Tình Trạng Bị Đau Giữa Lưng Dai Dẳng Lâu Ngày Là Do Đâu?

Tác giả:
Ngày đăng: 21/05/2024
Cập nhật: 22/05/2024

Trong sinh hoạt hàng ngày, có lúc chúng ta cảm thấy nhức mỏi vùng lưng từ đốt sống cổ cho đến đốt sống ngang vai hay xuống dưới xương sườn cuối cùng. Đây gọi là tình trạng bị đau giữa lưng, tuy rằng tình trạng này ít gặp nhưng nó lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe. Tình trạng đau cấp tính có thể tự hết bằng cách nghỉ ngơi hợp lý, nhưng nếu tình trạng đau xảy ra liên tục và dài ngày thì đó có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khoẻ nguy hiểm hơn. Và để cho các bạn có thể hiểu rõ hơn về tình trạng này, KATA Technology sẽ cùng các bạn đi phân tích nguyên nhân cũng như các cách điều trị tình trạng “gây khó chịu” này!

Bị đau giữa lưng gây ra nhiều phiền toái trong sinh hoạt

Triệu chứng nhận biết khi bị đau lưng giữa phổ biến

Triệu chứng đau lưng giữa ở mỗi người có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau. Phần lớn các trường hợp người bệnh sẽ có các triệu chứng như dưới đây:

  • Đau cơ.

  • Đau nhói âm ỉ ở vùng lưng giữa.

  • Cảm giác nóng rát, khó chịu.

  • Căng hoặc cứng cơ.

Khi bệnh chuyển biến nặng, có thể xuất hiện các triệu chứng như:

  • Ngứa ran hay tê ở vùng chân, tay hoặc vùng ngực.

  • Đau ngực.

  • Yếu chân hoặc tay.

  • Đi vệ sinh mất tự chủ.

Yếu chân hoặc tay là biến chứng khi bị đau giữa lưng trở nặng

Giải đáp: Tình trạng bị đau giữa lưng lâu ngày là do đâu?

Để hiểu được tình trạng bị đau giữa lưng là do đâu và có cách khắc phục phù hợp thì chúng ta cần biết được nguyên nhân dẫn đến tình trạng này:

Ngồi hoặc nằm sai tư thế

Một trong những nguyên nhân chính gây đau nhức vùng lưng giữa là áp lực đè nặng lên các đốt sống lưng, thường xuất phát từ tư thế sai. Duy trì tư thế không đúng buộc các nhóm cơ và dây chằng phải làm việc quá mức để giữ thăng bằng cho cơ thể. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến đau hoặc chấn thương mô mềm, gây ra các cơn đau nhức dai dẳng.

Căng cơ dây chằng

Ngoài thói quen hoạt động sai tư thế, thường xuyên khuân vác vật nặng cũng dễ gây căng cơ và giãn dây chằng ở vùng lưng giữa. Trong những trường hợp nghiêm trọng, giãn dây chằng quá mức có thể dẫn đến rách dây chằng. Đôi khi, dây chằng lưng có nguy cơ bị kéo căng quá mức khi bạn đột ngột cử động lưng hoặc thực hiện động tác sai cách, chẳng hạn như vặn mình quá mức.

Căng cơ gây đau lưng

Chấn thương vùng lưng

Khác với cột sống cổ và thắt lưng, khu vực T1 - T12 sở hữu cấu trúc chặt chẽ và cứng cáp hơn, do đó ít gặp chấn thương hơn. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc hoàn toàn miễn nhiễm tổn thương. Đặc biệt, người cao tuổi là đối tượng có nguy cơ cao nhất gặp phải vấn đề này.

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến chấn thương đốt sống lưng giữa:

  • Té ngã cầu thang: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây chấn thương cột sống lưng, đặc biệt là ở người cao tuổi.

  • Tai nạn xe cộ: Va chạm mạnh trong tai nạn giao thông có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho cột sống, bao gồm cả khu vực T1 - T12.

  • Chấn thương thể thao: Chấn thương thể thao thường là nguyên nhân chính gây đau lưng giữa ở nam giới. Một số môn thể thao như bóng đá, bóng rổ, thể dục dụng cụ và một số bộ môn khác,... tiềm ẩn nguy cơ cao dẫn đến chấn thương cột sống do va đập mạnh hoặc tiếp đất sai tư thế.

