất của cơ thể chúng ta. Hy vọng qua bài viết này của KATA Technology, bạn đã có thêm nhiều kiến thức có ích để lắng nghe cơ thể mình, kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn bạn nhé!
Chất Béo Gồm Những Thực Phẩm Nào? Phân Loại Và Lưu Ý Lựa Chọn Chất Béo