Lợi ích và tác hại của đạp xe đối với sức khỏe
Việc đi xe đạp để tập luyện thể dục thể thao đang dần trở nên phổ biến và được ưa chuộng hơn. Mặc dù, đạp xe mang đến rất nhiều lợi ích nhưng nó cũng có thể gây ra những tác dụng ngược nếu bạn lạm dụng đạp xe quá nhiều. Vậy lợi ích và tác hại của đạp xe mang lại cho sức khỏe con người như thế nào?
Lợi ích và tác hại của đạp xe đối với sức khỏe
Lợi ích của đạp xe bạn nên biết
Xe đạp không chỉ là một phương tiện di chuyển mà nó còn đem đến cho bạn những lợi ích sức khỏe thể chất tuyệt vời như:
#1 Hỗ trợ tích cực hoạt động của hệ tim mạch, hô hấp
Đạp xe là một trong những cách khiến nhịp tim của chúng ta tăng lên, từ đó thúc đẩy tăng cường khả năng tuần hoàn máu và hỗ trợ tích cực các hoạt động của hệ tim mạch và hô hấp. Một nghiên cứu của Đại học Glasgow đã cho thấy việc đạp xe có thể làm giảm một nửa nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ung thư. Điều này sẽ khiến tỷ lệ tử vong và các yếu tố sinh lý xảy ra thấp hơn khi hạn chế được tình trạng đột quỵ
#2 Giải tỏa stress, căng thẳng hiệu quả
Theo một nghiên cứu của Hiệp hội Thanh niên Cơ đốc đã chỉ ra rằng những người có một cuộc sống năng động sẽ có điểm số sức khỏe tinh thần cao hơn 32% so với những người lười vận động. Đi xe đạp là cách giúp bạn giải phóng adrenaline và endorphin ra khỏi cơ thể, giải tỏa stress, căng thẳng một cách hiệu quả.
Đạp xe giúp giải tỏa stress, căng thẳng hiệu quả
Ngoài ra, lợi ích của đạp xe ngoài trời là giúp bạn tận hưởng một khoảng thời gian thư giãn, điều này rất tốt đối với những người thường xuyên phải chịu những áp lực, căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày.
#3 Duy trì vóc dáng cân đối, giảm cân an toàn
Tác dụng của đạp xe tại chỗ sẽ giúp bạn duy trì một vóc dáng cân đối và giảm cân an toàn. Bởi đi xe đạp có thể đốt cháy các chất béo dự trữ và làm thay đổi sự cân bằng cholesterol trong cơ thể, từ đó làm giảm trọng lượng và bảo vệ cơ thể một cách khỏe mạnh.
#4 Hạn chế xảy ra nguy cơ mắc ung thư
Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy việc sử dụng xe đạp sẽ giảm thiểu 45% nguy cơ mắc các loại bệnh ung thư. Do đó, đạp xe không chỉ giúp bạn tập luyện thể dục thể thao mà còn là một phương pháp hạn chế xảy ra nguy cơ mắc ung thư.
Đạp xe giảm thiểu khả năng mắc ung thư
#5 Tăng cường sức đề kháng toàn diện cho bản thân
Khi bạn đạp xe, cơ thể sẽ tiết ra các chất kháng viêm và kháng khuẩn tự nhiên để tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng cho cơ thể. Vì vậy, việc đạp xe thường xuyên sẽ giúp bạn tăng cường sức đề kháng toàn diện để bảo vệ cơ thể bạn khỏi những tác nhân xấu đến từ môi trường bên ngoài gây bệnh.
#6 Góp phần bảo vệ môi trường
Bên cạnh đó, đạp xe còn góp phần bảo vệ môi trường. Tại các thành phố lớn, khói bụi và khí thải thải ra môi trường hàng ngày rất lớn, điều này gây ra hiện tượng ô nhiễm môi trường trầm trọng. Do vậy, việc bạn đạp xe đạp thay vì sử dụng các phương tiện giao thông khác đã là chung tay để bảo vệ một môi trường sống tốt.
Đạp xe góp phần bảo vệ môi trường
Tác hại của đạp xe không đúng cách
Lợi ích của đạp xe mang lại cho sức khỏe con người là rất lớn, tuy nhiên cũng sẽ có những ảnh hưởng xấu mà đạp xe gây ra nếu bạn quá lạm dụng nó hoặc có phương pháp đạp xe không đúng cách. Vậy những tác hại của đạp xe mà bạn dễ dàng gặp phải là gì?
Đau nhức toàn thân, chấn thương xương khớp không mong muốn
Việc ngồi trên yên xe đạp trong khoảng thời gian dài với một tư thế sai sẽ khiến bạn phải chịu những cơn đau nhức toàn thân, thậm chí dẫn tới vẹo cột sống và chấn thương các vùng xương khớp như, cổ, vai, gáy,...