  • Chấn thương kín: Một số tác động mạnh lên vùng lưng, ví dụ như bị vật nặng đè lên, cũng có thể gây tổn thương cho đốt sống lưng.

Gãy xương

Chấn thương vật lý, bao gồm va đập mạnh hoặc té ngã, có thể gây nứt hoặc thậm chí gãy kín đốt sống lưng giữa. Ngoài ra, những người mắc bệnh lý như viêm khớp, dẫn đến mật độ xương suy giảm, cũng có nguy cơ cao gặp phải vấn đề này.

Triệu chứng thường gặp của gãy xương kín đốt sống ngực:

  • Cơn đau nhói dữ dội khi cử động vùng lưng giữa.

  • Tê bì và ngứa ran ở khu vực bị ảnh hưởng, trong trường hợp tủy sống bị tổn thương.

Gãy kín đốt sống lưng giữa

Vẹo cột sống

Cột sống vốn được cấu tạo với những đường cong sinh lý tự nhiên, giúp cơ thể phân tán trọng lực một cách hợp lý. Tuy nhiên, khi các đường cong này bị mất đi do các nguyên nhân như bẩm sinh, tai nạn hay thoái hóa, tình trạng cong vẹo cột sống sẽ xuất hiện.

Hệ quả trực tiếp của cong vẹo cột sống là sự phân bố trọng lượng không đều dọc theo chiều dài cột sống. Áp lực dồn nén lên một số khu vực, đặc biệt là lưng giữa, dẫn đến những cơn đau nhức dai dẳng và khó chịu. Cơn đau do cong vẹo cột sống có thể tăng nặng khi thực hiện các hoạt động như cúi người, vặn người, mang vác vật nặng,... và giảm bớt khi nằm nghỉ.

Thoát vị đĩa đệm

Rất nhiều người có thắc mắc: “Đau cột sống giữa lưng là bệnh gì?”. Đây rất có thể là dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm. Giữa các đốt sống là những đĩa đệm, đóng vai trò như bộ phận giảm chấn và giúp cột sống lưng vận động linh hoạt. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân như lão hóa, chấn thương, mang vác vật nặng,... đĩa đệm có thể phình lên hoặc tràn nhân ra ngoài, dẫn đến tình trạng thoát vị đĩa đệm.

Khi thoát vị, đĩa đệm sẽ chèn ép lên các dây thần kinh xung quanh, gây ra những cơn đau nhức và tê ngứa không chỉ ở lưng giữa mà còn lan rộng đến tứ chi. Mức độ nghiêm trọng của triệu chứng phụ thuộc vào mức độ thoát vị và vị trí đĩa đệm bị ảnh hưởng.

Thoát vị đĩa đệm

Béo phì

Trọng lượng càng nặng, cột sống của bạn càng phải chịu nhiều áp lực. Điều này dẫn đến một hệ quả không mong muốn: đau lưng. Theo nghiên cứu, mức độ đau lưng thường tỷ lệ thuận với trọng lượng cơ thể. Nói cách khác, càng thừa cân, béo phì, bạn càng có nguy cơ cao bị đau lưng.

Lý do nằm ở chỗ, trọng lượng dư thừa gây áp lực lớn lên cột sống, các khớp, cơ bắp và dây thần kinh ở vùng lưng. Áp lực này khiến các bộ phận này phải làm việc quá sức, dẫn đến viêm, sưng tấy và đau nhức. Ngoài ra, béo phì còn khiến cơ bụng yếu đi, vốn đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cột sống. Khi cơ bụng yếu, cột sống sẽ phải chịu nhiều áp lực hơn, dẫn đến nguy cơ đau lưng cao hơn.

