Nguyên nhân và tác hại của bệnh béo phì có thể bạn chưa biết
Béo phì không chỉ đơn giản là một vấn đề về ngoại hình mà còn là một loại bệnh lý ẩn chứa nhiều nguy cơ đáng lo ngại về sức khỏe. Vậy bạn có hiểu rõ nguyên nhân và tác hại của bệnh béo phì gây ra chưa?
Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu và cảnh báo về những nguy cơ mà bệnh này gây ra, nhưng vẫn còn nhiều người không nhận thức được sự nguy hiểm của nó. Bài viết sau đây hãy cùng KATA Technology tìm hiểu các nguyên nhân và tác hại của bệnh béo phì đối với sức khỏe của người mắc phải nhé!
Xem nhanh
Làm thế nào để nhận biết biểu hiện của bệnh béo phì?
Béo phì là tình trạng tích tụ chất béo một cách không bình thường hoặc quá mức, có thể gây suy giảm sức khỏe. Nó có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe như tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường và một số loại ung thư.
Sau đây là một số cách nhận biết thừa cân béo phì mà chúng ta có thể quan sát được bằng mắt thường:
Thường xuyên thấy đói
Một trong những biểu hiện của bệnh béo phì là bạn cảm giác thường xuyên thấy đói, ngay cả sau khi vừa ăn xong. Điều này khiến bạn có xu hướng ăn uống nhiều hơn để khỏa lấp cơn đói gây ra tình trạng thừa cân, béo phì. Không những vậy, cảm giác đói thường xuyên có thể là do rối loạn nội tiết tố hoặc do chế độ ăn uống không lành mạnh.
Số đo cân nặng thay đổi bất thường
Dấu hiệu rõ ràng nhất của bệnh béo phì là sự thay đổi bất thường về cân nặng. Nếu bạn nhận thấy cân nặng của mình tăng lên nhanh chóng trong một thời gian ngắn mà không có lý do rõ ràng, đây có thể là một dấu hiệu cảnh báo về tình trạng thừa cân hoặc béo phì.
Gặp tình trạng khó thở, đau lưng
Khi cơ thể mang quá nhiều mỡ thừa, nó sẽ gây ra áp lực lên các cơ quan như phổi và xương sống. Điều này có thể dẫn đến tình trạng khó thở và đau lưng dai dẳng. Nếu bạn thường xuyên gặp phải các triệu chứng này, đó có thể là dấu hiệu của bệnh béo phì.
Xuất hiện vết rạn da, da sạm đi
Sự tăng trưởng nhanh chóng của mô mỡ có thể làm da của bạn căng ra và gây ra các vết rạn. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu máu và oxy cũng có thể khiến da bạn trở nên sạm màu.
Kinh nguyệt không đúng chu kỳ
Kinh nguyệt không đều là một biểu hiện phổ biến khi trọng lượng cơ thể bạn tăng lên do béo phì. Sự thay đổi nội tiết tố có thể gây ra cho bạn tình trạng mất kinh hoặc kinh nguyệt không đều, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người mắc bệnh.
Bắt đầu ngủ ngáy, ợ hơi sau khi ăn
Khi cơ thể tích tụ quá nhiều mỡ, đặc biệt là vùng cổ và ngực, nó có thể gây ra tình trạng ngủ ngáy. Bên cạnh đó, ợ hơi sau khi ăn cũng là một dấu hiệu thường gặp ở người bị béo phì do áp lực lên dạ dày.
Nguyên nhân và tác hại của bệnh béo phì bạn cần cảnh giác
Trong xã hội hiện đại, bệnh béo phì đã trở thành một trong những vấn đề sức khỏe đáng lo ngại và cần được chú ý. Đằng sau những con số thống kê là hàng loạt nguyên nhân phức tạp và hậu quả nghiêm trọng mà bệnh này mang lại.
Hãy cùng nhau khám phá sâu hơn về nguyên nhân và tác hại của bệnh béo phì mà chúng ta cần phải cảnh giác.
