Nhận biết triệu chứng thoát vị đĩa đệm lưng và cách điều trị hiệu quả
Tổng quan thoát vị đĩa đệm là gì? Nguyên nhân và phân loại chung về thoát vị đĩa đệm
Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì, đau thoát vị đĩa đệm như thế nào và triệu chứng của thoát vị đĩa đệm ra sao? Hãy cùng KATA Technology tìm hiểu chi tiết nhé!
Định nghĩa bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?
Bị thoát vị đĩa đệm nguyên nhân do đâu?
-
Khi bạn làm việc, vận động quá mức hoặc ngồi sai tư thế cũng gây tổn thương đĩa đệm và cột sống lưng. Các ngành nghề liên quan đến làm việc chân tay, nâng vật nặng, và tư thế làm việc không đúng có thể làm tăng rủi ro thoát vị đĩa đệm.
-
Quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể có thể làm cho đĩa đệm mất nước, thoái hóa, và trở nên dễ tổn thương hơn.
-
Các chấn thương ở vùng lưng, đặc biệt là những chấn thương liên quan đến động tác xoay người nhiều, có thể góp phần vào thoát vị đĩa đệm.
-
Những vấn đề cơ bản như gù vẹo hoặc thoái hóa cột sống từ khi còn nhỏ có thể tạo điều kiện thuận lợi cho thoát vị đĩa đệm phát triển nặng hơn.
-
Một nguyên nhân khác làm tăng nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm là do có yếu tố di truyền từ người thân trong gia đình.
- Trọng lượng cơ thể lớn có thể tạo ra áp lực lớn lên đĩa đệm, đặc biệt là ở khu vực thắt lưng gây ra thoái hóa đĩa đệm cột sống thắt lưng rất phổ biến hiện nay.
Dấu hiệu và biểu hiện thoát vị đĩa đệm ra sao?
Một trong những dấu hiệu bị thoát vị đĩa đệm rõ ràng nhất mà bạn có thể gặp và nhận biết được trực tiếp đó chính là những cơn đau đột ngột và mạnh mẽ hoặc đau âm ỉ xuất hiện liên tục tại vùng thắt lưng. Cơn đau có thể lan rộng từ vùng thắt lưng xuống vùng mông, mặt trước và sau đùi, làm bạn có cảm giác tê bì ở phần mu bàn chân.
Mất kiểm soát cơ thể cũng là một trong những biểu hiện dễ nhận biết khi bạn bị thoát vị đĩa đệm, bạn sẽ mất kiểm soát trong vấn đề tiểu tiện, đại tiện, rối loạn cảm giác và thậm chí có thể dẫn đến tình trạng teo cơ và bại liệt.
-
Thoát vị đĩa đệm lưng - ngực: Cơn đau xuất hiện ở vùng lưng lan ra ngực gây cảm giác khó thở.
-
Thoát vị đĩa đệm cổ: Đau cổ và vai, có thể lan ra cánh tay và ngón tay.
- Thoát vị đĩa đệm thắt lưng: Đau ở vùng thắt lưng và lan ra đùi.
Cách xác định triệu chứng thoát vị đĩa đệm lưng - ngực
Cách xác định triệu chứng thoát vị đĩa đệm cổ
-
Đau hoặc cảm giác cứng ở vùng cổ, vai, và lan rộng đến cả hai bả vai.
-
Bạn hay bị đau nhức dọc vùng gáy.
-
Đau nhức, tê, hoặc mất cảm giác ở ngón tay cái, cổ tay, và các vùng khác.
-
Khi ngồi làm việc lâu hoặc khi lái xe bạn sẽ có cảm giác cơn đau dữ dội hơn khi xoay cổ, ưỡn cổ.
-
Một số trường hợp có thể xuất hiện những cơn đau đầu, nhức đầu, và cảm giác chóng mặt.
-
Cánh tay có thể trở nên ít linh hoạt do mất sức, suy nhược cơ bắp, và khó khăn trong việc cầm nắm đồ vật.
- Cơn đau có thể xuất hiện liên tục hoặc ngắt quãng, đặc biệt cảm giác đau sẽ trở nên dữ dội hơn khi bạn nghiêng, xoay, cúi, ngửa, hắt hơi, thậm chí là khi bạn ho nhẹ.
Cách xác định triệu chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng
Cảm giác đau xuất hiện khi cúi người, hoặc khi bạn thực hiện các hoạt động như ho hoặc hắt hơi; thậm chí nếu tình trạng bệnh nặng hơn, cơn đau có thể xuất hiện cả khi bạn ngồi, đứng, nằm sấp trong thời gian dài. Bạn thường thấy tình trạng đau thuyên giảm khi nghỉ ngơi, nhưng lại tăng lên khi thực hiện các hoạt động vận động.
Một trong những dấu hiệu thoát vị đĩa đệm lưng rõ nhất cho thấy tình trạng đã nghiêm trọng hơn đó chính là bạn tự nhiên có cảm giác tê bì, nhức, hoặc bỏng rát khu vực lưng.
Vậy liệu thoát vị đĩa đệm có chữa được không?
Quá trình bắt đầu điều trị thoát vị đĩa đệm càng sớm, tỷ lệ hồi phục càng cao. Thực tế, khoảng 95% trường hợp có thể được kiểm soát và cải thiện thông qua cách chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bằng việc sử dụng thuốc và vật lý trị liệu mà không cần phải trải qua quá trình phẫu thuật nếu phát hiện kịp thời.
Vậy nên để có cho mình một cuộc sống khỏe mạnh mà không bị làm phiền bởi tình trạng thoái hóa đĩa đệm này, bạn cũng nên có cho mình những tính toán về cách xây dựng lối sống sinh hoạt của bản thân, chẳng hạn như:
-
Lựa chọn môn thể thao vừa với sức mình, có thể đồng thời tăng độ dẻo dai của cột sống, và nâng cao tinh thần sức khoẻ như: bơi lội, đạp xe, thể dục nhịp điệu, hay đi bộ thư giãn…
-
Một điều quan trọng nhất để phòng ngừa thoát vị đĩa đệm đó là không được mang vác đồ vật quá nặng và làm việc quá sức, hay là đứng ngồi sai tư thế.
-
Bạn hãy duy trì mức cân nặng phù hợp với chiều cao để giữ cho cột sống không phải chịu áp lực quá nặng. Cân nặng lớn có thể tăng áp lực lên đĩa đệm và các cấu trúc xương, làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm và các vấn đề liên quan đến cột sống.
- Bạn nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin (C, D) và khoáng chất như canxi (Ca) hoặc magiê (Mg) vào chế độ ăn hàng ngày để hỗ trợ sức khỏe của xương khớp dẻo dai và chắc khỏe hơn.