Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? Thoát vị đĩa đệm nên tập gì?

Tác giả:
Ngày đăng: 23/03/2024
Cập nhật: 27/03/2024
Thoát vị đĩa đệm là nỗi ám ảnh cho không chỉ người bệnh mà còn là nỗi lo lắng cho những người có nguy cơ mắc phải. Vậy thực chất thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? Và nếu bị thoát vị đĩa đệm nên tập gì? Mọi thắc mắc của các bạn sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây của KATA Tech, mời các bạn cùng theo dõi!

Thoát vị đĩa đệm là gì? Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

Đĩa đệm là phần nằm giữa các đốt sống, bao gồm lớp vỏ bên ngoài và nhân nhầy bên trong. Chúng chịu áp lực từ trọng lượng của cột sống và đóng vai trò quan trọng trong việc tạo sự mềm dẻo cho cột sống.

Vậy thoát vị đĩa đệm là gì? Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi nhân nhầy của đĩa đệm cột sống trượt ra khỏi vị trí bình thường, gây áp lực lên các dây thần kinh và gây ra tê bì và đau nhức. Đây thường là kết quả của các yếu tố như chấn thương hoặc sự thoái hóa, nứt, rách của đĩa đệm và có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào của cột sống. Thông thường, tình trạng này thường dẫn đến cơn đau lan tỏa từ thắt lưng xuống chân (đau dây thần kinh tọa), đặc biệt phổ biến ở cột sống thắt lưng.
 

Thoát vị đĩa đệm nên tập gì để an toàn và nâng cao sức khỏe?
 

Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? Câu trả lời là có. Việc hiểu sâu về thoát vị đĩa đệm để biết được thoát vị đĩa đệm nên tập gì, nhằm tránh các chấn thương nguy hiểm hơn khi thực hiện các bài tập. Nếu không được điều trị kịp thời, thoát vị đĩa đệm có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng:

  • Khi nhân nhầy bị lệch vào trong ống sống và chèn ép các rễ thần kinh, làm co hẹp khoang sống, có nguy cơ gây liệt nửa hoặc toàn bộ cơ thể của bệnh nhân.

  • Hội chứng đuôi ngựa: Rễ thần kinh ở vùng thắt lưng bị chèn ép, làm cho việc kiểm soát tiểu tiện trở nên khó khăn.

  • Thiếu vận động kéo dài có thể dẫn đến suy yếu cơ bắp, cơ bó và co quắp nhanh chóng, dẫn đến việc làm giảm kích thước của các chi, làm giảm khả năng vận động và đi lại.

  • Rối loạn cơ vòng: Sự tổn thương của rễ thần kinh có thể gây ra sự cản trở đối với cơ chế điều khiển bài tiểu, dẫn đến tình trạng bí tiểu, sau đó lại tiểu dầm hoặc rò rỉ nước tiểu một cách không kiểm soát.
     

Hội chứng đuôi ngựa: Rễ thần kinh ở vùng thắt lưng bị chèn ép

Nguyên nhân của bệnh thoát vị đĩa đệm

Việc nhận biết ra nguyên nhân bị mắc bệnh sẽ giúp các bạn biết được thoát vị đĩa đệm nên tập gì để phù hợp với từng nguyên nhân cụ thể. Có một số nguyên nhân chính dẫn đến thoát vị đĩa đệm mà một người có thể gặp phải:

  • Làm việc, vận động hoặc lao động quá sức hoặc trong tư thế không đúng cách, có thể gây tổn thương cho đĩa đệm và cột sống.

  • Tuổi tác: Đây là một nguyên nhân phổ biến khiến cho đa số bệnh nhân mắc phải. Khi quá trình lão hóa diễn ra, đĩa đệm và cột sống mất nước, trở nên thoái hóa và cứng xơ, dễ bị tổn thương.

  • Chấn thương ở vùng lưng.

  • Các bệnh lý như gù vẹo bẩm sinh, thoái hóa cột sống bẩm sinh.

  • Yếu tố di truyền.

