Biotin Là Vitamin Gì? Uống Biotin Có Thực Sự Cần Thiết? 

Tác giả: Thanh Hương
Ngày đăng: 16/09/2024
Cập nhật: 03/10/2024

Trong thời gian gần đây, biotin đã trở thành một cái tên quen thuộc khi nói đến việc chăm sóc tóc, da và móng, đặc biệt là trong các sản phẩm bổ sung vitamin. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ thực sự biotin là vitamin gì và liệu việc bổ sung biotin có thực sự cần thiết cho sức khỏe hay không. 


Biotin là vitamin gì? Uống biotin có thực sự cần thiết? 
 

Nghiên cứu trực tiếp đã chỉ ra rằng việc thiếu hụt biotin có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe như rụng tóc, da khô, móng giòn, và nhiều hệ lụy nghiêm trọng khác. Trong bài viết hôm nay, KATA Technology sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi biotin là vitamin gì cùng những tác dụng, và lưu ý quan trọng khi sử dụng biotin để tối ưu hiệu quả nhất nhé! 

1. Tìm hiểu biotin là vitamin gì? 

Vitamin B7 hay vitamin H chính là câu hỏi rõ ràng nhất cho những ai đang thắc mắc về vấn đề “biotin là vitamin gì” hay “biotin là vitamin B mấy”. Đây là một trong loại vitamin nhóm B đóng vai trò thiết yếu trong việc hỗ trợ các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể. Tên gọi “biotin” xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ đại mang ý nghĩa là “cuộc sống” hoặc “chất bổ dưỡng” cũng phản ánh phần nào chức năng của loại vitamin này. 


Tìm hiểu biotin là vitamin gì? 
 

Biotin có khả năng tan trong nước và tham gia tích cực vào quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng, giúp cơ thể tạo ra năng lượng. Điều này lý giải tại sao biotin lại được nhiều người lựa chọn bổ sung để cải thiện sức khỏe và tăng cường thể lực một cách hiệu quả.

2. Uống biotin có tác dụng gì đến sức khỏe? 

Bên cạnh việc không hiểu tường tận Biotin là vitamin gì, nhiều người cũng chưa nắm bắt được hết các lợi ích của Biotin với sức khỏe. Điều này dẫn đến mọi người đều lầm tưởng việc bổ sung vitamin B7, vitamin H là không cần thiết. Tuy nhiên, quan điểm này hoàn toàn trái ngược với khoa học, vì thực tế, vitamin H đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, cụ thể như sau:

2.1. Tác dụng của biotin với tóc rụng nhiều

Biotin được biết đến như một "vị cứu tinh" cho những ai gặp phải tình trạng tóc rụng nhiều. Đây là loại vitamin B7 giúp thúc đẩy quá trình sản xuất keratin, một loại protein chính cấu tạo nên tóc. 


 Tác dụng của biotin với tóc rụng nhiều
 

Khi cơ thể được cung cấp đủ biotin, tóc sẽ trở nên chắc khỏe hơn, hạn chế tình trạng gãy rụng. Biotin còn giúp cải thiện lưu thông máu đến da đầu, nuôi dưỡng các nang tóc từ sâu bên trong. Nhờ vậy, mái tóc của bạn không chỉ giảm rụng mà còn phát triển nhanh và dày hơn.

2.2. Tác dụng của biotin với da

Với những ai thường gặp các vấn đề về độ ẩm của da như khô da, da bong tróc, rất có thể bạn đang thiếu hụt Biotin. Vậy Biotin có tác dụng gì cho da của chúng ta? Khi hấp thụ Biotin một cách đầy đủ, loại vitamin này sẽ tham gia cùng với quá trình tổng hợp các axit béo, giúp duy trì độ ẩm và độ đàn hồi cho da. Từ đó, da dẻ của bạn cũng trở nên mịn màng, khỏe mạnh và giảm bớt dấu hiệu lão hóa sớm hơn. 


Biotin có tác dụng gì cho da
 

Nhiều bạn khi chăm sóc da bằng Biotin cũng có một lo ngại đó là “uống Biotin có mọc lông không?”. Trên thực tế, Biotin sẽ không trực tiếp khiến các phần lông tay, lông chân mọc nhiều nên các chị em có thể yên tâm hoàn toàn. 

2.3. Tác dụng của biotin với móng 

Tình trạng móng bị giòn, dễ gãy rụng không còn quá xa lạ với mọi người. Nghiên cứu cho thấy, bổ sung biotin có thể giúp móng mọc nhanh hơn và trở nên chắc khỏe hơn, đặc biệt ở những người có móng yếu hoặc dễ tổn thương.

2.4. Hỗ trợ kiểm soát hiệu quả bệnh tiểu đường 

Biotin không chỉ nổi tiếng với công dụng làm đẹp mà còn có vai trò hỗ trợ kiểm soát hiệu quả bệnh tiểu đường. Một số nghiên cứu cho thấy rằng biotin có thể giúp điều hòa lượng đường trong máu, đặc biệt là đối với những người mắc tiểu đường tuýp 2. Tuy nhiên đến hiện nay vẫn chưa có kết luận chắc chắn được đưa ra. 

2.5. Cần thiết cho phụ nữ có thai 

Biotin là một vitamin cần thiết cho phụ nữ mang thai, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ. Mặc dù tỉ lệ thiết hụt Biotin ở các bà bầu là khá hiếm gặp, nhưng nếu không chú ý, sự thiếu hụt nghiêm trọng có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển não bộ của trẻ. 


