Giãn dây chằng là gì? Có những cách điều trị giãn dây chằng nào triệt để không?
Hiện nay, có rất nhiều người không may mắc phải tình trạng giãn dây chằng nhưng không có những hiểu biết về bệnh lý giãn dây chằng là gì dẫn đến những phát hiện muộn màng tạo ra những chấn thương sức khỏe nghiêm trọng.
Hiểu được vấn đề này, hôm nay, KATA Technology sẽ giải đáp chi tiết về bệnh lý giãn dây chằng là gì và giới thiệu những cách khắc phục triệt để tình trạng này ngay trong bài viết hôm nay.
Xem nhanh
Tìm hiểu dây chằng là gì? Giãn dây chằng là gì?
Trước khi giải thích cho bạn hiện tượng giãn dây chằng là gì thì KATA muốn bạn biết rõ hơn về bộ phận này trên cơ thể, để bạn có thể xác định chính xác căn bệnh của mình. Vậy dây chằng là gì?
Dây chằng là tổng hợp bó mô liên kết sợi cứng (chủ yếu là các phần tử collagen dai và dài) được bảo vệ bằng những lớp mô liên kết không dày đặc. Vậy dây chằng ở đâu? Dây chằng nằm ở vị trí bao quanh các khớp, nó có nhiệm vụ cố định và bảo vệ các khớp và kết nối các xương khớp với nhau.
Như mọi người đã biết, giãn dây chằng đang là hiện tượng mà nhiều người mắc phải. Bệnh giãn dây chằng là gì? Giãn dây chằng là tình trạng dây chằng ở các khu vực bị kéo căng quá mức nhưng không bị đứt. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới hiện tượng này là do vận động sai tư thế hoặc bị va chạm mạnh trong quá trình hoạt động.
Như mọi người đã biết, giãn dây chằng đang là hiện tượng mà nhiều người mắc phải. Bệnh giãn dây chằng là gì? Giãn dây chằng là tình trạng dây chằng ở các khu vực bị kéo căng quá mức nhưng không bị đứt. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới hiện tượng này là do vận động sai tư thế hoặc bị va chạm mạnh trong quá trình hoạt động.
Lúc này bằng mắt thường bạn có thể thấy vùng tổn thương bị sưng to lên và đau nhức - đây là dấu hiệu giãn dây chằng rõ rệt nhất, sau đó vận động của bạn sẽ gặp những khó khăn do khớp đã bị lỏng lẻo.
Các vị trí giãn dây chằng thường gặp cùng cách điều trị giãn dây chằng
Trong quá trình hoạt động rất dễ xảy ra tình trạng giãn dây chằng và nếu bạn không kịp điều trị có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: viêm dây chằng, đứt dây chằng… gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt của bạn.
Để bạn có thể sớm khắc phục tình trạng giãn dây chằng, KATA sẽ tổng hợp giúp bạn các vị trí giãn dây chằng thường gặp cùng cách điều trị giãn dây chằng đơn giản để bạn có thể áp dụng cho từng loại tổn thương dây chằng riêng biệt.
Giãn dây chằng đầu gối, chân
Nhắc đến giãn dây chằng, đầu gối và chân là khu vực gặp phải tình trạng này phổ biến nhất bởi đây đều là những bộ phận đảm nhiệm vai trò vận động chính của con người. Việc luôn phải chống đỡ sức nặng của cả cơ thể khiến bạn gặp phải những cơn đau dây chằng chân rất khó chịu.
Cộng thêm nếu bạn vận động quá mạnh hoặc xoay đầu gối bất chợt, sẽ làm các dây chằng chéo trước và chéo sau của khớp gối bị kéo căng quá mức. Từ đó việc bị giãn dây chằng chân là tình trạng không thể tránh khỏi.
Lúc này, bạn sẽ bắt đầu có những cảm giác đau nhức, sưng và nóng đỏ khu vực đầu gối. Tốt hơn hết cần tìm luôn cho mình biện pháp sơ cứu kịp thời để tình trạng giãn không tiến triển nghiêm trọng hơn có thể làm rách hoặc đứt dây chằng.
Lúc này, bạn sẽ bắt đầu có những cảm giác đau nhức, sưng và nóng đỏ khu vực đầu gối. Tốt hơn hết cần tìm luôn cho mình biện pháp sơ cứu kịp thời để tình trạng giãn không tiến triển nghiêm trọng hơn có thể làm rách hoặc đứt dây chằng.
