Tự Nhiên Đau Nhức Toàn Thân Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Tác giả:
Ngày đăng: 04/04/2024
Cập nhật: 29/04/2024

Tự nhiên đau nhức toàn thân vô cùng khó chịu, mệt mỏi, bạn đã gặp tình trạng này bao giờ chưa? Khi thời tiết thay đổi đột ngột, chúng ta thường bị nhức, mỏi khắp cơ thể, đặc biệt là ở người có tuổi và người mắc bệnh xương khớp kinh niên. Cảm giác ê ẩm, đau cơ, mỏi người, chỉ cần chạm, hay ấn nhẹ vào cũng thấy đau khiến bạn không muốn làm bất cứ việc gì. Điều duy nhất bạn muốn lúc này là nằm yên trên giường. Chắc hẳn ai trong chúng ta đều đã từng bị như vậy 1 lần. Vậy tự nhiên đau nhức toàn thân là bị bệnh gì? Hãy cùng KATA Technology tìm hiểu tất tần tật qua bài viết dưới đây bạn nhé!
 

 Tự nhiên đau nhức khắp người

Giải đáp: tự nhiên đau nhức toàn thân là gì?

Nếu bạn gặp tình trạng đau ê ẩm người âm ỉ, nhức và mỏi liên tục tại tất cả các cơ, khớp thì đó chính là hiện tượng đau nhức toàn thân. Tự nhiên đau nhức toàn thân khiến bạn không thể xác định được vị trí đau cụ thể, cơn đau ở khắp nơi và vô cùng khó chịu. Đau nhức toàn thân có thể thành từng cơn dữ dội ở những người bị nặng. Mệt mỏi đau nhức khắp người khiến bạn không muốn làm gì dù chỉ là những cử động nhẹ nhàng nhất. Nhức mỏi toàn thân khiến cuộc sống và chất lượng công việc bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

1. Nguyên nhân phổ biến gây ra đau nhức toàn thân

Để giải đáp được câu hỏi “Tự nhiên mệt mỏi đau nhức khắp người là bệnh gì?”, bạn cần xác định được nguyên nhân gây ra đau nhức toàn thân. Có rất nhiều nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thường gặp này:

1.1. Căng thẳng

Trong cuộc sống, bạn không thể tránh khỏi những lúc căng thẳng từ các vấn đề về công việc, đời sống. Nếu bị stress, căng thẳng kéo dài có thể dẫn đến ảnh hưởng hệ thần kinh, hoạt động của cơ quan não bộ phải đối mặt với những cơn co cơ đột ngột, mất khả năng kiểm soát các phản ứng viêm và não không có thời gian thư giãn, nghỉ ngơi. Điều này góp phần làm cơ thể bạn mệt mỏi, suy nhược và kéo theo hiện tượng đau nhức toàn thân.

Nếu bị đau nhức toàn thân do căng thẳng, sẽ đi kèm cùng một số biểu hiện như: tăng huyết áp, tim đập nhanh, toát mồ hôi lạnh, nóng bừng cơ thể, đau nửa đầu dữ dội.
 

Căng thẳng mệt mỏi

1.2. Vận động quá sức

Vận động quá sức mang lại nhiều hệ lụy cho sức khoẻ và đau nhức toàn thân chỉ là một trong số đó. Khi vận động quá sức, tim của bạn sẽ bị “ngộ độc” đột ngột, khiến nhịp tim rối loạn, thất thường. Cùng với đó, tại tuyến thượng thận hormone Cortisol bị tăng lên, gây suy giảm hệ miễn dịch, giảm mật độ xương. Đồng thời, việc vận động quá sức còn kéo theo các vấn đề liên quan đến hệ thần kinh như: mất ngủ, căng thẳng,...Tất cả các ảnh hưởng nà đều khiến toàn thân đau nhức, ê ẩm.
 

Lao động quá sức

1.3. Thiếu nước

Nước đóng vai trò vô cùng quan trọng với cơ thể, đặc biệt với hệ tiêu hoá và hô hấp. Thiếu nước có thể do uống ít nước, cơ thể toát mồ hôi nhiều hoặc cơ thể bị suy nhược.Thiếu nước, cơ thể mất đi các chất điện giải, vitamin cần thiết cho cơ thể. Nếu không có đủ nước, cơ thể sẽ bị chuột rút, căng cứng cơ, đau nhức toàn thân.

