Lưu ý các loại nước ngọt không nên uống để tránh suy thận

Tác giả:
Ngày đăng: 28/06/2024
Cập nhật: 29/06/2024

Đồ uống có đường hay nước ngọt là thức uống ưa thích của rất nhiều người. Tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng, có một số lưu ý về các loại nước ngọt không nên uống để tránh suy thận cũng như ảnh hưởng đến sức khoẻ của chúng ta. Trong bài viết dưới đây, KATA Technology sẽ cùng với các bạn đi tìm hiểu về các loại nước ngọt và tác hại của chúng đối với sức khỏe chúng ta. Từ đó, chúng ta cần có những phương cách sử dụng hoặc hạn chế những tác hại đến từ loại đồ uống này!

Các loại nước ngọt không nên uống để tránh suy thận

Vì sao uống nước ngọt nhiều có thể dẫn đến suy thận?

Theo báo cáo của Trường Y tế Công cộng Harvard, các loại nước ngọt không nên uống, nước có gas là nguồn cung cấp đường và calo lớn nhất trong chế độ ăn uống. Hầu hết các loại đồ uống này chứa từ 7 đến 10 thìa cà phê đường mỗi khẩu phần, vượt xa lượng đường khuyến nghị hàng ngày. Do đó tác hại của nước ngọt là điều không phải bàn cãi nữa.

Một nghiên cứu đoàn hệ vào tháng 1 năm 2017 được công bố trên Tạp chí lâm sàng của Hiệp hội Thận học Hoa Kỳ cho thấy đồ uống dành cho người ăn kiêng về lâu dài có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận giai đoạn cuối. Ngoài ra, những loại đồ uống này còn có thể làm suy giảm chuyển hóa glucose, dẫn đến bệnh tiểu đường.

Đồ uống có đường, có gas cũng có thể làm giảm chức năng thận do ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa glucose. Vì vậy việc uống nước có gas đúng cách hay sai cách đều có thể làm giảm chức năng thận. Một nghiên cứu lớn khác, được công bố trên Tạp chí lâm sàng của Hiệp hội Thận học Hoa Kỳ vào tháng 1 năm 2019, báo cáo rằng khoảng 6% những người tiêu thụ đồ uống có đường đã phát triển bệnh thận trong khoảng thời gian 8 năm.

Uống nước ngọt có thể gây suy thận

Uống nước ngọt nhiều có bị vô sinh không? Đường, dù từ đồ uống hay đồ ngọt, đều có thể dẫn đến tình trạng kháng insulin, tăng huyết áp và tăng cân (một trong những nguyên nhân gây vô sinh). Theo thời gian, những yếu tố này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng thận. Hơn nữa, đồ uống có chứa axit photphoric có thể gây hại cho những người mắc bệnh thận đa nang và các rối loạn thận khác.

Đại học Chicago cũng cảnh báo rằng tác hại của nước ngọt có gas, bánh ngọt và các loại nước giải khát khác có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm bệnh sỏi thận. Tiêu thụ hai lon nước giải khát hoặc nhiều hơn mỗi ngày có thể dẫn đến bệnh thận mãn tính.

Các loại nước ngọt không nên uống để tránh suy thận

Dưới đây chúng ta sẽ cùng điểm qua các loại nước ngọt không nên uống để tránh nguy cơ bị suy thận.

Nước ngọt có ga, nước tăng lực

Nước ngọt có ga, nước tăng lực

Đứng đầu trong danh sách các loại nước ngọt không nên uống chính là nước ngọt có ga và nước tăng lực. Nhiều người nhầm tưởng rằng uống nước giải khát có gas sẽ giúp đánh tan cơn khát, nhưng thực tế lại không phải vậy. Thậm chí, nước giải khát có gas có thể gây mất nước và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Thức uống này thường chứa một lượng cafein nhất định, một chất không chỉ gây kích thích và nghiện mà còn có tác dụng lợi tiểu. Vì thế, khi uống nhiều nước ngọt có gas, cơ thể dễ bị mất nước. 

Ngoài ra, nước ngọt có gas chứa nhiều chất ngọt nhân tạo. Nếu bạn uống hết một chai nước ngọt có gas mỗi ngày, tức là bạn đã tăng thêm một lượng lớn đường vào cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch và các vấn đề về sức khỏe răng miệng.

Caffeine trong nước tăng lực có tác dụng lợi tiểu, khiến bạn mất nước nghiêm trọng, đặc biệt khi bạn đang tập thể dục và đổ mồ hôi nhiều, nhất là trong thời tiết nắng nóng. 

Không chỉ có caffeine, các loại nước tăng lực còn chứa nhiều đường. Khi uống nước tăng lực, mọi người thường không nhấm nháp từng ngụm mà uống một lượng lớn. Điều này khiến cơ thể tiếp nhận một lượng lớn caffeine và đường cùng lúc. Lượng caffeine lớn này có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho hệ thần kinh, dẫn đến bất ổn tâm lý, mất ngủ, tăng huyết áp, nhịp tim thất thường, và các vấn đề về dạ dày.