Loãng xương, thiếu canxi

Loãng xương là tình trạng mật độ xương giảm sút, khiến xương trở nên mỏng manh và dễ gãy rạn. Nguyên nhân chính là do cơ thể không sản sinh đủ xương mới để thay thế cho lượng xương bị mất đi theo thời gian. Đau lưng giữa ở phụ nữ có thể đến từ nguyên nhân này, bởi phụ nữ có nguy cơ loãng xương cao hơn nam giới. Người mắc loãng xương có nguy cơ cao gặp phải đau nhức ở vùng lưng giữa cột sống. Cơn đau có thể xuất phát từ căng cơ hoặc gãy xương.

Loãng xương gây đau nhức vùng lưng

Biến chứng nguy hiểm khi bị đau giữa lưng lâu ngày

Tình trạng bị đau giữa lưng bên trái hay bị đau giữa lưng bên phải tưởng chừng chỉ là những cơn đau nhức thông thường, nhưng nếu không được điều trị sớm và đúng cách, nó có thể dẫn đến những biến chứng rất nguy hiểm. Đặc biệt, tình trạng đau lưng giữa lâu ngày không khỏi sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Dưới đây là một số biến chứng khi bị đau giữa lưng thường gặp:

  • Hạn chế vận động: Khó khăn khi thực hiện các động tác cơ bản như xoay người, vặn mình, cúi gập người, đứng, ngồi, đi lại. Hoạt động của cột sống kém linh hoạt, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

  • Suy giảm sức lao động: Năng suất làm việc giảm sút do đau nhức, khó tập trung. Hạn chế trong việc thực hiện các công việc đòi hỏi vận động nhiều hoặc mang vác vật nặng.

  • Đau nhức kéo dài: Cơn đau lưng giữa có thể trở nên dai dẳng và dữ dội hơn theo thời gian, chuyển sang giai đoạn mãn tính. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, gây mất ngủ, stress, lo âu, trầm cảm.

  • Tàn phế: Trong trường hợp nghiêm trọng nhất, nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có nguy cơ đối mặt với biến dạng cột sống, teo cơ, liệt chi, thậm chí là tàn phế. 

Tàn phế là biến chứng nguy hiểm nhất khi bị đau giữa lưng lâu ngày

Cách điều trị hết đau giữa lưng hiệu quả, an toàn

Dưới đây là một số cách điều trị hết đau giữa lưng an toàn hiệu quả mà bạn có thể tham khảo thực hiện dễ dàng:

#1 Điều chỉnh đúng tư thế hoạt động thường ngày

Các tư thế không đúng trong sinh hoạt và làm việc có thể khiến các cơn đau nhức lưng trở nên nghiêm trọng hơn. Khi ngồi làm việc ta thường vắt chéo chân, dẫn đến thường bị ​​đau giữa lưng bên phải hoặc trái. Vì vậy, bạn nên điều chỉnh tư thế sớm để cải thiện cảm giác đau nhức, cụ thể:

  • Khi đứng lưng phải thẳng, ưỡn ngực lên và không gù vai.

  • Khi ngồi hoặc nằm, lưng cần được giữ thẳng để tránh gây mỏi.

  • Nên thay đổi tư thế hoặc thư giãn sau khi ngồi làm việc hay học tập quá lâu tại 1 chỗ.

Phương pháp này chỉ hiệu quả với những người bị đau lưng nhẹ. Nếu cấu trúc cơ xương khớp ở lưng đã bị tổn thương, các bạn nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ.

#2 Cân bằng dinh dưỡng ăn uống

Chế độ ăn uống thiếu hụt chất dinh dưỡng cũng là nguyên nhân phổ biến gây đau lưng. Người bệnh nên tăng cường bổ sung các vitamin và khoáng chất trong thực đơn hàng ngày để cải thiện và ngăn ngừa tình trạng đau lưng giữa. Các loại thực phẩm nên bổ sung hàng ngày bao gồm:

  • Thực phẩm giàu vitamin B: Vitamin B giúp tăng cường chức năng của hệ thần kinh trung ương, tham gia vào quá trình tạo máu và sản sinh ra các tế bào mới trong cơ thể, qua đó chữa lành tổn thương ở lưng. Các loại thực phẩm giàu vitamin B như rau xanh, ngũ cốc, trứng, cam, quýt, hạt óc chó, hạt điều, đậu đỏ... các bạn nên đưa vào thực đơn.