Ngoài ra, có một số yếu tố nguy cơ khác của bệnh thoát vị đĩa đệm, bao gồm:

  • Cân nặng: Càng nặng, áp lực lên đĩa đệm càng lớn, đặc biệt là ở khu vực thắt lưng.

  • Nghề nghiệp: Những người làm việc cần sức mạnh, vận động nhiều, hoặc phải nâng vật nặng, cũng như những người thường xuyên ở tư thế không đúng cách, đều có nguy cơ cao mắc thoát vị đĩa đệm.
     

Chấn thương ở vùng lưng gây nên thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm nên tập gì?

Thoát vị đĩa đệm nên tập gì cho an toàn mà lại nâng cao được sức khỏe tổng thể? Dưới đây là gợi ý một số bài tập để điều trị và hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm:

1. Tập Yoga

Các bài tập chữa thoát vị đĩa đệm cổ, lưng được chứng minh là có tác dụng tăng cường sự dẻo dai và làm giãn cơ. Từ đó giảm áp lực lên cột sống và tránh được việc triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

Bài tập chữa thoát vị đĩa đệm cổ: 

  • Bài tập căng da cổ: Người bệnh ngồi thẳng lưng trên ghế, sau đó cúi người xuống để cằm chạm vào phía trước ngực và tựa lưng vào ghế. Sau đó kéo căng cổ và nghiêng đầu sang một bên, để tai gần vai, sau đó đổi bên. Động tác này được lặp lại vài lần để đạt được hiệu quả tốt nhất.

  • Bài tập nghiêng cổ sang ngang: Người bệnh đứng thẳng, giơ tay trái lên cao ngang với tai phải, giữ khoảng cách 5cm giữa tai và tay. Sau đó hít sâu và nghiêng đầu chậm về phía bên phải, đưa thái dương phải chạm vào bàn tay, sau đó thở ra và trở về tư thế ban đầu. Chúng ta thực hiện tương tự với bên còn lại và lặp lại động tác này khoảng 10 lần.

  • Bài tập nhún vai: Người bệnh đứng thẳng, thả lỏng toàn bộ cơ thể. Hít thật sâu và kéo hai vai lên cao, kéo giãn cơ vai và cơ cổ tối đa, giữ tư thế này khoảng 5 giây, sau đó thở ra và trở về tư thế ban đầu. Khuyến cáo lặp lại động tác này khoảng 10 lần.
     

Bài tập nhún vai
 

Bài tập chữa thoát vị đĩa đệm lưng:

  • Bài tập Cobra: Đây là một bài tập tư thế ngửa ra sau, mô phỏng động tác của rắn hổ mang, nhằm kéo căng cơ thể, giúp cột sống trở nên mạnh mẽ hơn và giảm đau lưng cũng như cổ. Để thực hiện, người tập nằm sấp trên mặt phẳng, lòng bàn tay đặt xuống và bàn chân duỗi thẳng với các ngón chạm mặt sàn. Sau đó, hít sâu và từ từ nâng khung xương chậu lên, xòe rộng các ngón tay và ấn lòng bàn tay xuống sàn. Kéo vai về phía sau để thẳng cánh tay và đẩy phần thân trên lên khỏi mặt sàn, ngửa mặt lên và hít thở đều trong khoảng 15 đến 30 giây. Cuối cùng, đưa cơ thể trở về tư thế ban đầu. Nên lặp lại động tác này 5 lần và nghỉ giữa mỗi động tác vài giây.
     

Bài tập Cobra
 

  • Tư thế Chakravakasana: Đây là một bài tập cơ bản trong yoga, nhưng có khả năng cải thiện lưu thông máu ở các đĩa đệm lưng, giảm căng thẳng và cải thiện tư thế và khả năng thăng bằng. Người tập thực hiện bằng cách quỳ gối, chống hai tay xuống sàn, sau đó cong lưng lên và giữ tư thế này trong 10 giây, rồi từ từ hạ xuống. Nên lặp lại động tác này từ 10 đến 15 lần để hiệu quả tối ưu nhất.
     

