Bạch Cầu Giảm Nên Ăn Gì? 7 Thực Phẩm Dành Cho Người Thiếu Bạch Cầu

Tác giả: Phương Hoàng
Ngày đăng: 27/06/2023
Cập nhật: 20/11/2024
Bạch cầu đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch của cơ thể. Nếu bạn đang băn khoăn bạch cầu giảm nên ăn gì để cải thiện sức đề kháng thì 7 thực phẩm KATA chia sẻ sau đây sẽ giúp ích cho bạn. Bên cạnh đó, bài viết cũng cung cấp cách chế biến thực phẩm và những hiểu biết về nguyên nhân, triệu chứng giảm bạch cầu để mọi người tìm hiểu chi tiết!
Thực phẩm giúp tăng bạch cầu, sức đề kháng cho cơ thể
Giảm Bạch Cầu Nên Ăn Gì? 7 Thực Phẩm Dành Cho Người Thiếu Bạch Cầu

Giải đáp: Bạch cầu giảm nên ăn gì?

Để ngăn chặn tình trạng suy giảm bạch cầu, phương pháp được khuyến nghị nhiều nhất chính là điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày. Vậy bạch cầu giảm nên ăn gì? Sau đây là 7 thực phẩm dành cho người thiếu bạch cầu mà mọi người có thể dễ dàng tìm mua:

1. Thực phẩm giàu protein

Protein đóng vai trò thiết yếu trong việc tái tạo và sửa chữa tế bào, giúp cơ thể duy trì sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch. Một số nguồn protein chất lượng bao gồm thịt nạc, cá béo, trứng, sữa chua, cùng các loại đậu và hạt. Những thực phẩm này cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho quá trình hồi phục và phát triển của cơ thể.
bạch cầu giảm nên ăn gì? Thực phẩm giàu protein
Thực phẩm giàu protein sửa chữa tế bào

2. Các thực phẩm chứa vitamin A 

Theo nhiều nghiên cứu, các loại thực phẩm chứa hàm lượng vitamin A cao như: cá hồi, lòng đỏ trứng, gan gà, cá thu, khoai lang, cà rốt, bí ngô, cải bắp, cải xoăn…có tác dụng làm tăng số lượng tế bào lympho trong cơ thể, giúp hệ miễn dịch của bạn được tăng cường khỏe mạnh hơn tạo điều kiện sản sinh số lượng lớn bạch cầu.
Các thực phẩm chứa vitamin A 
Thực phẩm chứa hàm lượng vitamin A tạo điều kiện sản sinh bạch cầu
Tuy vậy, tiêu thụ quá nhiều vitamin A cũng có thể gây nên những nguy hiểm. Lượng tiêu thụ vitamin A hàng ngày được khuyến nghị là 900mcg đối với nam và 700mcg với nữ nên bạn hãy sắp xếp xen kẽ vào các bữa ăn hàng ngày một cách hợp lý nhất để ngăn ngừa độc tính. 

3. Các thực phẩm chứa vitamin C

Vitamin C là một trong những loại dưỡng chất có thể giúp cơ thể bạn tăng cường sản sinh các tế bào bạch cầu và kháng thể để chống lại sự xâm nhập của virus, vi khuẩn. Bạn có thể bổ sung vitamin C hàng ngày thông qua những thực phẩm giàu vitamin C, đặc biệt là các loại trái cây, hoa quả như: cam, quýt, dâu tây, bưởi,...
Thực phẩm chứa vitamin C
Vitamin C giúp sản sinh bạch cầu

4. Trà xanh 

Trong thành phần của trà xanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa có thể kích thích sản sinh nhiều bạch cầu hơn cũng như có khả năng phòng chống được các mầm bệnh gây nên tình trạng nhiễm trùng. Duy trì mỗi ngày một cốc trà xanh sẽ đem đến cho bạn một hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn. 
Trà xanh 
Mỗi ngày một cốc trà xanh giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn

5. Nhóm thực phẩm chứa omega-3 

Cá hồi, cá thu, dầu lanh chính là những thực phẩm chủ yếu trong nhóm có chứa hàm lượng lớn axit béo omega-3. Bổ sung omega-3 qua những loại thức ăn này giúp số lượng thực bào trong hệ miễn dịch được tăng cường mang tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi những tổn thương.  
Thực phẩm chứa omega-3 
1 tuần ăn xen kẽ cá hồi, cá thu từ 2-3 buổi/tuần
Tuy nhiên theo các tổ chức y tế khuyên dùng, bạn chỉ nên tiêu thụ tối đa là 5000mg axit béo omega-3 mỗi ngày để tránh bổ sung quá liều có thể gây nên các bệnh lý khác như: đường huyết cao, chảy máu bất thường, tiêu chảy,..Do đó 1 tuần bạn cũng chỉ nên xen kẽ cá hồi, cá thu từ 2-3 buổi/tuần trong chế độ ăn uống của bản thân.  

