Cảnh Báo Các Bệnh Liên Quan Đến Đau Lưng Cần Đề Phòng 

Tác giả: Thanh Hương
Ngày đăng: 23/05/2024
Cập nhật: 23/05/2024
Đau lưng là triệu chứng phổ biến có thể bắt gặp ở tất cả độ tuổi và mọi giới tính. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận thức được rằng đau lưng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng tiềm ẩn. Các bệnh liên quan đến đau lưng có thể gây ra những cơn đau dai dẳng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
 
Cảnh báo các bệnh liên quan đến đau lưng cần đề phòng 
 
Vì vậy, việc hiểu rõ các triệu chứng và nguyên nhân của những bệnh lý này là vô cùng quan trọng để có thể phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe cột sống một cách hiệu quả. Trong bài viết này, hãy cùng KATA Technology tìm hiểu kỹ về cảnh báo về các bệnh liên quan đến đau lưng cần đề phòng cũng như các phương pháp chẩn đoán và cách phòng ngừa tại nhà nhé!

1. Vị trí và các triệu chứng đau lưng thường gặp 

Các bệnh liên quan đến đau lưng còn tùy vào vị trí và nguyên nhân gây ra, do đó triệu chứng đau lưng mà bạn gặp phải cũng chưa chắc đã giống nhau. Có thể là từ những cơn đau nhẹ nhàng, âm ỉ đến những cơn đau dữ dội, ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng vận động và chất lượng cuộc sống của người mắc phải. 
 
Vị trí và các triệu chứng đau lưng thường gặp 
 
Hiểu rõ về vị trí và các triệu chứng đau lưng thường gặp không chỉ giúp bạn nhận biết sớm các dấu hiệu bất thường mà còn hỗ trợ bạn trong việc tìm ra phương pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả.

1.1. Đau lưng trên 

Cơn đau lưng trên, xảy ra từ cổ đến cuối khung sườn, thường gặp nhất tại đốt sống T1 – T12. Đặc điểm của cơn đau này có các triệu chứng đau lưng như sau: 
 
Vị trí và các triệu chứng đau lưng thường gặp - Đau lưng trên 
  • Cơn đau có thể đến bất ngờ rồi biến mất sau một thời gian ngắn, nhưng cũng có thể kéo dài dai dẳng và gây khó chịu trong thời gian dài.

  • Cơn đau thường đi kèm với cảm giác bỏng rát, tê, ngứa ran, và yếu cơ. Những triệu chứng này có thể gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của chúng ta.

1.2. Đau lưng dưới 

Đau lưng dưới, còn được gọi là đau thắt lưng cột sống, là một tình trạng phổ biến với nhiều nguyên nhân khác nhau như tuổi tác, hoạt động mang vác nặng khiến cấu trúc xương yếu đi; duy trì tư thế ngồi không đúng, cơ thể quá nặng làm gia tăng áp lực lên cột sống,...
 
Vị trí và các triệu chứng đau lưng thường gặp - Đau lưng dưới
 
Nếu không được điều trị kịp thời, đau lưng dưới có thể trở thành mãn tính và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như:
  • Cơn đau kéo dài liên tục và gây khó chịu suốt ngày đồng thời người bệnh có cảm giác nóng rát tại khu vực đau.

  • Cơ bắp xung quanh khu vực lưng có thể bị co thắt, gây đau và cứng cơ. Thậm chí là căng tức ngực, lưng kéo dài làm giảm khả năng vận động.

1.3. Đau lưng giữa 

Đau lưng giữa cũng là vị trí tổn thương thường gặp do các chấn thương, tai nạn, ngồi sai tư thế, ít vận động, hay các bệnh lý như thoát vị, viêm khớp...để lại. Nếu gặp một số triệu chứng dưới đây có thể là bạn đang gặp vấn đề về đau lưng giữa:
 
Vị trí và các triệu chứng đau lưng thường gặp - Đau lưng giữa
 
  • Cơn đau có thể từ nhẹ, âm ỉ đến dữ dội, gây khó chịu và cản trở các hoạt động hàng ngày.

  • Một số người có thể cảm thấy tức ngực kèm theo đau lưng giữa, do vị trí gần nhau của các cơ quan trong lồng ngực và cột sống.

  • Cảm giác tê ngứa có thể lan từ lưng giữa đến ngực hoặc các chi, làm giảm khả năng cảm nhận và vận động.

1.4. Đau lưng bên phải hoặc bên trái 

Cơn đau có thể xuất hiện ở một bên lưng, có thể là bên trái hoặc bên phải, thường sẽ là dấu hiệu của sự sai lệch giữa các khớp ở khu vực đốt sống vùng chậu, thắt lưng hoặc khớp hông. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau và cần được thăm khám kịp thời để điều trị tận gốc.
 
Vị trí và các triệu chứng đau lưng thường gặp - Đau lưng bên phải hoặc bên trái 
 
  • Bạn sẽ có cảm giác căng cứng ở một bên lưng, cơn đau có thể tăng lên khi bạn cử động như cúi người, xoay người, vặn mình, mang vác vật nặng hoặc duy trì một tư thế trong thời gian dài.