Tư thế Chakravakasana

2. Đi bộ

Người bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ gặp khó khăn khi phải đứng thẳng người, vậy thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không? Câu trả lời là người bị thoát vị đĩa đệm vẫn có khả năng đi bộ được bình thường. Do đây là cách tập thể dục có tính chất chậm, không ảnh hưởng nhiều mà ngược lại còn cải thiện được triệu chứng bệnh. Ngoài ra khi đi bộ người bệnh còn có thêm một số lợi ích như:

  • Đi bộ cải thiện cấu trúc của cột sống bằng cách tăng cường lưu thông dưỡng chất đến các mô cột sống, giúp kích thích quá trình tự tái tạo lại mô và tự chữa lành của bệnh.

  • Đi bộ hỗ trợ duy trì trọng lượng cơ thể ở mức lý tưởng, giúp giảm áp lực lên cột sống và đĩa đệm, từ đó giảm nguy cơ thoát vị đĩa đệm.

  • Đi bộ tăng cường trao đổi chất bằng cách tăng mật độ xương và giảm thoái hóa xương.

  • Đi bộ cải thiện lưu thông máu và ngăn ngừa sự co bóp của các mạch máu, cải thiện tuần hoàn máu trong cơ thể.

  • Quá trình đi bộ giúp loại bỏ độc tố từ cơ bắp, ngăn chặn sự tích tụ độc tố dưới lớp biểu bì và tăng cường độ linh hoạt cho cột sống.

  • Các cơ bắp ở vùng hông, thắt lưng và hai chân được thư giãn và kéo căng thông qua hoạt động đi bộ, giảm đau và tê bì ở vùng bị ảnh hưởng bởi thoát vị đĩa đệm.
     

Đi bộ cải thiện sức khỏe tổng thể

3. Bơi lội

Thoát vị đĩa đệm nên tập gì để an toàn và thoải mái nhất, gợi ý tốt nhất đó là tập luyện bơi lội. Bơi lội thường xuyên có lợi cho sức khỏe xương khớp, giúp chúng trở nên linh hoạt và bền vững. Đồng thời phòng và trị các bệnh như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp, thoái hóa khớp gối. Tác dụng của việc bơi lội đặc biệt rõ ràng ở giai đoạn ban đầu của bệnh. Bơi lội không chỉ giúp giảm đau và tê bì ở các khớp và chi, mà còn mang lại hiệu quả cao khi được thực hiện đúng cách dưới sự hướng dẫn của huấn luyện viên.

Nhiều nhà nghiên cứu cho biết, khi bơi lội, người bệnh thường thở sâu hơn, cải thiện tuần hoàn máu đến các khớp và đĩa đệm. Hành động vận động của cơ hoành trong khi bơi giúp cải thiện lưu thông máu, mang đến dinh dưỡng cho xương và khớp.
 

Bơi lội thường xuyên có lợi cho sức khỏe xương khớp

4. Đạp xe

Đạp xe là một hoạt động thể chất lý tưởng cho những người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm vì nó tuân theo nguyên tắc sử dụng trọng lượng cơ thể để kéo giãn cột sống. Khi tập đạp xe, các dây chằng trở nên linh hoạt hơn, cơ xương trở nên mềm mại hơn và quá trình vôi hóa ít đi. Điều này giúp giảm thiểu sự chèn ép vào rễ thần kinh và giảm đau một cách đáng kể. Nhiều người sau khi tập đạp xe đã không còn cảm thấy đau ở thắt lưng hoặc cột sống hoặc ít đau hơn rất nhiều.
 

Đạp xe là một hoạt động thể chất lý tưởng cho những người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm

Kết luận

Vậy là trên đây chúng ta vừa cùng nhau đi tìm hiểu Thoát vị đĩa đệm là gì? Thoát vị đĩa đệm nên tập gì? KATA Tech hy vọng với những thông tin này sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình điều trị và phòng ngừa thoát vị đĩa đệm.

xem thêm
TÌM HIỂU VỀ TRIỆU CHỨNG GAI ĐỐT SỐNG CỔ

0353697777
Yêu cầu tư vấn