Biotin cần thiết cho phụ nữ có thai 
 

Theo đó, các mẹ bầu trong thai kỳ cũng nên để tâm đến việc bổ sung dưỡng chất biotin đúng cách để bảo vệ sức khỏe cho cả bản thân và thai nhi. Tuy nhiên hãy nhớ thăm khám bác sĩ chuyên môn để có thêm lời khuyên sử dụng biotin an toàn và đúng cách nhất nhé! 

3. Giải đáp thắc mắc về việc hấp thụ biotin 

Hiểu rõ biotin là vitamin gì cũng như lợi ích của loại vitamin này vẫn chưa đủ tối ưu hiệu quả nếu bạn chưa nắm được những lưu ý quan trọng cũng như các tác dụng phụ tiềm ẩn khi bổ sung loại vitamin này. KATA Technology đã tổng hợp một số thắc mắc mà nhiều người băn khoăn về việc bổ sung biotin ngay trong phần dưới đây! 

3.1. Uống biotin thường xuyên có sao không? 

Việc uống biotin thường xuyên với liều lượng hợp lý thường được xem là an toàn cho hầu hết mọi người. Nhưng trước khi bổ sung biotin thường xuyên, bạn nên biết lượng hấp thụ biotin phù hợp cho bản thân để loại trừ những ảnh hưởng xấu. 


Uống biotin thường xuyên có sao không? 
 

Vì vậy, trước khi bổ sung biotin thường xuyên, bạn nên biết lượng hấp thụ biotin phù hợp cho bản thân. Theo các chuyên gia, lượng biotin khuyến nghị hấp thụ mỗi ngày cho từng nhóm đối tượng như sau: 

  • Phụ nữ có thai và cho con bú: 35mcg/ngày.

  • Trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi: 7mcg/ngày.

  • Trẻ nhỏ từ 1 - 3 tuổi: 8mcg/ngày.

  • Trẻ từ 4 - 8 tuổi: 12mcg/ngày.

  • Trẻ từ 9 - 13 tuổi: 20mcg/ngày.

  • Thanh thiếu niên từ 14 - 18 tuổi: 25mcg/ngày.

  • Người trưởng thành trên 18 tuổi: 30 - 100mcg/ngày.

3.2. Những tác dụng phụ khi uống biotin 

Biotin vẫn được coi là an toàn cho hầu hết người sử dụng, nhưng nếu vượt quá liều lượng được quy định phù hợp với bản thân như trên, bạn vẫn có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như: 

  • Vấn đề về da: Khi uống biotin liều cao có thể gây thay đổi bất thường trong quá trình sản xuất bã nhờn và dầu tự nhiên của da, dẫn đến da bị nổi mụn hoặc phát ban đỏ. 

  • Rối loạn tiêu hóa: Một số trường hợp có thể gặp phải tình trạng tiêu chảy, buồn nôn, hoặc đau dạ dày khi dung nạp quá nhiều biotin.

  • Dị ứng: Sử dụng biotin quá liều có thể tạo ra những triệu chứng dị ứng như khó thở, sưng, mẩn đỏ, ngứa,... 

  • Gây ảnh hưởng xấu đến chức năng gan, thận: Hấp thụ liều cao biotin có thể tạo áp lực ngược lại lên gan, thận khi phải cố gắng loại bỏ dư thừa biotin ra khỏi cơ thể. 


Những tác dụng phụ khi uống biotin 
 

3.3. Lưu ý khác về việc uống biotin 

Để biotin dung nạp vào cơ thể được hấp thụ một cách an toàn và tốt nhất, bạn cũng nên biết đến một số lưu ý sau đây: 

  • Thời gian sử dụng: Nếu bạn thắc mắc uống biotin bao lâu thì ngừng, khoảng 3 - 6 tháng sẽ là câu trả lời để giúp bạn nhận thấy rõ hơn các hiệu quả mà loại vitamin này mang lại. 

  • Bạn có thể uống biotin ở bất cứ thời điểm nào trong ngày. Nhưng để tối ưu hóa tác dụng của biotin, bạn nên uống cùng bữa ăn giúp giảm nguy cơ kích ứng dạ dày, đồng thời cơ thể dễ hấp thụ biotin hơn. 

  • Hãy đảm bảo bạn uống đủ nước mỗi ngày sẽ giúp duy trì sự cân bằng nước và biotin có trong cơ thể.

  • Biotin chỉ là một phần của chế độ ăn uống cân bằng, và không nên thay thế bữa ăn chính để đảm bảo cơ thể sẽ không bị thiếu hụt dinh dưỡng.

  • Nếu uống biotin dạng viên vitamin, phải luôn tuân thủ liều lượng được bác sĩ chỉ định từ trước để không gây ra tác dụng xấu đối với sức khỏe. 

  • Trong trường hợp gặp phải bất cứ triệu chứng dị ứng, dấu hiệu tiêu hóa kém,... khi uống biotin, hãy tạm ngưng và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn ngay lập tức. 

  • Sẽ tốt hơn nếu bạn nạp chất dinh dưỡng biotin từ các nguồn tự nhiên như lòng đỏ trứng, thịt nội tạng, các loại hạt (hạnh nhân, hồ đào, đậu phộng,...), các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, súp lơ, chuối,... 


Lưu ý khác về việc uống biotin 
 

4. Kết luận 

Hy vọng qua bài viết trên đây của KATA Technology đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi biotin là vitamin gì và tầm quan trọng của dưỡng chất này với sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên, trước khi quyết định bổ sung bất kỳ loại vitamin nào, hãy luôn lắng nghe và hiểu rõ về tình trạng sức khỏe của bản thân để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất bạn nhé! 

xem thêm
Giải Mã Kcal Khác Gì Calo?

0353697777
Yêu cầu tư vấn