1.4. Mất ngủ

Có thể bạn chưa biết, giấc ngủ và những cơn đau có mối quan hệ mật thiết với nhau. Thiếu ngủ có thể dẫn đến đau nhức cơ thể. Khi chúng ta ngủ, cơ thể có thời gian nghỉ ngơi, tái tạo các tế bào. Nếu bạn mất ngủ, đồng nghĩa với việc cơ thể phải làm việc liên tục, không có thời gian để “sửa chữa”, “thay mới”, từ đó dẫn đến sự uể oải, chán nản, đau tức. 
 

Thiếu ngủ khiến mệt mỏi

1.5. Bệnh cảm cúm

Cảm cúm là chứng bệnh ai cũng đã từng mắc phải, đặc biệt vào thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi bất thường. Bệnh cảm cúm do virus tấn công hệ hô hấp với các tình trạng hắt hơi, ngạt mũi, ho, đau họng,...Người mỏi mệt ê ẩm khi bị cảm cúm chính là biểu hiện của hệ miễn dịch đang chống lại virus trong cơ thể.

1.6. Thiếu máu

Nếu bạn cảm thấy cơ thể yếu đi, không có năng lượng để làm việc, hoạt động hàng ngày cùng các biểu hiện tim đập nhanh, mệt mỏi đau nhức khắp người, hoa mắt, chóng mặt thì hãy nghĩ đến thiếu máu. Thiếu máu là tình trạng cơ thể không đủ lượng hồng cầu để di chuyển đến các tế bào, nguồn ox cần thiết bị thiếu hụt gây khó khăn trong việc duy trì hoạt động cơ thể.
 

Thiếu máu bị đau đầu

1.7. Thiếu hụt vitamin D

Vitamin D và xương khớp có mối quan hệ mật thiết. Vitamin D đi giữ vai trò hấp thụ và phân phối canxi trong cơ thể. Việc đau nhức toàn thân diễn ra lâu ngày có thể nghĩ đến nguyên nhân thiếu vitamin D, thiếu canxi. Nồng độ vitamin D trong máu thấp sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, không muốn hoạt động ha làm việc, cảm giác như kiệt sức.

1.8. Viêm phổi

Viêm phổi là bệnh vô cùng nguy hiểm và có ảnh hưởng nặng nề tới hệ hô hấp. Viêm phổi có thể nặng hoặc nhẹ tùy vào mức độ bệnh, tuổi tác và sức đề kháng của người bệnh. Nhiều người thường nhầm lẫn viêm phổi và cúm mùa, nhưng viêm phổi sẽ có những dấu hiệu đặc trưng hơn và thời gian mắc bệnh lâu hơn. Có thể bạn bị viêm phổi nếu cảm thấy đau nhức toàn thân cùng với những dấu hiệu: tức ngực, ho khan hoặc ho đờm, sốt, buồn nôn, khó thở,...
 

Viêm phổi

1.9. Các bệnh xương khớp

Các bệnh xương khớp thường gặp ở người lớn tuổi, người bước vào tuổi trung niên. Ngày nay, có rất nhiều người trẻ mắc các bệnh xương khớp do đặc thù, tính chất công việc ít vận động, thừa cân,...Khi bị các bệnh về xương khớp, bạn sẽ cảm thấy hay đau nhức tại các chối khớp như đầu gối, khủy tay, ngón tay,...cùng hiện tượng cứng khớp, chuột rút.

2. Cách điều trị nhức mỏi toàn thân hiệu quả nhất

Sau khi xác định được nguyên nhân tự nhiên bị đau nhức toàn thân, bạn sẽ có những cách điều trị nhức mỏi toàn thân hiệu quả, phù hợp:

2.1. Sử dụng thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau có thể được sử dụng trong các trường hợp đau nhức toàn thân do mắc bệnh lý xương khớp, các bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn. Khi cơ thể bị viêm sẽ dẫn đến sốt, sưng tấy, và thuốc giảm đau có thể được dùng để cắt sốt, giảm đau nhức cơ, cứng cơ. Tuy nhiên, sử dụng thuốc giảm đau nên có tư vấn, chỉ định của bác sĩ, không nên lam dụng để tránh các tác dụng phụ nguy hiểm cho cơ thể. 
 

Dùng thuốc giảm đau

2.2. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu được xem là phương pháp nhiều người áp dụng để giảm đau nhức toàn thân. Các bài tập vật lý trị liệu như: nhiệt trị liệu, chiếu tia hồng ngoại, châm cứu,...Bạn cần áp dụng các bài tập một cách khoa học và theo dõi cơ thể xem cơn đau có thuyên giảm hay đau nhức hơn. Có thể kết hợp tập vật lý trị liệu cùng sử dụng thuốc giảm đau để hạn chế dần cơn đau nhức mạn tính.