  • Đau lưng có thể lan xuống hông, mông hoặc chân, gây cảm giác tê bì hoặc yếu ớt ở các khu vực này. Đặc biệt, nếu đau lan từ lưng xuống chân, có thể bạn đang gặp vấn đề về thần kinh tọa.

2. Cảnh báo các bệnh liên quan đến đau lưng cần cẩn thận 

Đau lưng không chỉ là một triệu chứng phổ biến mà còn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày và làm giảm chất lượng cuộc sống của nhiều người. Dưới đây là một số các bệnh về đau lưng phổ biến mà bạn cần cảnh giác:
 
Cảnh báo các bệnh liên quan đến đau lưng cần cẩn thận 

2.1. Thoái hóa cột sống lưng 

Thoái hóa đốt sống lưng là một trong các bệnh liên quan đến đau lưng phổ biến nhất có ảnh hưởng trực tiếp từ cột sống. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng bệnh này làm giảm chức năng của hệ thần kinh và ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng sống của người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, thoái hóa đốt sống lưng còn có thể dẫn đến tình trạng tàn phế, mất khả năng tự phục vụ sinh hoạt cá nhân.

2.2. Thoát vị đĩa đệm 

Thoát vị đĩa đệm là một trong các bệnh đau lưng phổ biến, bệnh về lưng này chỉ tình trạng khi nhân nhầy của đĩa đệm cột sống bị chệch ra khỏi vị trí bình thường. Việc bạn thấy đau lưng có thể là do dây thần kinh ở vùng thắt lưng bị chèn ép, tổn thương. 
 
Thoát vị đĩa đệm là một trong các bệnh đau lưng phổ biến thường thấy
 
Tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn khi bạn gặp các vấn đề về khả năng đi lại, vận động. Do đó nếu nhận thấy bản thân gặp phải tình trạng đau lan tỏa từ thắt lưng xuống chân, rất có khả năng bạn đã bị thoát vị đĩa đệm. 

2.3. Gai cột sống, cong vẹo cột sống

Một cảnh báo bệnh lý khác mà các cơn đau lưng nhắn gửi tới bạn đó là tình trạng bị gai cột sống hoặc cong vẹo cột sống. Sự phát triển bất thường của xương trên cột sống khiến hình thành các gai xương gây ra đau nhức, tê bì thậm chí suy giảm chức năng cơ. Từ đó chất lượng cuộc sống hàng ngày của bạn cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. 

2.4. Đau thần kinh tọa, căng cơ hoặc dây chằng 

Đau thần kinh tọa là một trạng thái khi dây thần kinh bị tổn thương, gây ra các cơn đau nhức kéo dài từ vùng hông, mông đến chân. Không những vậy, việc bạn bị đau lưng còn đến từ tình trạng căng cơ hoặc chấn thương dây chằng. Điều này có thể xuất phát từ các nguyên nhân như tư thế làm việc không đúng, vận động quá mức, hoặc sự căng thẳng tinh thần.

2.5. Hẹp ống sống 

Hẹp ống sống thường là kết quả của thoát vị đĩa đệm, gây ra sự chèn ép lên các thần kinh và tủy sống trong ống cột sống. Đây cũng là một trong các bệnh liên quan đến đau lưng bạn cần đề phòng. 
 
Hẹp ống sống là một trong các bệnh liên quan đến đau lưng bạn cần đề phòng. 
 
Trong trường hợp nghiêm trọng, điều này có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như teo cơ và liệt cơ. Đặc biệt, ở giai đoạn nặng, hẹp ống sống thắt lưng có thể làm mất khả năng vận động ở cả hai chân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng đi lại của người bệnh.

2.6. Loãng xương 

Loãng xương là tình trạng xương trở nên mỏng manh và dễ gãy, cảnh báo về nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến lưng, đặc biệt là gãy xẹp đốt sống. Khi các đốt sống thắt lưng bị gãy xẹp do loãng xương, người bệnh có thể trải qua những cơn đau nhức dai dẳng và suy giảm chất lượng cuộc sống.
 
Loãng xương là tình trạng cảnh báo về nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến lưng

2.7. Khối u cột sống 

Khối u cột sống cảnh báo về nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng liên quan đến lưng, bao gồm đau nhức do chèn ép tủy sống và các dây thần kinh. Khi khối u phát triển, nó có thể gây ra cảm giác đau từ âm ỉ đến dữ dội, tê bì, yếu cơ và trong trường hợp nghiêm trọng, có thể dẫn đến mất khả năng vận động và các biến chứng nghiêm trọng khác.

3. Các phương pháp chẩn đoán các bệnh đau lưng 

Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây các bệnh liên quan đến đau lưng, bạn nên biết tới một số phương pháp chẩn đoán sau có thể được áp dụng:
 
Các phương pháp chẩn đoán các bệnh đau lưng 
  • Chụp X-quang: Phương pháp này giúp đánh giá mật độ và cấu trúc gãy xương, biến dạng xương, thoái hóa, khe đĩa đệm, và chiều cao thân đốt sống.

