Các Bài Tập Tốt Cho Tụy Hồi Phục Chức Năng Nhanh Chóng 

Tác giả: Thanh Hương
Ngày đăng: 27/06/2024
Cập nhật: 28/06/2024

Trong cuộc sống hiện đại, ngày càng có nhiều người gặp phải các vấn đề liên quan đến tuyến tụy. May mắn thay, có nhiều biện pháp hiệu quả để chăm sóc và duy trì sức khỏe tuyến tụy. Trong số đó, các bài tập tốt cho tụy như yoga, Pilates hay đi bộ,... được tìm đến nhiều hơn nhằm cải thiện sức khỏe của tụy cũng như tổng thể.

 

Các bài tập tốt cho tụy hồi phục chức năng nhanh chóng 

 

Tuỵ là một cơ quan quan trọng đóng vai trò then chốt trong việc tiêu hóa thức ăn và điều chỉnh lượng đường trong máu. Khi tụy gặp vấn đề, sức khỏe của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong bài viết này, KATA Technology sẽ cùng bạn tìm hiểu về vai trò của tụy, các bài tập tốt cho tụy, và một số mẹo nhỏ trong cuộc sống hàng ngày giúp điều hòa hoạt động của tụy nhé!

1. Vai trò của tụy đối với cơ thể người

Trước khi đi vào tìm hiểu chi tiết các bài tập tốt cho tụy, hãy cùng KATA Tech khám phá vai trò của tuyến tụy đối với cơ thể chúng ta. Tuyến tụy là một tuyến nội tiết quan trọng trong cơ chúng ta, nằm ở phía trên bên trái của dạ dày và chịu trách nhiệm sản xuất các hormone quan trọng như insulin và glucagon.

 

Vai trò của tụy đối với cơ thể người

 

Như vậy, vai trò chính của tuyến tụy là điều chỉnh nồng độ đường trong máu. Khi nồng độ đường trong máu của bạn tăng cao, tuyến tụy sẽ tiết ra insulin giúp cơ thể hấp thụ đường từ máu vào các tế bào để chuyển hóa thành năng lượng. Ngược lại, khi nồng độ đường trong máu giảm, tuyến tụy sẽ tiết ra glucagon kích thích gan tạo ra đường từ các nguồn dự trữ như glycogen để duy trì nồng độ đường ổn định.

Ngoài ra, tuyến tụy cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa. Tuyến tụy sản xuất enzyme tiêu hóa như amylase, lipase và protease giúp phân giải các chất dinh dưỡng từ thức ăn để cung cấp năng lượng cho cơ thể bạn. 

Do đó, nếu tuyến tụy không được hoạt động đúng cách, gặp phải một số vấn đề như viêm tụy cấp - mạn tính, ung thư tụy,... hiển nhiên quá trình tiêu hóa thức ăn và điều chỉnh lượng đường cũng bị ảnh hưởng. Cơ thể bạn cũng dễ rơi vào nhiều hậu quả sức khỏe nghiêm trọng, có thể kể đến: 

  • Tiêu chảy, suy dinh dưỡng, mất cân bằng chất dinh dưỡng do rối loạn tiêu hóa.

  • Rối loạn đường huyết, dẫn đến bệnh tiểu đường nếu tụy không thể sản xuất insulin đủ.

  • Các biến chứng nguy hiểm như suy tụy, suy gan, suy thận nếu không được điều trị kịp thời.

 

Vai trò của tụy đối với cơ thể người

 

Vì vậy, việc duy trì sức khỏe của tụy là rất quan trọng. Các bài tập tốt cho tụy như yoga và một số phương pháp khác trong cuộc sống hàng ngày có thể giúp hỗ trợ tốt cho sức khỏe của tụy.

2. Các bài tập tốt cho tụy bằng yoga nên áp dụng ngay

Yoga được coi là phương pháp luyện tập toàn diện cho cả thể chất và tinh thần, trong đó, tụy cũng được tác động tích cực nhờ những bài tập này. Dưới đây sẽ là một số bài tập tốt cho tụy bằng yoga mà bạn nên thực hiện thường xuyên:

2.1. Tư thế rắn hổ mang ( Bhujangasana Cobra Pose)

Tư thế rắn hổ mang (Cobra Pose - Bhujangasana) là một tư thế yoga tuyệt vời để cải thiện sức khỏe tuyến tụy nhờ tư thế nằm ngửa để kéo giãn và tăng cường hoạt động vùng bụng. 