Nếu tình trạng giãn dây chằng của bạn ở mức nhẹ, thì bạn có thể áp dụng những cách chữa giãn dây chằng đầu gối tại nhà để khắc phục hiện tượng này ngay. Trong trường hợp vừa bị giãn dây chằng đầu gối cách điều trị mà bạn có thể áp dụng thực hiện một vài phương pháp sơ cứu như chườm nóng, lạnh hoặc đắp các loại lá thuốc như ngải cứu, xương rồng,...lên vị trí tổn thương. Ngoài ra, bạn cũng nên tập các bài tập hỗ trợ để đẩy nhanh quá trình hồi phục dây chằng như: bài tập duỗi gối, bài tập vận động khớp háng,...
Nhưng nếu hiện tượng này ở mức độ nguy hiểm, KATA khuyến cáo bạn nên tìm tới bác sĩ sớm nhất để được hỗ trợ điều trị, tránh để lâu có thể dẫn tới viêm, đứt dây chằng.
Nhưng nếu hiện tượng này ở mức độ nguy hiểm, KATA khuyến cáo bạn nên tìm tới bác sĩ sớm nhất để được hỗ trợ điều trị, tránh để lâu có thể dẫn tới viêm, đứt dây chằng.
Giãn dây chằng cổ chân, cổ tay
Giãn dây chằng cổ chân, cổ tay là dấu hiệu tổn thương do các dây chằng ở vị trí này có thể bị kéo căng trong quá trình vận động. Nó có biểu hiện giống với tình trạng đau mắt cá chân, cổ tay hoặc gãy xương. Thông thường, ở vị trí tổn thương sẽ cảm thấy đau nhói, sưng to và xuất hiện các vết bị bầm tím.
Khi có dấu hiệu của tình trạng này, bạn cần nhanh chóng điều trị giãn dây chằng cổ chân, cổ tay theo các cách sau đây: hạn chế di chuyển, chườm lạnh, kê chân cao hoặc sử dụng thuốc được bác sĩ kê đơn. Do cổ tay và cổ chân là 2 bộ phận được sử dụng nhiều trong hoạt động thể chất của con người, cho nên, bạn cần phải điều trị kịp thời. Điều này vừa để tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt vừa để giảm thiểu tình trạng tổn thương nặng hơn.
Giãn dây chằng cổ
Giãn dây chằng cổ là triệu chứng gặp thường xuyên nhất và hầu như ít gây nguy hiểm. Tuy nhiên, trong trường hợp để lâu, bệnh có thể tiến triển thành mãn kinh và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như hiệu suất công việc của bạn.
Do đó, bạn cần tiến hành điều trị và chăm sóc cơ thể trong thời gian sớm nhất, nếu không, khi giãn dây chằng cổ kéo dài có thể gây ra các bệnh lý như đau nửa đầu, thiếu máu, đau vai gáy,... Bạn có thể áp dụng một số phương pháp như sau: sử dụng thuốc chống viêm, giảm đau được bác sĩ kê đơn, chườm nóng - lạnh, nghỉ ngơi hoặc sử dụng máy massage cổ chuyên dụng để hỗ trợ xoa bóp.
Giãn dây chằng háng
Giãn dây chằng háng là tình trạng dây chằng ở khu vực khớp háng bị kéo căng mà không thể tự hồi phục. Dấu hiệu giãn dây chằng háng cũng khá dễ nhận biết khi các cơn đau dây chằng háng tập trung nhiều ở khu vực hông, hoặc tê buốt từ khung xương chậu lan dọc xuống hai bên chân.
Mọi đối tượng đều có thể mắc phải bệnh lý giãn dây chằng háng tuy nhiên, bệnh sẽ phổ biến hơn với người cao tuổi xương khớp đã lão hóa hoặc phụ nữ mang thai khiến khớp háng mất ổn định do thai nhi ngày một phát triển.
Đối với giãn dây chằng háng bạn nên để bản thân nghỉ ngơi, hạn chế vận động hoặc tập yoga trị liệu với những động tác nhẹ nhàng để bệnh tình tự suy giảm sau 2 - 3 ngày. Tốt hơn hết đừng quá chủ quan khi tình trạng bệnh còn nhẹ mà bỏ qua thời điểm vàng để phục hồi khiến cơ khớp háng gặp tổn thương nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến hoạt động đi lại của bản thân.