2.3. Tập luyện giảm đau

Bạn có thể áp dụng một số bài tập tăng vận động để cơ thể sản sinh hormone endorphin - được coi như thuốc giảm đau tự nhiên cho cơ thể. Các bài tập nên áp dụng như: đi bộ nhanh, đạp xe, yoga, thể dục nhịp điệu,...
 

Tập yoga

2.4. Massage trị liệu

Massage cho cơ thể là phương pháp luôn được khuyến khích. Không chỉ giúp giảm đau nhức toàn thân mà còn thư giãn, giải tỏa căng thẳng. Khi massage, xoa bóp cơ thể có thể kết hợp thêm tinh dầu để mát xa sâu hơn vào các thớ cơ.

Nếu bạn không có quá nhiều thời gian cũng như chi phí để massage trị liệu tại các trung tâm chăm sóc sức khỏe spa thì hãy sắm ngay đai massage SKG W9 Pro để tự massage tại nhà.

Đai massage SKG W9 PRO đang được phân phối chính hãng tại KATA Technology với mức giá hợp ls cùng nhiều tính năng nổi trội như:

  • Sở hữu 08 đầu massage: Nếu như các sản phẩm máy massage khác chỉ có 2-4 đầu massage thì SKG W9 PRO được tích hợp đến 8 đầu mát xa. Nhờ ưu điểm này mà diện tích mát xa được tăng tối đa, toàn bộ huyệt đạo được bao phủ và xoa bóp thư giãn.

  • Công nghệ xung tần số hiện đại: Công nghệ xung tần số 3.0 hiện đại với sóng xung lên đến 3000Hz giúp các đầu massage len lỏi vào từng thớ cơ.

  • Nén nóng bằng ánh sáng đỏ tập trung: Đai massage SKG W9 PRO sở hữu 31 hạt ánh sáng đỏ khiến nhiệt xuyên sâu vào các mô cơ trong cơ thể. Nhờ vậy mà cơn đau nhức toàn thân sẽ được đẩy lùi nhanh chóng.
     

Đai massage lưng SKG W9 PRO

2.5. Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Nếu chế độ dinh dưỡng của bạn quá nghèo nàn, không cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể cũng gây ra tình trạng đau nhức toàn thân. Để điều trị chứng bệnh này, bạn cần thay đổi chế độ ăn uống sao cho giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ, đặc biệt là sắt, vitamin D và canxi.

3. Biện pháp phòng ngừa đau nhức toàn thân tái phát

Dù có nhiều nguyên nhân khiến bạn tự nhiên bị đau nhức toàn thân nhưng đừng quá lo lắng, bạn sẽ có những biện pháp phòng ngừa cơn đau nhức tái phát:

  • Đảm bảo ngủ đầy đủ giấc, đảm bảo 7-9 tiếng/ngày.

  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể bằng cách xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, an toàn.

  • Không sử dụng các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá.

  • Thiết lập chế độ làm việc hợp lý, không quá sức.

  • Thường xuyên vận động, tập luyện thể dục thể thao phù hợp với thể trạng sức khoẻ của bản thân.

  • Giữ tinh thần lạc quan, giảm bớt áp lực, stress.

  • Không lạm dụng thuốc giảm đau, có thể sử dụng nước ấm để chườm.

  • Khuyến khích tắm nước ấm, uống nước ấm.

  • Sử dụng đều đặn đai massage hàng ngày để thư giãn, giảm đau.

Cách điều trị đau nhức toàn thân

4. Kết luận

Tự nhiên đau nhức toàn thân đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này có thể là bệnh, cũng có thể là cơn đau khởi phát và sẽ mất đi nếu bạn có phương pháp điều trị hợp lý. Hy vọng qua bài viết này, KATA Technology đã giúp bạn giải đáp được nguyên nhân của việc tự nhiên đau nhức toàn thân cũng như cách điều trị. Hãy cho bản thân thời gian nghỉ ngơi, tránh làm việc hay hoạt động quá sức. Nếu cơn đau kéo dài, hãy thăm khám trực tiếp bạn nhé. Chúc bạn sống vui khỏe và đừng quên theo dõi KATA Technology để cập nhật các thông tin chăm sóc sức khỏe hữu ích nhất nhé!

xem thêm
UỐNG GÌ ĐỂ GIẢM CĂNG THẲNG MỆT MỎI NHANH? TOP 9 ĐỒ UỐNG DỄ LÀM TẠI NHÀ

0353697777
Yêu cầu tư vấn