Những nguyên nhân gây béo phì phổ biến
Có nhiều nguyên nhân gây ra thừa cân và béo phì, chúng có thể xuất phát từ nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả lối sống hàng ngày, các vấn đề về sức khỏe và yếu tố di truyền.
Di truyền và hormone: Một số người dễ dàng tích tụ mỡ trong cơ thể do yếu tố di truyền. Các nhóm gen liên quan đến hoạt động chuyển hóa và tiêu hao năng lượng, cảm giác ngon miệng, và sự phát triển tế bào mỡ có thể ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh cân nặng. Nếu có người trong gia đình gặp vấn đề về thừa cân hoặc béo phì, nguy cơ cho các thành viên khác cũng tăng lên.
Di truyền và hormone: Một số người dễ dàng tích tụ mỡ trong cơ thể do yếu tố di truyền. Các nhóm gen liên quan đến hoạt động chuyển hóa và tiêu hao năng lượng, cảm giác ngon miệng, và sự phát triển tế bào mỡ có thể ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh cân nặng. Nếu có người trong gia đình gặp vấn đề về thừa cân hoặc béo phì, nguy cơ cho các thành viên khác cũng tăng lên.
Chế độ ăn uống không lành mạnh: Nếu bạn ăn quá nhiều hay thường xuyên sử dụng vô tội vạ các loại thức ăn nhanh, chứa nhiều chất béo, đường, và muối, cũng như uống các loại đồ uống giàu calo khiến lượng calo vượt quá mức cơ thể bạn có thể tiêu thụ. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu mà những người thừa cân, béo phì mắc phải.
Thiếu hoạt động thể chất: Thiếu tập thể dục và hoạt động thể chất làm giảm lượng calo đốt cháy và tăng nguy cơ thừa cân và béo phì. Người có lối sống ít vận động hoặc làm việc ngồi nhiều cũng dễ bị ảnh hưởng.
Thiếu hoạt động thể chất: Thiếu tập thể dục và hoạt động thể chất làm giảm lượng calo đốt cháy và tăng nguy cơ thừa cân và béo phì. Người có lối sống ít vận động hoặc làm việc ngồi nhiều cũng dễ bị ảnh hưởng.
Thiếu ngủ: Thiếu ngủ có thể gây ra biến động nội tiết tố, tăng cảm giác thèm ăn và đặc biệt là muốn ăn đồ ngọt, dẫn đến thừa cân và béo phì.
Ngoài ra, còn nhiều yếu tố khác như sử dụng thuốc, căng thẳng, rối loạn ăn uống, bệnh tật, hay độ tuổi và giới tính cũng có thể góp phần gây ra thừa cân, béo phì.
Ngoài ra, còn nhiều yếu tố khác như sử dụng thuốc, căng thẳng, rối loạn ăn uống, bệnh tật, hay độ tuổi và giới tính cũng có thể góp phần gây ra thừa cân, béo phì.
Tác hại béo phì đối với sức khỏe
Bệnh béo phì không chỉ khiến bản thân người mắc phải hình thành sự tự ti, lo lắng khi đối diện với những người xung quanh mà còn là dấu hiệu cảnh báo của rất nhiều những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. KATA Technology có thể đem đến cho bạn một số tác hại của béo phì để bạn sớm nhận ra mức độ nguy hiểm của tình trạng thừa cân xấu xí này ngay dưới đây!
Suy giảm hệ miễn dịch: Người béo phì thường có hệ miễn dịch hoạt động kém hơn, dẫn đến khả năng chống lại các bệnh tật yếu hơn. Hơn nữa, các bệnh nhiễm trùng thường kéo dài và khó điều trị hơn.
Bệnh xương khớp: Trọng lượng cơ thể càng lớn, áp lực lên xương khớp càng nhiều, gây ra các vấn đề như loãng xương, thoái hóa xương, và đau nhức xương khớp.