Đạp xe sai cách có thể gây ra chấn thương xương khớp
Ngoài ra, việc đạp xe ngoài trời cũng có thể gây ra những chấn thương do va chạm. Nguyên nhân dẫn tới những rủi ro này thường là do xe đạp không có đèn để những người lái xe lớn hơn quan sát được, nhất là vào sáng sớm hoặc ban đêm.
Tiếp xúc khói bụi, ô nhiễm, ảnh hưởng hô hấp
Tác hại của đạp xe dễ thấy nhất chính là cơ thể bạn phải tiếp xúc với khói bụi, ô nhiễm, điều này ảnh hưởng rất lớn đến hô hấp. Bởi việc đạp xe ở các thành phố lớn hoặc khu đô thị bị ô nhiễm sẽ làm ảnh hưởng đến các chức năng phổi của bạn.
Đạp xe ngoài trời dễ hít phải bụi ảnh hưởng hô hấp
Theo nghiên cứu của Hiệp hội Hô hấp châu Âu, lượng carbon của người đi xe đạp cao gấp 2-3 lần so với người đi bộ. Vì khi hít thở nhiều và sâu khiến các khí thải dễ đi vào trong phổi hơn.
Ảnh hưởng tới ham muốn tình dục, vô sinh
Đạp xe đạp quá nhiều có thể làm giảm ham muốn ở nữ giới, do xương chậu của nữ giới chịu nhiều áp lực nhất khi phải tiếp xúc với yên xe. Điều này khiến dây thần kinh ở vị trí hông bị trơ lì cảm giác và ảnh hưởng tới ham muốn tình dục.
Đạp xe nhiều ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới
Bên cạnh đó, đối với nam giới, đạp xe có thể gây vô sinh. Bởi quá trình đạp xe khiến cơ đùi liên tục cọ xát với yên, gây tác động tới tinh hoàn và làm rối loạn quá trình sản xuất tinh binh.
Hướng dẫn đi xe đạp tốt cho sức khỏe
Việc đạp xe sai cách, không đúng hoàn cảnh có thể tác động xấu đến sức khỏe. Do đó, một số hướng dẫn đi xe đạp tốt cho sức khỏe dưới đây sẽ giúp mọi người bớt đi nỗi lo khi tập luyện hàng ngày:
Giữ chắc ghi đông, tập trung quan sát
Khi đạp xe, việc giữ chắc ghi đông và tập trung quan sát đường đi là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe và an toàn của bạn. Ghi đông xe cần được cầm chắc và không nên lỏng lẻo để tránh mất thăng bằng. Đồng thời, bạn nên tập trung quan sát đường xá, nhận biết những chướng ngại vật và tình huống xung quanh để có thể xử lý kịp thời, tránh tai nạn.
Đạp xe giữ chắc ghi đông và quan sát kỹ tránh gây tai nạn
Thử đạp xe trong nhà
Nếu bạn muốn cải thiện sức khỏe nhưng ngại đạp xe ngoài trời do thời tiết xấu hay môi trường không an toàn, việc thử đạp xe trong nhà là một lựa chọn tốt. Hiện nay có nhiều loại xe đạp thể dục dành cho việc tập luyện trong nhà, giúp bạn mô phỏng trải nghiệm đạp xe thực tế. Ngoài ra, đạp xe trong nhà còn giúp bạn theo dõi và điều chỉnh các chỉ số sức khỏe dễ dàng thông qua các thiết bị đo hiện đại, giúp việc luyện tập trở nên hiệu quả hơn.
Điều chỉnh tốc độ đạp xe
Việc điều chỉnh tốc độ đạp xe hợp lý là một yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe, đồng thời nâng cao hiệu quả tập luyện. Bạn nên bắt đầu bằng cách đạp từ từ, sau đó tăng dần tốc độ khi cơ thể đã làm quen với nhịp độ. Hãy nhớ lắng nghe cơ thể để tránh đạp xe quá sức, điều này có thể dẫn đến mệt mỏi hoặc chấn thương.
Điều chỉnh tốc độ đạp xe để đảm vảo an toàn
Chú ý tư thế đạp xe đúng
Một tư thế đạp xe đúng không chỉ giúp bạn tránh các chấn thương mà còn tối ưu hóa hiệu quả tập luyện. Khi đạp xe, bạn nên giữ lưng thẳng, không gù người. Bạn cũng nên điều chỉnh chiều cao của yên xe sao cho phù hợp với chiều dài chân, tránh gây khó chịu hoặc đau lưng khi đạp xe.
Câu hỏi thường gặp khi luyện tập đạp xe
Cách tốt nhất để lợi ích và tác hại của đạp xe được thúc đẩy và hạn chế là có cho mình một phương pháp đạp xe đúng cách. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp nhất khi luyện tập xe đạp mà bạn có thể tham khảo:
Đạp xe thời điểm nào là tốt nhất?