 

 

Các bài tập tốt cho tụy bằng yoga - Tư thế rắn hổ mang

 

 

Bạn có thể dễ dàng thực hiện tư thế rắn hổ mang theo các bước sau: 

  • Bạn bắt đầu ở tư thế nằm sấp, hai chân duỗi thẳng, mũi chân hướng ra ngoài, trán chạm sàn.

  • Chống 2 tay lên thảm, bàn tay song song với vai, các ngón tay hướng về phía trước.

  • Hít thở sâu, từ từ nâng thân trên lên khỏi sàn bằng cách duỗi thẳng hai cánh tay, giữ cho cổ và đầu được giãn thoải mái.

  • Kéo vai về phía sau, mở rộng ngực, cột sống uốn cong nhẹ về phía sau. Cảm nhận sự kéo giãn và mở rộng ở vùng ngực và bụng.

  • Giữ tư thế này trong 30 giây - 1 phút hít thở sâu, lặp lại vài lần theo khả năng của bạn.

2.2. Tư thế cây cung Dhanurasana

Dhanurasana, hay còn gọi là tư thế cây cung, là một trong những tư thế yoga rất hữu ích cho sức khỏe của bạn, đặc biệt là tụy. Khi thực hiện Dhanurasana, bạn sẽ cảm thấy cơ bụng của mình căng không chỉ giúp tăng cường sức mạnh cơ bụng mà còn kích thích hoạt động của các tuyến bài tiết trong vùng bụng, bao gồm cả tụy.

 

Các bài tập tốt cho tụy bằng yoga - Tư thế cây cung

 

Bạn có thể lặp lại tư thế Dhanurasana khoảng 5-10 lần và thực hiện 2-3 lần mỗi tuần. Nhớ hít thở đều và sâu trong khi thực hiện tư thế này để tăng cường lưu thông oxy đến cơ thể và cải thiện sự linh hoạt của cơ bụng. 

2.3. Tư thế cúi gập người về trước

Tư thế cúi gập người về trước, hay còn gọi là Uttanasana, cũng là một bài tập tốt cho tụy cũng như giúp cải thiện tuần hoàn máu đến khắp cơ thể. 

Để thực hiện tư thế yoga cúi gập người về trước, bạn có thể làm theo các bước sau:

  • Đứng thẳng, chân rộng bằng vai, tay buông thõng bên hông.

  • Hít thở sâu, từ từ cúi người về phía trước, sao cho ngực áp sát đùi. Giữ lưng thẳng và gập người xuống sâu hết mức có thể.

  • Nếu có thể, cố gắng chạm ngón tay vào sàn. Nếu không tới, có thể cầm lấy cổ chân hoặc ống chân. Để đầu và cổ thư giãn, hướng đỉnh đầu về phía sàn nhà.

  • Giữ tư thế này trong 30 giây đến 1 phút, cảm nhận sự kéo dãn ở phía sau đùi và lưng.

  • Khi sẵn sàng, từ từ ngước lên, trở về tư thế đứng thẳng ban đầu và làm lại từ 3 - 5 lần nữa.

 

Các bài tập tốt cho tụy bằng yoga - Tư thế cúi gập người về trước

 

2.4. Tư thế gác chân lên tường

Tương tự như các tư thế yoga mà KATA vừa đề cập ở trên, gác chân lên tường hay còn gọi là Viparita Karani cũng là bài tập có tác dụng tốt cho tuyến tụy và hệ tiêu hóa nhờ việc nâng chân lên cao.

Bạn có thể dễ dàng thực hiện động tác này ngay tại nhà theo các bước dưới đây: 

  • Chọn một bức tường trống và sử dụng một tấm thảm yoga hoặc một chiếc chăn để nằm lên. Sau đó ngồi ngang sát tường với một bên hông chạm tường.

  • Từ từ nằm xuống, đồng thời gác chân lên tường. Điều chỉnh sao cho phần hông của bạn gần sát tường nhất có thể, chân duỗi thẳng và chạm tường.

