Stress có tăng cân không? Nguyên nhân và giải pháp
Lâu nay chúng ta hiểu về stress là trạng thái căng thẳng, không tốt cho sức khỏe tinh thần, nhưng liệu stress có tăng cân không thì lại là vấn đề cần được giải đáp. Mời bạn tham khảo bài chia sẻ của KATA Technology để biết chính xác đáp án cho câu hỏi này nhé.
Giải đáp stress có tăng cân không
Mối liên kết giữa stress và tăng cân thật sự có thể xảy ra. Chúng ta đặt vấn đề stress có tăng cân không và câu trả lời sẽ là có. Vì stress sẽ dẫn đến chứng thèm ăn, thèm đường, từ đó cơ chế ăn uống của bản thân bị thay đổi mà chúng ta không nhận ra nhanh chóng. Từ từ, chúng sẽ trở thành thói quen không tốt, lượng mỡ từ thức ăn sẽ dần được tích tụ nhiều hơn, kết quả tăng cân nhanh chóng hoặc tăng cân không kiểm soát sẽ bắt đầu diễn ra.
Stress giải phóng adrenaline và cortisol
Nhiều nghiên cứu cho rằng, khi căng thẳng tăng cao, ở vị trí tuyến thượng thận, sẽ bị kích thích và giải phóng adrenaline và cortisol. Đồng thời cơ thể cũng sẽ đẩy lượng glucose lên thêm để giúp cơ thể có thêm năng lượng nhằm thoát khỏi tình trạng stress, chính điều này sẽ giải thích cho vấn đề tại sao stress lại tăng cân. Cơ thể ngày càng cần thêm đường và dẫn đến ăn nhiều, ăn uống mất cân đối và bị tăng cân.
Stress tạo cảm giác thèm đường
Cơ thể rơi vào tình trạng stress cũng là dạng mất năng lượng, cơ thể phản ứng lại và có xu hướng cần tích trữ lại đường, và cảm giác thèm đường bắt đầu tăng dần. Chúng ta cung cấp thức ăn có nhiều đường, chúng tích lại dưới dạng mỡ bụng ở phần bụng dưới, thế rồi cơ thể cũng dần rơi vào vòng tuần hoàn stress- thiếu đường- tăng cân.
Stress làm rối loạn quá trình trao đổi chất
Stress kéo dài, thường xuyên sẽ khiến cơ thể cần cung cấp nhiều chất béo, quá trình trao đổi chất cũng vì thế mà chậm theo. Ngay khi bạn không cung cấp nhiều đường hay chất béo, hoạt động trao đổi chất cũng đã bị rối loạn, chúng sẽ kéo theo nhiều hệ quả cho các cơ quan khác trong cơ thể, tiến trình trao đổi chậm, chất béo không được giải phóng nhanh chóng, và mỡ vẫn bị giữ lại ngày càng nhiều. Đây chính là một phần nguyên nhân khiến bạn dễ dàng tăng cân hơn trong thời gian bị stress.
Stress tạo ra các thói quen xấu
Cơ thể một khi chịu phải những áp lực quá lớn sẽ kéo theo tình trạng ăn uống không kiểm soát, ăn theo tâm trạng, và quản lý cân nặng sẽ không còn được quan tâm chu đáo. Đôi lúc chúng ta sẽ thắc mắc stress có giảm cân không, do tình trạng ở một vài trường hợp biếng ăn, ăn không điều độ bỏ bữa thường xuyên. Và câu trả lời sẽ là không giảm cân. Cơ thể biếng ăn dó dung nạp ở bữa ăn trước quá lớn, và bỏ bữa sẽ khiến cơ thể đòi hỏi thêm năng lượng, và cứ thế, bạn cứ ăn nhiều hơn và có nguy cơ tăng cân thêm.
Kéo theo đó là giấc ngủ không được trọn vẹn, ngủ không ngon, và thời gian ngủ ít hơn do căng thẳng. Tất cả những thói quen này đều khiến cơ thể thêm mệt mỏi và cần cung cấp thêm năng lượng, kết quả sẽ là tình trạng tăng cân nhanh chóng.
Rủi ro sức khoẻ khi bị stress kéo dài
Stress mang đến nhiều rủi ro sức khỏe. Ngoài ảnh hưởng đến tinh thần,stress gây tăng cân stress kéo dài cũng sẽ khiến thể chất cơ thể bị giảm sút theo.