Thời điểm đạp xe tốt nhất là vào sáng sớm hoặc sau khi tan làm. Việc đạp xe vào sáng sớm sẽ giúp bạn có một tinh thần sảng khoái, tràn đầy năng lượng cho một ngày dài làm việc. Không chỉ vậy, đạp xe như là một bước khởi động nhẹ nhàng để cơ thể sẵn sàng đón nhận công việc. Buổi chiều tối, khi tan ca, đạp xe sẽ giúp bạn giải tỏa những áp lực mà bạn phải chịu trong một ngày dài căng thẳng.
Thời điểm đạp xe tốt nhất là vào sáng sớm
Cần chuẩn bị gì khi đạp xe để ngăn ngừa chấn thương?
Để ngăn ngừa những chấn thương có thể xảy ra trong quá trình đạp xe, bạn cần kiểm tra kỹ lượng xe đạp của bạn trước khi khởi hành và mặc đồ bảo hộ đầy đủ như; giày, mũ bảo hiểm, đai tay và chân,... Ngoài ra, bạn cần lựa chọn cho mình, con đường tập luyện ít xe cộ, ít trơn trượt để tránh nguy cơ va chạm.
Đặc biệt, bạn phải đạp xe ở tư thế đúng để không mang lại những chấn thương ngoài mong muốn. Bạn phải luôn duy trì tư thế thẳng lưng và chân đặt lên bàn đạp sao cho đầu gối mở ra một góc 25-35 độ khi bàn đạp ở vị trí dưới cùng. Điều này sẽ giúp tối ưu hóa hiệu suất đạp và giảm áp lực lên các khớp.
Chuẩn bị kỹ trước khi đạp xe ngăn ngừa chấn thương
Trung bình nên đạp xe bao nhiêu phút mỗi ngày để có hiệu quả?
Một trong số những thắc mắc được mọi người hỏi nhiều nhất là nên đạp xe bao nhiêu phút mỗi ngày để đạt được hiệu quả. Theo các khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới, một người trưởng thành nên tập thể dục vận động mạnh ít nhất 150 phút mỗi tuần, hoặc khoảng 30 phút mỗi ngày. Vậy mỗi ngày nên đạp xe bao nhiêu km là tốt nhất? Câu trả lời chính là:
-
Đối với số kilômét cụ thể, nó phụ thuộc vào tốc độ đạp xe của bạn. Một tốc độ trung bình cho một người đi xe đạp bình thường là khoảng 15-20 km/h. Do đó, nếu bạn đạp xe trong 30 phút mỗi ngày ở tốc độ trung bình, bạn có thể đi được khoảng 7,5 - 10 km mỗi ngày.
-
Nếu bạn muốn giảm cân hoặc cải thiện sức khỏe, bạn có thể cần tăng cường hoạt động vận động và đạp xe trong thời lượng dài hơn. Điều quan trọng là đảm bảo tính đều đặn và liên tục của hoạt động, cũng như kết hợp nhuần nhuyễn với chế độ ăn uống lành mạnh để đạt được kết quả tốt nhất cho bản thân bạn.
Đạp xe mỗi ngày 30 phút có lợi cho sức khoẻ
Phụ nữ đạp xe đạp có tốt không? Ai không nên đạp xe đạp?
Những lợi ích và tác hại của đạp xe mang lại cho con người đã được KATA Technology giải thích rõ ràng ở bên trên. Do đó, câu trả lời cho phụ nữ đạp xe đạp có tốt không là có. Vì khi sử dụng xe đạp như một bài tập luyện thể thao, thì chúng cũng sẽ mang lại cho nữ giới những lợi ích như: cải thiện sức khỏe tim mạch, cải thiện tinh thần, giảm cân,...
Đạp xe có lợi cho sức khoẻ cả nam và nữ giới
Việc đạp xe là rất tốt nhưng có một số trường hợp không nên đạp xe đạp như người có vấn đề về cột sống, lưng, về ngón chân và hông,... Những người này khi có nhu cầu đạp xe cần phải thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia an toàn để bảo đảm sức khỏe của chính bản thân mình.
Sau khi đạp xe cần lưu ý gì trong sinh hoạt?
Sau mỗi buổi tập đạp xe, bạn cần để cho cơ thể một khoảng thời gian để nghỉ ngơi, thả lỏng và hồi phục. Điều bạn cần làm là phải ngủ đủ giấc mỗi ngày để cơ thể tái tạo kịp, và có một chế độ ăn uống lành mạnh.
Nghỉ ngơi bổ sung dinh dưỡng sau đạp xe vô cùng quan trọng
Để cơ thể phục hồi nhanh chóng, bạn có thể cung cấp các bữa ăn giàu protein và carbohydrate trong vòng nửa tiếng sau khi luyện tập. Quan trọng hơn, là bạn phải uống đủ nước để cân bằng lại lượng nước đã mất do mồ hôi trong quá trình luyện tập.
Tổng kết
KATA Technology đã cùng bạn tìm hiểu lợi ích và tác hại của đạp xe đối với sức khỏe con người ở bài viết trên đây. Hy vọng những chia sẻ và hướng dẫn đạp xe đúng cách sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu rèn luyện sức khỏe một cách an toàn và hiệu quả.