6. Sữa chua 

Sữa chua được biết đến là thực phẩm có chứa hàm lượng lợi khuẩn probiotic khá cao nên có thể giúp tăng cường số lượng tế bào bạch cầu trong cơ thể bạn. Trên thực tế sữa chua giúp bạn xóa bỏ đi những triệu chứng đầy bụng, chướng bụng,...Các chuyên gia khuyến khích bạn nên bổ sung 1-2 hộp sữa chua mỗi ngày không chỉ để thúc đẩy tiêu hóa đường ruột mà còn tăng cường hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn. 

Sữa chua

Sữa chua được biết đến là thực phẩm có chứa hàm lượng lợi khuẩn

7. Nước lọc

Việc uống đủ nước mỗi ngày (khoảng 2 lít) giúp thanh lọc cơ thể, hỗ trợ việc vận chuyển dưỡng chất. Bên cạnh đó, bổ sung các loại nước ép trái cây tươi như nước cam, nước táo sẽ giúp cung cấp thêm vitamin và chất lỏng, hỗ trợ cơ thể hoạt động hiệu quả hơn.
Nước lọc
Nước lọc giúp thanh lọc cơ thể, cải thiện trao đổi chất sản sinh bạch cầu

Nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu bạch cầu

Nguyên nhân gây nên tình trạng suy giảm bạch cầu ở cơ thể thường đến từ:

Chủ quan khi bị nhiễm virus

Thông thường khi bạn bị nhiễm các virus cấp tính như cảm lạnh, cảm cúm…số lượng bạch cầu lúc này sẽ tạm thời bị giảm đi đáng kể. Tuy nhiên nếu bạn không phòng ngừa và chữa trị đúng cách, các loại virus này có thể làm gián đoạn quá trình sản xuất tế bào bạch cầu trong cơ thể. 

Chủ quan khi bị nhiễm virus gây suy giảm bạch cầu

Bệnh lý 

Số lượng bạch cầu bị giảm còn có thể là do nguyên nhân từ các bệnh lý bất thường trong cơ thể như:: thiếu máu bất sản, ung thư máu, mắc hội chứng myelodysplastic,...Các triệu chứng này có thể làm tổn thương đến tủy xương của bạn gây ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình sản xuất bạch cầu của cơ thể.

Ngoài ra, một số tác nhân gây ra bệnh truyền nhiễm và rối loạn trong cơ thể cũng có thể gây ra tình trạng thiếu bạch cầu bao gồm:

  • Bệnh rối loạn tự miễn dịch như lupus, lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp, rối loạn bẩm sinh như hội chứng Kostmann…cũng dẫn tới tình trạng suy giảm bạch cầu nghiêm trọng. 

    Bệnh lý suy giảm bạch cầu
    Các loại thuốc kháng sinh, ức chế miễn dịch ngăn bạch cầu sản sinh

  • Một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như HIV/AIDS cũng được đánh giá là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ cao xảy ra hiện tượng giảm số lượng bạch cầu.

  • Ngoài ra, nếu bạn đang phụ thuộc vào các loại thuốc kháng sinh, ức chế miễn dịch, chống trầm cảm, loạn thần,...cũng chính là nguyên nhân gây ra sự sụt giảm số lượng bạch cầu. 

Thiếu dinh dưỡng

Việc thiếu hụt vitamin và khoáng chất như vitamin B12, đồng, kẽm, folate…cũng khiến hiệu suất quá trình sản sinh bạch cầu bị giảm đi đáng kể. Do đó, việc cân bằng dinh dưỡng bằng các loại thực phẩm dành cho người thiếu bạch cầu là vô cùng quan trọng.