Bệnh tiểu đường và tiêu hoá: Khi bạn mắc bệnh béo phì thì đồng nghĩa với việc làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, do cơ thể trở nên kháng insulin. Không những vậy, mỡ thừa có thể gây ra các vấn đề như táo bón và viêm gan cho người mắc bệnh.
Bệnh xương khớp: Trọng lượng cơ thể càng lớn, áp lực lên xương khớp càng nhiều, gây ra các vấn đề như loãng xương, thoái hóa xương, và đau nhức xương khớp.
Bệnh tiểu đường và tiêu hoá: Khi bạn mắc bệnh béo phì thì đồng nghĩa với việc làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, do cơ thể trở nên kháng insulin. Không những vậy, mỡ thừa có thể gây ra các vấn đề như táo bón và viêm gan cho người mắc bệnh.
Bệnh lý tim mạch, hô hấp: Mỡ tích tụ trong máu có thể dẫn đến xơ vữa mạch vành, tăng nguy cơ mắc các bệnh như nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Ngoài ra thì bệnh béo phì có thể gây ra các vấn đề như khó thở và hội chứng ngưng thở khi ngủ.
Biến chứng béo phì khi mang thai, thậm chí gây vô sinh: Phụ nữ mang thai mắc béo phì dễ gặp các vấn đề như sảy thai và sinh non. Nguy hiểm hơn là béo phì có thể gây ra các vấn đề nội tiết, làm giảm ham muốn và làm trì hoãn quá trình sinh sản.
Biến chứng béo phì khi mang thai, thậm chí gây vô sinh: Phụ nữ mang thai mắc béo phì dễ gặp các vấn đề như sảy thai và sinh non. Nguy hiểm hơn là béo phì có thể gây ra các vấn đề nội tiết, làm giảm ham muốn và làm trì hoãn quá trình sinh sản.
Có cách phòng tránh bệnh béo phì hiệu quả không?
Mặc dù nguyên nhân và tác hại của bệnh béo phì như KATA Tech đã chia sẻ làm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh rất nhiều, nhưng chúng ta vẫn có các biện pháp phòng tránh bệnh béo phì mà bạn có thể tham khảo.
Thay đổi lại chế độ ăn uống của bản thân
Một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất trong việc phòng ngừa và kiểm soát bệnh béo phì.
-
Bạn nên giảm lượng đường, chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa trong chế độ ăn uống của bạn.
-
Tăng cường ăn rau, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt: Những loại thực phẩm này giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
-
Chọn protein từ nguồn lành mạnh: Ưu tiên protein từ thịt nạc, cá, trứng, đậu đỗ và hạt.
-
Uống đủ nước: Đảm bảo uống đủ lượng nước mỗi ngày để hỗ trợ quá trình trao đổi chất và giữ cơ thể khỏe mạnh.
- Ăn chậm và nhai kỹ giúp bạn kiểm soát cảm giác đói và no, từ đó giúp bạn giảm cân. Điều này liên quan đến cách cơ thể kiểm soát hóc môn và phát tín hiệu no đến não.
Sinh hoạt theo kế hoạch khoa học
Bạn nên có chế độ sinh hoạt theo kế hoạch một cách khoa học sẽ giúp phòng ngừa bệnh béo phì hiệu quả. Điều quan trọng là duy trì một thời gian ngủ đủ và chế độ ăn uống cân đối.
Thiếu ngủ có thể dẫn đến tăng cân do cơ thể sản xuất nhiều hormone gây thèm ăn. Thức khuya càng nhiều, khả năng kiểm soát cơn đói càng giảm khiến bạn sẽ ăn nhiều hơn vào buổi đêm, gây mất cân bằng cho chế độ ăn uống hàng ngày và có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa.
Thiếu ngủ có thể dẫn đến tăng cân do cơ thể sản xuất nhiều hormone gây thèm ăn. Thức khuya càng nhiều, khả năng kiểm soát cơn đói càng giảm khiến bạn sẽ ăn nhiều hơn vào buổi đêm, gây mất cân bằng cho chế độ ăn uống hàng ngày và có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa.