  • Chụp MRI: Được sử dụng để đánh giá tổn thương mô mềm và ống sống, đặc biệt trong các trường hợp nghi ngờ về nhiễm trùng, chèn ép thần kinh, hoặc bệnh ác tính. MRI an toàn hơn so với chụp X-quang vì không sử dụng tia X.

  • Chụp CT: Hữu ích trong việc đánh giá tổn thương xương, đặc biệt là khi nghi ngờ về gãy đốt sống hoặc u xương. Tuy nhiên, so với MRI, chụp CT có khả năng đánh giá hạn chế hơn và người bệnh phải tiếp xúc với tia X.

  • Đo điện cơ (EMG): Được sử dụng để phát hiện sự chèn ép dây thần kinh, do thoát vị đĩa đệm hoặc hẹp ống sống. EMG giúp xác định nguyên nhân của đau lưng.

4. Phòng trừ các bệnh về đau lưng tại nhà như thế nào? 

Để giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến đau lưng và bảo vệ sức khỏe cột sống, bạn có thể thực hiện những biện pháp sau đây tại nhà:
 
Phòng trừ các bệnh về đau lưng tại nhà như thế nào? 
  • Ngủ đúng tư thế: Bạn hãy đảm bảo giữ cột sống ở tư thế tự nhiên bằng cách nằm nghiêng hoặc nằm ngửa và sử dụng gối để hỗ trợ. Điều này giúp giảm áp lực lên lưng và tạo điều kiện thuận lợi cho cột sống nghỉ ngơi.

  • Ngồi đúng tư thế: Bạn hãy ngồi thẳng lưng và đặt gối hỗ trợ vùng thắt lưng để giảm mỏi lưng. Ghế cần có tựa lưng và đặt hai chân vuông góc với mặt đất, giúp duy trì tư thế đúng và giảm căng thẳng cho cột sống.
  • Tập thể dục đều đặn: Để phòng ngừa các bệnh về đau lưng bạn nên tập thể dục thường xuyên. Bạn hãy thực hiện các bài tập giãn cơ và tăng cường cơ bắp, đặc biệt là chạy bộ, để giải phóng endorphin và cân bằng hệ cơ xương. Tập thể dục đều đặn giúp bạn tăng cường sức mạnh và linh hoạt cho cột sống. Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm soát cân nặng để giảm áp lực lên cột sống và nguy cơ mắc các vấn đề về đau lưng. 

  • Chọn giày phù hợp: Điều quan trọng là bạn tránh giày cao gót quá nhiều và chọn giày vừa vặn, hỗ trợ tốt cho cột sống. Sự lựa chọn giày phù hợp giúp giảm áp lực lên cột sống và giữ cho cơ bắp và cột sống trong tư thế đúng đắn.

  • Bạn có thể thực hiện các hoạt động thư giãn như thiền, hít thở sâu, yoga để giảm căng thẳng và co thắt cơ. Ngoài ra, máy massage cũng được nhiều người tìm kiếm không chỉ nhờ tính năng tiện lợi cho phép bạn sử dụng mọi lúc mọi nơi mà còn đem lại khả năng ngăn chặn hiệu quả cơn đau mỏi vùng thắt lưng và nỗi lo các bệnh xương khớp. 

Máy massage lưng SKG T5 mang lại cho bạn sự thoải mái và thư giãn tuyệt đối.
 
Trong số các dòng máy massage lưng, SKG T5 do KATA Technology phân phối độc quyền được săn đón nhiệt tình nhờ những tiện ích massage hiện đại và độc đáo mà máy mang lại. Sử dụng công nghệ massage xoay đa chiều cùng 4 đầu massage 4D, máy massage SKG T5 dễ dàng giúp bạn tạm biệt đi những cơn đau nhức vùng lưng, thắt lưng,...
Không những vậy, máy massage lưng SKG T5 còn kết hợp chức năng chườm nóng hiện đại đi kèm thiết kế tựa gối dựa lưng mang lại cho bạn trải nghiệm massage đầy thoải mái và ấm áp, giúp giảm bớt những áp lực vô hình mà vùng thắt lưng phải chịu đựng. Với SKG T5, nỗi lo đau lưng do ngồi làm việc trong thời gian dài của bạn sẽ hoàn toàn biến mất, mang lại cho bạn sự thoải mái và thư giãn tuyệt đối.

5. Kết luận

Mong rằng qua bài viết mà KATA Tech đã chia sẻ trên, bạn sẽ hiểu được hết những cảnh báo các bệnh liên quan đến đau lưng và có cách phòng ngừa kịp thời để tránh gây ra biến chứng nặng nề. Hãy luôn lắng nghe cơ thể mình và tìm kiếm sự tư vấn từ các chuyên gia y tế khi cần thiết để đảm bảo cột sống của bạn luôn khỏe mạnh và linh hoạt. Việc chăm sóc cột sống hàng ngày không chỉ giúp bạn giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến đau lưng mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống của bạn!
0353697777
Yêu cầu tư vấn