Giảm bạch cầu do thiếu dinh dưỡng
Thiếu hụt vitamin và khoáng chất gây giảm bạch cầu

Triệu chứng nhận biết thiếu bạch cầu

Thông thường, tình trạng giảm bạch cầu không có những triệu chứng bệnh rõ ràng. Tuy nhiên, nếu cơ thể rơi vào việc thiếu hụt bạch cầu nghiêm trọng, sẽ xuất hiện một số biểu hiện dưới đây: 

  • Cơ thể thường xuyên bị nhiễm trùng như: viêm họng, viêm phổi, đau nhức đầu, sốt, lở loét, phát ban trên da. Nếu tình trạng sốt trở nên nặng hơn kèm theo cảm giác ớn lạnh và vã mồ hôi cần lập tức đưa đến các cơ sở y tế để điều trị kịp thời. 

  • Thường xuyên cảm thấy khó thở, chóng mặt, nhịp thở nhanh và dồn dập, tức ngực, da nhợt nhạt đi kèm mệt mỏi 

  • Có xu hướng dễ bị bầm tím, chảy máu bất thường như chảy máu mũi, chảy máu nướu răng, thậm chí là xuất huyết nội sọ, xuất huyết phổi…

  • Đầy bụng, bụng bị chướng dù chỉ ăn một lượng thức ăn rất nhỏ

  • Xương khớp bị đau âm ỉ, hoặc đau nhói, nghiêm trọng hơn còn gãy xương.

Triệu chứng nhận biết thiếu bạch cầu
Triệu chứng nhận biết thiếu bạch cầu: chóng mặt, da dễ bị bầm tím

Lưu ý khi chế biến thực phẩm cho người thiếu bạch cầu

Để đảm bảo an toàn khi chế biến thực phẩm cho người thiếu bạch cầu, ngoài việc chọn thực phẩm phù hợp, bạn cần lưu ý như sau:

  • Trước và sau khi nấu, cũng như trước khi ăn, nên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn ít nhất 20 giây và xả lại bằng nước sạch.

  • Thực phẩm cần bảo quản lạnh ở dưới 4°C hoặc giữ nóng trên 60°C để tránh vi khuẩn phát triển.

  • Rã đông thực phẩm trong ngăn mát tủ lạnh hoặc sử dụng lò vi sóng, không để ở nhiệt độ phòng. Đồ rã đông nên sử dụng ngay, không nên đông lạnh lại.

  • Các loại thực phẩm dễ hư cần được bảo quản trong tủ lạnh và nên sử dụng trong vòng 2 giờ (với các món như trứng, kem, hoặc món có sốt mayonnaise thì chỉ nên để 1 giờ).

  • Rửa sạch trái cây và rau củ dưới nước vòi trước khi chế biến, tránh dùng các loại hóa chất hoặc xà phòng.

  • Loại bỏ ngay những thực phẩm bị nhớt hoặc có dấu hiệu mốc; trứng nứt vỏ và thực phẩm có mùi lạ không nên sử dụng.

  • Dùng riêng các dụng cụ dao, thớt cho món sống và món chín để tránh nhiễm khuẩn chéo.

  • Khi nếm món ăn, sử dụng dụng cụ riêng biệt.

  • Khử trùng khu vực bếp trước và sau khi nấu để giữ vệ sinh.

  • Đậy kín thức ăn thừa và khuấy đều khi hâm nóng lại.

Ngoài ra, người bị thiếu bạch cầu nên hạn chế đến các khu vực ăn uống đông người để tránh nguy cơ nhiễm trùng chéo. Bạn cũng nên áp dụng lối sống khoa học, thư giãn đầu óc, tránh để tinh thần quá stress bằng các bài tập yoga, thiền,..với không gian yên tĩnh để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình sản xuất bạch cầu. 

Kết hợp ăn uống và thể thao giúp tăng bạch cầu
Kết hợp ăn uống và thể thao giúp tăng bạch cầu

Tổng kết

Hy vọng với những chia sẻ của KATA về bạch cầu giảm nên ăn gì, bạn đã có được danh sách các thực phẩm để cân bằng thực đơn hàng ngày khoa học hơn. Mong rằng bạn sẽ không cần phải đắn đo khi không biết mua gì, chế biến như thế nào với bệnh bạch cầu, mà có thể chủ động ngăn ngừa tình trạng này xảy ra đối với bản thân.
0353697777
Yêu cầu tư vấn