  • Duỗi thẳng hai tay ra hai bên hoặc đặt lên bụng để thư giãn.

  • Nhắm mắt lại và thở đều, giữ tư thế này trong khoảng 5-15 phút.

  • Khi muốn kết thúc, từ từ co đầu gối lại, nghiêng người sang một bên và nhẹ nhàng ngồi dậy.

 

Các bài tập tốt cho tụy bằng yoga - Tư thế gác chân lên tường

 

Ngoài những tác động tích cực tới tuyến tụy, tư thế gác chân lên tường còn giúp giảm mệt mỏi, giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng và cải thiện chất lượng giấc ngủ. 

2.5. Tư thế đứng bằng vai

Ngoài ra một bài tập tốt cho tụy cũng rất được yêu thích đó là tư thế yoga đứng bằng vai (Sarvangasana). Bài tập này được đánh giá có thể kích thích chức năng của cả tuyến tụy và tuyến giáp ở cổ hoạt động tốt hơn. 

 

Các bài tập tốt cho tụy bằng yoga - Tư thế đứng bằng vai

 

Dưới đây là hướng dẫn thực hiện tư thế đứng bằng vai: 

  • Đầu tiên, bạn nằm ngửa trên thảm yoga, hai chân duỗi thẳng, hai tay đặt dọc theo thân người.

  • Hít vào, nâng hai chân lên thẳng đứng, tạo góc 90 độ với mặt sàn. 

  • Đặt tay dưới hông, dùng lực tay và cơ bụng để nâng phần lưng dưới và hông lên khỏi mặt sàn.

  • Tiếp tục nâng hông và lưng cao hơn, đặt tay vào phần lưng dưới để hỗ trợ. Duỗi thẳng chân và giữ cho cơ thể thẳng hàng từ vai đến chân. Lưu ý, khi ở tư thế này, cằm bạn chạm vào ngực và giữ cổ thẳng, không xoay cổ sang hai bên.

  • Thở đều và giữ tư thế trong khoảng 30 giây đến 2 phút, tùy vào khả năng của mình

  • Trở lại tư thế ban đầu bằng cách thở ra, từ từ hạ chân xuống, hạ từng đốt sống lưng xuống sàn một cách cẩn thận. Thả lỏng cơ thể và thư giãn trong vài giây trước khi ngồi dậy.

2.6. Tư thế Yoga cái cày

Bài tập tốt cho tụy bằng yoga cuối cùng mà KATA Tech muốn giới thiệu cho bạn trong bài viết này là tư thế cái cày, hay còn gọi là Halasana. Tư thế Halasana giúp kích thích tuyến giáp và tuyến cận giáp để điều hòa hormone trong cơ thể, từ đó hỗ trợ chức năng của tuyến tụy trong việc sản xuất insulin và điều hòa đường huyết.

 

Các bài tập tốt cho tụy bằng yoga - Tư thế Yoga cái cày

 

Cùng KATA luyện tập tư thế yoga cái cày theo các bước chi tiết dưới đây: 

  • Bạn nằm ngửa trên thảm yoga, chân duỗi thẳng và tay đặt dọc theo thân người.

  • Hít vào, nâng chân lên thẳng đứng, tạo góc 90 độ với mặt sàn. Dùng lực cơ bụng và tay để nâng hông và lưng dưới lên khỏi mặt sàn.

  • Tiếp tục nâng hông và lưng, đưa chân qua đầu sao cho ngón chân chạm sàn phía sau đầu.

  • Giữ tay bạn đặt dưới lưng để hỗ trợ hoặc duỗi thẳng tay trên sàn, với lòng bàn tay úp xuống.

  • Thở đều và giữ tư thế trong 1-5 phút, sau đó, thở ra rồi  từ từ hạ chân xuống, trở lại tư thế nằm.