Huyết áp cao
Khi sức khỏe tinh thần bị căng thẳng cao độ, hệ thống tim mạch cũng có thể bị áp lực theo, bệnh tăng huyết áp sẽ xuất hiện và đây được xem là cảnh báo của bệnh đột quỵ. Mối đe dọa sức khỏe tim mạch không hề nhỏ khi tình trạng stress không được cải thiện và chấm dứt.
Bệnh tim mạch
Khi tâm trạng rơi vào trạng thái lo âu nhiều hơn, hệ thống tim mạch cũng dần bị ảnh hương theo, có thể xuất hiện trạng thái tim đập nhanh, căng thẳng quá lớn sẽ dẫn đến đột quỵ.
Béo phì
Cơ thể khi bị stress sẽ dẫn đến tình trạng mất năng lượng, thèm ngọt, vì đe73 chiều theo cơ thể, đa số người đều tiêu thụ lượng đường lớn dẫn đến ăn nhiều chất béo, đồ ngọt, tăng cân. Quá trình trao đổi chất cũng không được linh hoạt, chúng bị làm chậm đi, mỡ tích tụ nhiều hơn và cơ thể sẽ bị béo phì theo thời gian. Mối quan hệ giữa stress và tăng cân luôn tồn tại, chính vì thế béo phì là chuyện có thể xảy ra với bất kỳ ai rơi vào trạng thái stress quá lâu.
Khả năng sinh sản
Lo âu, căng thẳng quá lâu cũng ảnh hưởng đến việc thay đổi nội tiết tố cơ thể đột ngột, cơ quan sinh sản cũng ít nhiều bị ảnh hưởng, rụng trứng không đều và khả năng thụ thai sẽ có thể bị thấp hơn bình thường.
Ung thư
Điều đáng lo ngại nhất khi bị stress đó chính là chúng có thể trở thành mầm mống của những bệnh ung thư tuyến tụy, thực quản, vú, thận, ruột kết… Việc ngăn ngừa stress cũng là một phần bảo vệ bản thân trước những căn bệnh nan y này.
Hô hấp kém
Stress đôi khi cũng có thể khiến đường hô hấp bị giảm đáng kể, những lúc lo lắng, lo âu lên đỉnh điểm, rất có thể chúng ta sẽ gặp phải tình trạng khó thở tạm thời, hoặc khó thở kéo dài. Vì thế, dù thế nào, cũng phải chăm sóc bản thân, không nên để stress kéo dài mãi.
Giải pháp khắc phục stress tăng cân
Stress cũng góp phần trong việc tăng cân không kiểm soát, để ngăn ngừa tình trạng căng thẳng kéo dài, chúng ta nên chăm sóc cả về tinh thần lẫn thể chất cho cơ thể.
Tập luyện thể dục thể thao
Tùy vào thể trạng của mỗi người, bạn có thể lựa chọn bộ môn thể thao phù hợp để tập luyện hằng ngày. Đây là cách giảm stress hiệu quả vừa có thể nâng cao sức đề kháng cho bản thân. Khi tập luyện bạn sẽ chú trọng hoạt động cơ thể và loại bỏ được tạm thời những căng thẳng xung quanh, điều này sẽ giúp ích cho cơ thể của bạn.
Ăn uống lành mạnh
Bạn có thể không cần dung nạp quá nhiều các thức uống như nước ngọt, bánh ngọt một cách thường xuyên để làm giảm cơn thèm ngọt, thay vào đó chúng ta có thể dùng trái cây, các loại hạt tốt cho sức khỏe để cung cấp đủ lượng đường cần cho cơ thể trong khoảng thời gian bạn cần giảm cân.
Uống đủ nước
Ngoài việc ăn uống các chất có lợi cho cơ thể, bạn cần cung cấp đủ lượng nước cần thiết. Nếu trong ngày những cơn thèm ăn xuất hiện, bạn có thể ăn nhẹ và uống thêm nước, việc uống đủ lượng nước hoàn toàn có thể cải thiện được cơn thèm ăn trong lúc bạn thực hiện giảm cân. Đặc biệt, từ bỏ sử dụng các chất kích thíc ảnh hưởng đến tim mạch như bia, rượu…
Điều trị tâm lý
Hãy điều chỉnh trạng thái tinh thần của bản thân theo hướng lạc quan, tích cực. Bỏ những phiền não không đáng sang một bên, giữ các mối quan hệ tốt, loại bỏ những mối quan hệ tiêu cực. Cân bằng lịch làm việc và thời gian thư giãn hợp lý. Cố gắng ngủ đủ giấc, khi chúng ta ngon giấc cũng là một trạng thái loại bỏ được stress hiệu quả.