  • Thực phẩm giàu omega-3: Omega-3 giúp giảm đau nhức ở lưng và chống viêm. Bạn nên ăn những loại thực phẩm giàu omega-3 như cá hồi, cá tuyết, bí ngô, bông cải xanh, đậu nành,...

Ngoài ra, người bệnh nên uống nhiều nước và hạn chế các thực phẩm giàu đạm, đồ ngọt, muối, thức ăn nhanh và những món chế biến nhiều dầu mỡ. Cần kiêng uống rượu bia và bỏ hút thuốc lá để duy trì sức khỏe tốt hơn.
 

Bổ sung các vitamin và khoáng chất để cải thiện và ngăn ngừa tình trạng đau lưng giữa

#3 Bổ sung đầy đủ canxi, vitamin D từ thực phẩm 

Canxi và vitamin D là những chất quan trọng trong quá trình hình thành các tế bào xương. Bổ sung đầy đủ các chất này hàng ngày làm cải thiện tình trạng đau lưng và giảm nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp như loãng xương và thoái hóa cột sống. Những loại thực phẩm giàu canxi nên có trong bữa ăn của bạn gồm sữa, trứng, cá, tôm, quả hạch, thịt gia cầm, các loại đậu…

#4 Tránh bê vác vật nặng

Nếu không thật sự cần thiết, bạn nên hạn chế việc khuân vác hoặc nâng vật nặng. Thực hiện sai tư thế rất dễ ảnh hưởng đến cột sống và gây đau lưng. Khi cần vận chuyển hàng hóa hoặc đồ vật cồng kềnh, hãy tìm người hỗ trợ hoặc sử dụng các công cụ trợ giúp để giảm áp lực lên lưng và ngăn ngừa chấn thương.

#5 Dành thời gian nghỉ điều độ, ngủ đủ 8 tiếng

Trong sinh hoạt hằng ngày, bạn nên cân bằng giữa nghỉ ngơi và vận động để giúp xương khớp có thời gian thư giãn và phục hồi. Đặc biệt, khi tập luyện thể dục và thể thao, cần có kế hoạch rõ ràng, chọn các bài tập với cường độ phù hợp và tránh tập luyện quá sức.

Dành thời gian nghỉ ngơi điều độ

Biện pháp phòng ngừa tình trạng đau lưng giữa tái phát

Ngoài những cách điều trị bị đau giữa lưng phổ biến như trên thì để phòng tránh tình trạng này tái phát các bạn có thể tham khảo những dòng sản phẩm máy massage lưng phổ biến trên thị trường. Điển hình như dòng sản phẩm máy massage lưng SKG K3-2 của KATA Technology. Một số công nghệ và chức năng tiên tiến có thể kể đến trên dòng sản phẩm này như:

Về công nghệ:

  • Sử dụng công nghệ xung kép tần số thấp SKG đặc trưng, kết hợp TENS và EMS để giảm đau nhức và thư giãn cơ bắp.

  • TENS tần số thấp giúp giảm đau, kích thích sản xuất endorphin.

  • EMS mô phỏng các tín hiệu sinh học giúp cơ bắp căng và duỗi tự nhiên hơn.

Các chức năng:

  • 4 chế độ massage đa dạng: Regular Massage, Strong Exercise, Kneading and Soothing, Muscle Awakening.

  • 9 mức cường độ phù hợp với mọi thể trạng.

  • Chức năng chườm nhiệt giúp thư giãn cơ bắp và thúc đẩy lưu thông máu.

  • Dây đai tháo rời tiện lợi, dễ sử dụng và vệ sinh.

  • Trọng lượng nhỏ gọn, chỉ 149g.

Máy massage lưng SKG K3-2

Kết luận

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết “Tình trạng bị đau giữa lưng lâu ngày là do đâu?” được KATA Technology tổng hợp và trình bày. Hy vọng với những kiến thức được chia sẻ trong này đã giúp các bạn có cái nhìn tổng quát về tình trạng đau lưng giữa của mình và sớm có biện pháp điều trị phù hợp.

xem thêm
TOP 5 CÁCH CHỮA ĐAU LƯNG Ở NGƯỜI TRẺ TUỔI

0353697777
Yêu cầu tư vấn