3. Một số mẹo nhỏ trong cuộc sống giúp điều hòa hoạt động của tụy

Ngoài việc thực hiện bài tập tốt cho tụy như yoga , bạn cũng có thể áp dụng một số mẹo nhỏ trong cuộc sống hàng ngày để hỗ trợ sức khỏe của tụy:

 

Một số mẹo nhỏ trong cuộc sống giúp điều hòa hoạt động của tụy

 

3.1. Đi bộ đều đặn

Đi bộ là một hoạt động thể dục đơn giản nhưng rất hiệu quả đối với sức khỏe tụy. Việc đi bộ cũng có tác dụng tăng lưu thông máu đến vùng tụy, cải thiện chức năng tiêu hóa. Bạn nên cố gắng đi bộ ít nhất 30 phút mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt.

3.2. Luyện tập Thái cực quyền hoặc Khí công

Thái cực quyền và Khí công dựa trên nguyên lý Đông y với các động tác chậm rãi, nhịp nhàng nhằm tập trung thúc đẩy lưu thông khí huyết đến tuyến tụy của chúng ta. Một số bài tập như Tiểu Thiên Địa, Đơn Cương, Vạn Cương,... cũng giúp bạn điều hòa hơi thở giúp giảm stress tình thần cũng như hỗ trợ cải thiện sức khỏe tuyến tụy.

 

Một số mẹo nhỏ trong cuộc sống giúp điều hòa hoạt động của tụy

 

3.3. Chú ý chế độ ăn uống

Bên cạnh thực hiện các bài tập tốt cho tụy, chế độ ăn uống lành mạnh cũng là yếu tố quan trọng hỗ trợ sức khỏe của tuyến nội tiết này. Bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây, và ngũ cốc nguyên hạt vào thực đơn hàng ngày để cải thiện tiêu hóa. 

Hạn chế tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, đường tinh luyện, và hóa chất để giảm bớt áp lực lên tuyến tụy. Đồng thời, uống đủ nước mỗi ngày sẽ giúp cơ thể duy trì sự cân bằng và hỗ trợ quá trình tiêu hóa tốt hơn.

3.4. Đảm bảo giấc ngủ đủ

Một yếu tố không thể bỏ qua đó chính là giấc ngủ. Giấc ngủ đủ và chất lượng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của tuyến tụy. Khi bạn thiếu ngủ, cơ thể sẽ sản xuất cortisol, một hormone có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng của tụy. Hãy cố gắng duy trì thời gian ngủ đều đặn, đảm bảo 7-8 giờ mỗi đêm để giữ cho cơ thể hoạt động tốt. 

 

Một số mẹo nhỏ trong cuộc sống giúp điều hòa hoạt động của tụy

 

Để có một giấc ngủ ngon, bạn cần hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử, tránh xem TV, hoặc tập thể dục gần giờ ngủ. Nếu như bị khó ngủ, bạn có thể dành thời gian để tập yoga, thiền định, nghe nhạc nhẹ nhàng hoặc đọc sách trước khi đi ngủ. Đảm bảo phòng ngủ tối, yên tĩnh và mát mẻ, sử dụng chăn, gối thoải mái để có một giấc ngủ ngon hơn.

3.5. Hạn chế stress

Bên cạnh đó, bạn cũng cần hạn chế những yếu tố có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến tụy. Stress là một trong những yếu tố đó. Để giảm stress, bạn có thể thực hành yoga, thiền, hoặc các phương pháp thư giãn khác. 

Ngoài ra, đừng quên dành thời gian cho bản thân, tham gia các hoạt động giải trí yêu thích để giảm căng thẳng hàng ngày. Cùng với việc duy trì lịch trình làm việc hợp lý, tránh áp lực công việc quá lớn.

4. Kết luận

Trong bài viết này, chúng ta đã tìm hiểu về vai trò của tụy đối với cơ thể người, cũng như hậu quả khi tụy gặp vấn đề. Chúng ta cũng đã cùng nhau khám phá các bài tập tốt cho tụy bên cạnh những lời khuyên hữu ích trong cuộc sống giúp điều hòa hoạt động của tụy. 

KATA Technology hy vọng rằng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách chăm sóc và bảo vệ tụy của mình. Hãy bắt đầu áp dụng ngay những phương pháp này để có một tuyến tụy và cơ thể khỏe mạnh và cân bằng.

xem thêm

HÀNG NGÀY UỐNG NƯỚC TÁO ĐỎ CÓ TÁC DỤNG GÌ BẤT NGỜ?

0353697777
Yêu cầu tư vấn