Bỏ bữa sáng cũng là một cách phòng bệnh béo phì không hiệu quả. Việc này khiến cho cơ thể cảm thấy đói vào buổi trưa và tiêu thụ nhiều calo hơn trong các bữa ăn sau đó. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến cân nặng mà còn gây ra các vấn đề về tiêu hóa. Do đó, bạn hãy duy trì bữa sáng cũng các bữa trong ngày đều đặn.
Chẳng hạn thay vì cắt giảm hoặc nhịn bỏ một bữa thì bạn hãy chia thành nhiều bữa nhỏ hơn trong ngày và tính toán sẵn lượng calo cho các bữa ăn đó. Ăn thường xuyên giúp kiểm soát cảm giác đói và duy trì mức độ đường trong máu ổn định.
Chẳng hạn thay vì cắt giảm hoặc nhịn bỏ một bữa thì bạn hãy chia thành nhiều bữa nhỏ hơn trong ngày và tính toán sẵn lượng calo cho các bữa ăn đó. Ăn thường xuyên giúp kiểm soát cảm giác đói và duy trì mức độ đường trong máu ổn định.
Chú trọng tập luyện thể thao, cải thiện tinh thần
Chú trọng vào việc tập luyện thể thao không chỉ giúp kiểm soát cân nặng mà còn cải thiện tinh thần và sức khỏe của bản thân. Ai trong chúng ta đều sẽ từng rơi vào cạm bẫy của sự trì hoãn khiến cho việc duy trì một lịch trình tập luyện đều đặn trở nên khó khăn.
Tuy nhiên, chỉ khi ta thật sự nghiêm túc và có kế hoạch cụ thể cho việc tập luyện, mới có thể đẩy lùi nguy cơ béo phì một cách hiệu quả. Việc tập luyện không chỉ giúp giảm cân mà còn tăng cường sức khỏe và hạn chế nguy cơ mắc các bệnh tật.
Kiểm soát chặt chẽ cân nặng
Việc kiểm soát chặt chẽ cân nặng là một phần quan trọng trong việc phòng ngừa và giảm bệnh béo phì. Bằng cách duy trì một cân nặng lý tưởng dựa trên chỉ số khối cơ thể (BMI) và các phương pháp đo lường khác, người ta có thể giảm nguy cơ mắc bệnh béo phì và các biến chứng liên quan.
Để quản lý cân nặng một cách hiệu quả, việc sử dụng các loại cân điện tử có thể là một giải pháp tốt. Trong đó, cân điện tử KATA CS20M sử dụng công nghệ cảm biến điện từ để đo và phân tích được tới hơn 13 thông số cơ bản của cơ thể như cân nặng, chỉ số BMI, lượng mỡ cơ thể, khối lượng cơ, và lượng xương…
Để quản lý cân nặng một cách hiệu quả, việc sử dụng các loại cân điện tử có thể là một giải pháp tốt. Trong đó, cân điện tử KATA CS20M sử dụng công nghệ cảm biến điện từ để đo và phân tích được tới hơn 13 thông số cơ bản của cơ thể như cân nặng, chỉ số BMI, lượng mỡ cơ thể, khối lượng cơ, và lượng xương…
Bằng cách đặt chân lên bề mặt cân có các điện cực, cân sức khỏe sẽ thu thập và xử lý thông tin để hiển thị kết quả trên màn hình cân. Hiểu rõ các chỉ số này sẽ giúp bạn lập kế hoạch kiểm soát cân nặng và điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống một cách khoa học và hiệu quả hơn.
Kết luận
Hy vọng qua bài viết mà KATA Technology đã chia sẻ về nguyên nhân và tác hại của bệnh béo phì đến sức khỏe của bạn thân. Hiểu rõ hơn về tác động tiêu cực của béo phì có thể thúc đẩy chúng ta thay đổi thói quen và hành động để bảo vệ sức khỏe cá nhân và gia đình.