Nước nhiều hương liệu

Nước uống hương hoa quả chứa rất nhiều đường và chất làm ngọt nhân tạo, làm tăng lượng calo không cần thiết và dẫn đến nguy cơ thừa cân, béo phì. Khi tiêu thụ nước uống hương hoa quả sau bữa ăn tối, dạ dày phải làm việc liên tục để tiêu hóa thức ăn và lượng nước uống vào, làm tăng áp lực và gánh nặng cho dạ dày.

Theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, việc dạ dày hoạt động quá sức có thể gây ra nhiều vấn đề về tiêu hóa như tình trạng trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày và khó tiêu. Điều này càng đáng lo ngại hơn đối với những người có vấn đề về tiêu hóa hoặc dạ dày nhạy cảm. Vì vậy, nước ngọt hương liệu cũng là 1 trong các loại nước ngọt không nên uống.

Nước nhiều hương liệu

Bia rượu

Uống bia và rượu sau bữa ăn tối có thể gây trào ngược dạ dày, nằm trong các loại nước ngọt không nên uống. Điều này xảy ra vì hợp chất có cồn trong bia và rượu làm giảm chức năng của dạ dày thực quản, khiến dịch dạ dày trào ngược vào thực quản, gây cảm giác đầy hơi và khó chịu.

Hơn nữa, các thức uống có cồn này còn ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ của bạn. Mặc dù bạn có thể cảm thấy buồn ngủ ngay sau khi uống, nhưng khi nồng độ cồn trong cơ thể giảm xuống, bạn có thể thức giấc giữa đêm, gây gián đoạn giấc ngủ. Điều này dẫn đến mệt mỏi và thiếu tập trung vào sáng hôm sau.

Trà

Nếu bạn nghiện trà, hãy hạn chế uống vào mùa hè bởi đây cùng là 1 trong các loại nước ngọt không nên uống. Trà chứa caffeine sẽ khiến cơ thể bạn nóng lên, dẫn đến mất nước. Dù bạn thưởng thức trà đá, trà nóng, trà đặc hay trà loãng, tất cả đều có thể làm tăng nguy cơ mất nước. Caffeine có tính lợi tiểu, nên việc uống trà sẽ khiến bạn mất nước nhiều hơn. Nếu không thể từ bỏ thói quen uống trà, hãy chắc chắn bạn bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể.

Trà chứa caffein có thể gây mất nước

Cà phê

Tăng huyết áp là một nguyên nhân lớn gây ra bệnh thận. Có bằng chứng cho thấy uống cà phê chứa caffeine có thể làm tăng huyết áp tạm thời, đặc biệt là ở những người lớn tuổi và những người không thường xuyên uống cà phê.

Hiện tượng tăng huyết áp khi uống cà phê cũng phổ biến hơn ở những người đã có tiền sử tăng huyết áp.

Cà phê đã được chứng minh có thể làm tăng hoạt động của hệ thần kinh cũng như huyết áp, ngay cả khi không chứa caffeine. Do đó, khi uống cà phê không chứa caffeine, huyết áp vẫn có thể tăng lên là điều bình thường. Điều này gợi ý rằng có thể có những chất khác trong cà phê chịu trách nhiệm cho tình trạng tăng huyết áp.

Cafe làm tăng huyết áp, 1 trong những nguyên nhân gây nên bệnh thận

Cách uống nước ngọt giải khát đảm bảo sức khỏe

Để duy trì sức khỏe khi uống nước ngọt giải khát, bạn nên lựa chọn các loại nước uống từ hoa quả tươi và ít đường. Một ngày uống bao nhiêu nước ngọt là đủ? Ở đây chúng ta sẽ quy ước nước ngọt có chứa đường và được quy đổi ra thìa cafe. Mỗi ngày mỗi người chỉ nên nạp vào cơ thể không quá 6 muỗng cafe đường. Vậy thì 1 tuần nên uống bao nhiêu nước ngọt? Theo như công thức tính theo ngày thì 1 tuần chúng ta chỉ nên nạp vào cơ thể không quá 4 lon nước ngọt 330ml, tương đương khoảng 40 muỗng cafe đường. 

Các loại nước ngọt không nên uống chứa nhiều đường và chất làm ngọt nhân tạo. Chúng ta không nên dùng thường xuyên vì chúng có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như thừa cân, béo phì, tiểu đường và các vấn đề về răng miệng. Thay vào đó, hãy ưu tiên sử dụng các loại nước ép từ hoa quả tươi, không thêm đường và kết hợp chúng với một chế độ luyện tập thường xuyên. Do đó, với thắc mắc “uống nước ngọt có tác dụng gì” thì thức uống từ trái cây hỗ trợ trong việc duy trì cân nặng và cải thiện sức khỏe tổng thể. Lâu lâu uống nước ngọt có sao không? Điều này là hoàn toàn bình thường, chỉ cần chúng ta sử dụng lượng đường trong ngưỡng cho phép theo tuần, theo ngày.

Hãy ưu tiên sử dụng các loại nước ép từ hoa quả tươi

Lời kết

Như vậy là KATA Technology đã cùng với các bạn đi tìm hiểu về những tác hại của nước ngọt, nước có ga qua bài viết “Lưu ý các loại nước ngọt không nên uống để tránh suy thận”. Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ hữu ích cho các bạn!

xem thêm

LỐI SỐNG LÀNH MẠNH LÀ GÌ MÀ AI CŨNG MUỐN THEO ĐUỔI? 

0353697777
Yêu cầu tư vấn