Giãn dây chằng lưng
Giãn dây chằng lưng xảy ra trong trường hợp bạn vận động sai tư thế hoặc quá sức khiến các dây chằng vùng thắt lưng bị kéo căng bất thường. Không giống với các loại giãn dây chằng bên trên, giãn dây chằng lưng tạo ra bất tiện lớn khi bạn vận động, nguy hiểm hơn còn có thể gây bại liệt.
Những cơn đau do giãn dây chằng lưng gây nên cũng rất dữ dội, dù là ở mức độ nhẹ, bạn cũng có thể thấy khó khăn khi thực hiện các hoạt động bình thường như đi, đứng, cúi người,...Do đó khi vừa bắt gặp bị giãn dây chằng lưng, bạn cần biết đến một số cách sơ cứu đúng kỹ thuật sẽ giúp việc giãn dây chằng lưng không tiến triển nặng hơn.
Đầu tiên, khi nghi ngờ bản thân đang bị giãn dây chằng lưng, bạn hãy duy trì bản thân nằm ở tư thế ngửa để tạo không gian thư giãn cho lưng. Một mẹo chữa giãn dây chằng lưng cực hữu ích đó chính là chườm lạnh ngày sau khi dây chằng bị giãn, và nhớ tuyệt đối chỉ chườm nóng sau chấn thương từ 36 - 48 giờ. Nếu thực hiện chườm nóng ngay lập tức có thể phản tác dụng và làm cho dây chằng lưng càng giãn ra nhiều hơn.
Đầu tiên, khi nghi ngờ bản thân đang bị giãn dây chằng lưng, bạn hãy duy trì bản thân nằm ở tư thế ngửa để tạo không gian thư giãn cho lưng. Một mẹo chữa giãn dây chằng lưng cực hữu ích đó chính là chườm lạnh ngày sau khi dây chằng bị giãn, và nhớ tuyệt đối chỉ chườm nóng sau chấn thương từ 36 - 48 giờ. Nếu thực hiện chườm nóng ngay lập tức có thể phản tác dụng và làm cho dây chằng lưng càng giãn ra nhiều hơn.
Phòng ngừa giãn dây chằng cần lưu ý những gì?
Việc mắc phải bệnh giãn dây chằng khiến mọi hoạt động sinh hoạt của bạn trở nên rất khó khăn, thậm chí còn rất nguy hiểm khi để tình trạng kéo dài lâu, Sau khi đã biết giãn dây chằng là gì cũng như những cách khắc phục, sơ cứu đơn giản tại nhà, KATA Technology nghĩ rằng bạn vẫn nên bảo vệ chính cơ thể của mình bằng cách phòng ngừa ngay từ ban đầu luôn.
Hãy cùng xem một số lưu ý ngăn chặn giãn dây chằng là gì ngay dưới đây nhé:
-
Khi di chuyển, chú ý đi an toàn, nhất là trong trường hợp đường trơn, tối.
-
Khi điều khiển các phương tiện giao thông, bạn phải đảm bảo an toàn bằng cách mang đầy đủ dụng cụ bảo hộ.
-
Trước khi chơi thể thao, bạn nên khởi động đúng kỹ thuật và thật cẩn thận.
-
Bạn nên bổ sung đầy đủ các dưỡng chất để nâng cao sức khỏe, đặc biệt là canxi, omega -3, vitamin D,…để hỗ trợ cơ thể tái tạo tế bào mới.
-
Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh hơn.
-
Với những người ở độ tuổi trung niên, bạn nên hạn chế chơi các môn thể thao cường độ cao. Bạn có thể duy trì vận động các bài tập yoga, dưỡng sinh,... để phù hợp hơn với cơ thể.
Tổng kết
Qua bài viết trên, bạn đã biết tình trạng giãn dây chằng là gì chưa? KATA Technology đã tổng kết một cách chi tiết nhất về bệnh lý giãn dây chằng là gì và cách điều trị cũng như ngăn ngừa tình trạng này một cách triệt nhất. Hy vọng rằng, bài viết sẽ giúp bảo vệ bạn khỏi bệnh lý giãn dây chằng này đem lại một cuộc sống với chất lượng cao hơn.