Giải đáp: Hàng Ngày Ăn Gạo Lứt Có Béo Không?
1. Ăn gạo lứt có béo không?
Gạo lứt là gạo trắng nhưng nó còn lớp cám và mầm gạo bên ngoài. Lớp cám và mầm gạo này chứa nhiều chất dinh dưỡng như: vitamin B, chất xơ, khoáng chất: magie, selen, mangan,... điều này khiến nó trở thành lựa chọn lành mạnh hơn so với gạo trắng. Dựa vào màu sắc của lớp vỏ cám bên ngoài, gạo lứt được chia thành 3 loại là gạo lứt trắng, gạo lứt đỏ, gạo lứt đen.
Còn trong trường hợp bạn muốn lựa chọn loại gạo lứt nào giảm cân tốt nhất thì bạn có thể tham khảo ăn gạo lứt đen. Vì gạo đen chứa nhiều chất xơ và hợp chất thực vật có lợi cho quá trình giảm cân của bạn. Đặc biệt, gạo lứt đen còn chứa rất ít hàm lượng đường, điều này giúp bạn duy trì cân nặng rất tốt.
Không chỉ vậy, hầu hết các loại gạo lứt đều có hàm lượng calo thấp hơn so với gạo trắng, trong 100g gạo lứt nấu chín chỉ chứa khoảng 110 calo. Do đó, sử dụng gạo lứt hàng ngày sẽ không gây ra tình trạng béo đâu nhé!
2. Những công dụng khác của gạo lứt với sức khỏe
-
Tốt cho hệ tiêu hóa: Chất xơ trong gạo lứt giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, ngăn ngừa táo bón và các bệnh về đường ruột. Và ở gạo lứt còn chứa prebiotics, giúp bạn nuôi dưỡng lợi khuẩn đường ruột, tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.
-
Ổn định lượng đường trong máu: Gạo lứt giàu magiê, từ đó nó giúp bạn điều chỉnh lượng đường trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Chất xơ trong gạo lứt cũng giúp làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu, hạn chế tình trạng tăng đường huyết đột ngột.
-
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Chất xơ, magie trong gạo lứt có chức năng giúp bạn điều hòa huyết áp và giảm lượng cholesterol xấu để bảo vệ tim mạch bảo bạn. Ngoài ra, gạo lứt chứa nhiều chất chống oxy hóa có thể bảo vệ tế bào của bạn khỏi tác hại của gốc tự do, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, ung thư.
- Tốt cho sức khỏe làn da: Chất chống oxy hóa trong gạo lứt mang khả năng bảo vệ da chúng ta khỏi tác hại tiêu cực của tia UV, ngăn ngừa tối thiểu tình trạng lão hóa da và giảm nguy cơ ung thư da. Bên cạnh đó, vitamin B trong gạo lứt cũng giúp bạn cải thiện sức khỏe da, tóc và móng.
3. Gợi ý các cách ăn gạo lứt giảm cân
3.1. Cháo gạo lứt
3.2. Cơm gạo lứt với muối vừng
3.3. Sữa gạo lứt
3.4. Trà gạo lứt
3.5. Nước gạo lứt rang
4. Những lưu ý cần biết khi ăn gạo lứt giảm cân
4.1. Có thể thay thế gạo trắng bằng gạo lứt không?
Tuy nhiên, việc thay đổi đột ngột từ gạo trắng sang gạo lứt có thể khiến bạn gặp một số vấn đề tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu. Do đó, bạn nên thay đổi dần dần, bắt đầu bằng việc trộn gạo lứt với gạo trắng theo tỷ lệ 1:1, sau đó tăng dần tỷ lệ gạo lứt trong các bữa ăn tiếp theo.
-
Kết hợp đa dạng thực phẩm: Gạo lứt chỉ là một phần trong chế độ ăn uống lành mạnh. Bạn nên kết hợp gạo lứt với các loại thực phẩm khác như rau củ quả, trái cây, thịt nạc, cá,... để đảm bảo vẫn cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.
-
Uống đủ nước: Gạo lứt chứa nhiều chất xơ, do đó bạn cần uống đủ nước để hỗ trợ tiêu hóa và tránh bị táo bón.
- Lắng nghe cơ thể: Nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề tiêu hóa nào khi ăn gạo lứt, hãy giảm lượng gạo lứt hoặc tạm thời ngừng ăn và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần thiết.
4.2. Gạo lứt có tác hại gì nguy hiểm không?
-
Gây khó tiêu: Gạo lứt chứa nhiều chất xơ trong thành phần, đặc biệt hàm lượng chất xơ ở gạo lứt đen còn cao hơn gạo lứt trắng. Hấp thụ quá nhiều chất xơ từ gạo lứt đối với những người có hệ tiêu hóa yếu có thể gây ra ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe như khó tiêu, đầy hơi.
-
Hạn chế khả năng hấp thụ dinh dưỡng: Gạo lứt chứa một hàm lượng acid phytic - loại hợp chất không hòa tan. Hợp chất này sẽ làm ngăn cản khả năng hấp thụ một số vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là vi khoáng.
- Dẫn tới một vài bệnh lý nguy hiểm: Gạo lứt đã qua sản xuất sẽ chứa một lượng nhỏ Asen. Khi bạn hấp thụ quá nhiều asen trong một thời gian dài có thể dẫn tới rất nhiều hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể, bao gồm ung thư thận, ung thư phổi hay sừng hóa và tổn thương da.
4.3. Những người nào không nên ăn gạo lứt?
-
Người có hệ tiêu hóa yếu, người già: Như đã nói, chất xơ trong gạo lứt có thể dẫn đến một số tình trạng sức khỏe nghiêm trọng cho những ai có một chiếc bụng không được ổn định, nhất là người cao tuổi, gầy gò.
- Người thiếu hụt vitamin B1: Gạo lứt qua quá trình xay xát có thể mất đi một lượng vitamin B1. Nếu bạn có nguy cơ thiếu hụt vitamin B1, hãy bổ sung thêm vitamin B1 từ các nguồn khác như thịt nạc, cá, các loại đậu,...
-
Người bệnh thận: Gạo lứt chứa nhiều photpho có thể gây hại cho người bệnh thận nên nếu không muốn tình trạng bệnh tệ hại hơn, cách tốt nhất là bạn cũng không nên tìm đến thực phẩm này.
-
Trẻ em dưới 6 tháng tuổi: Hệ tiêu hóa của trẻ em dưới 6 tháng tuổi chưa hoàn thiện, không thể tiêu hóa tốt chất xơ trong gạo lứt. Nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong giai đoạn này.
- Phụ nữ mang thai: Asen có trong gạo lứt đã qua chế biến có thể gây nguy cơ xấu cho sự phát triển của thai nhi. Vì vậy các mẹ bầu tốt hơn hết nên tránh nạp thực phẩm này trong suốt thời gian thai kỳ của mình.