Tình Trạng Đau Bắp Chân Khi Chạy Bộ Do Đâu? Nguyên Nhân Và Giải Pháp

Tác giả:
Ngày đăng: 12/06/2024
Cập nhật: 12/06/2024

Chạy bộ là một môn thể dục phổ biến giúp tăng cường sức khỏe và cải thiện vóc dáng được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, không ít người gặp phải tình trạng đau bắp chân khi chạy bộ. Mỗi vị trí đau trên chân có thể xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau và cần có cách khắc phục riêng biệt. Hiện tượng chạy bộ bị đau chân có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, từ việc không khởi động kỹ lưỡng, tập luyện quá sức đến việc sử dụng giày không phù hợp. Việc nhận biết nguyên nhân và áp dụng đúng các biện pháp điều trị sẽ giúp bạn tiếp tục duy trì thói quen chạy bộ mà không gặp phải những cơn đau phiền toái. Nếu bạn đang gặp phải vấn đề này hoặc chuẩn bị bắt đầu tập chạy, bạn có thể tham khảo nội dung bài viết của KATA Technology sau đây để hiểu rõ hơn về tình trạng này.

Mới chạy bộ bị đau nhức bắp chân

Đau bắp chân khi chạy bộ là tình trạng gì?

Đau bắp chân khi chạy bộ là tình trạng đau nhức ở vùng bắp chân do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi cẳng chân hoạt động liên tục và quá mức so với thói quen bình thường, chúng ta dễ gặp tình trạng đau bắp chân sau khi chạy bộ. Bởi vì đôi chân là bộ phận di chuyển nhiều nhất, nên cơ, xương, khớp, dây chằng ở chân dễ bị tổn thương. Cảm giác đau này xuất hiện ở vùng cơ, không phải xuất hiện ở xương hay khớp. Đôi khi, người bệnh chỉ cảm thấy đau khi bấm mạnh vào chân hoặc di chuyển, đôi lúc cũng thấy đau ngay cả khi nghỉ ngơi.  

Tình trạng đau bắp chân trong khi chạy bộ phổ biến ở nhiều người

Vậy chạy bộ hoặc nhảy dây bị đau bắp chân có sao không? Đau bắp chân có thể là tình trạng mãn tính hoặc cấp tính. Tuy nhiên, mới chạy bộ, nhảy dây bị đau chân thường là tình trạng cấp tính và có thể dễ dàng khắc phục, vì thế bạn không cần quá lo lắng.

Giải đáp chi tiết: Đau bắp chân khi chạy bộ là do đâu?

Nguyên nhân đau bắp chân khi chạy bộ phổ biến có thể đến từ việc căng cơ bắp chân, chuột rút, tình trạng máu đông trong tĩnh mạch hoặc trang phục tập không phù hợp. Đây là cơn đau phát triển trong quá trình luyện tập và ngày càng nghiêm trọng hơn nếu tiếp tục chạy. Dưới đây là 4 nguyên nhân gây đau bắp chân khi chạy bộ mà KATA Technology đã tổng hợp được.

Căng cơ bắp chân

Khi mới bắt đầu tập chạy bộ, hấu hết người mới đều gặp phải tình trạng đau bắp chân khi chạy bộ. Điều này xảy ra vì trước đó cơ bắp chân chỉ quen với trạng thái vận động nhẹ nhàng. Do đó, khi bắt đầu chạy bộ, cơ bắp chân sẽ bị kéo giãn và vận động nhiều hơn so với bình thường, dẫn đến cảm giác đau khi chạy.

Căng cơ bắp chân khi chưa quen với chạy bộ cường độ cao

Chuột rút

Chuột rút là tình trạng thường xảy ra ở bắp chân dưới, nhất là ở người mới chạy bộ bị đau chân, gây ra cơn co thắt chặt cơ mạnh, khiến đôi chân đột ngột bị căng cứng. Tuy nhiên, vấn đề này thường chỉ kéo dài trong vài phút hoặc trong một số trường hợp hiếm hoi, có thể kéo đến vài giờ. Sau đó, cơ bắp sẽ được hồi phục và cảm giác đau bắp chân khi chạy bộ sẽ biến mất.

Hiện tượng chuột rút khiên đôi chân đau nhức

Máu đông trong tĩnh mạch

Khi cơ thể thừa cân, béo phì hoặc thiếu hoạt động thể thao thường xuyên, ít vận động trong thời gian dài có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng máu đông trong tĩnh mạch, khiến bạn bị đau bắp chân khi chạy bộ. Sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá cũng có thể góp phần gây ra tình trạng này. 

Màu đông trong tĩnh mạch là nguyên nhân dẫn đến đau bắp chân

Trang phục không phù hợp

Hiện tượng đau bắp chân khi đi bộ hoặc chạy bộ rất có khả năng cơ bắp chân của bạn đã bị rách hoặc bị kéo giãn quá mức do căng thẳng khi chạy bộ. Các mô mềm bị tổn thương và cơn đau có thể chuyển biến nặng hơn nếu các sợi cơ đứt.

Chạy chân trần gây áp lực lên cơ bắp chân

Nguyên nhân phổ biến gây đau bắp chân khi chạy bộ trong trường hợp này thường là do chuyển từ chạy bằng giày chạy bộ sang chạy bằng chân trần với cường độ cao. Nếu chạy chân trần thì việc tiếp đất sẽ bằng bàn chân trước. Điều này sẽ gây ra sự quá tải cho các cơ bắp chân và gân gót chân rất nhiều so với chạy bằng giày

Cách giảm đau hiệu quả cho bắp chân khi chạy bộ

Mặc dù tình trạng đau nhức chân trong quá trình tập luyện không phải là tình huống khẩn cấp hay quá nguy hiểm. Nhưng bạn vẫn cần biết cách giảm đau bắp chân khi chạy bộ để không ảnh hưởng đến quá trình rèn luyện thể thao của bạn.

Điều chỉnh lịch chạy bộ

Để việc chạy bộ không bị đau bắp chân, bạn nên điều chỉnh lịch chạy bộ điều độ và thường xuyên. Điều này sẽ giúp bạn làm quen dần với việc chạy bộ ở nhiều mức độ khác nhau, từ nhẹ nhàng đến cường độ cao, giảm thiểu cơn đau bắp chân khi chạy bộ  đáng kể. Khi đó, cho dù bắp chân của bạn mệt mỏi, bạn cũng vẫn cảm thấy bình thường.

Điều chỉnh lịch chạy bộ phù hợp với thể trạng của cơ thể

Nghỉ ngơi sau chạy

Một cách giảm đau chân khi đi bộ nhiều hoặc đau bắp chân khi chạy bộ cường độ cao chính là để cho bắp chân được nghỉ ngơi một cách hợp lý. Tốt nhất bạn nên dành một vài ngày cho việc nghỉ ngơi hoặc chỉ tập một vài động tác kéo giãn cơ đơn giản. Đừng ép cơ thể khi chúng đã quá mệt mỏi, vì điều này có thể dẫn đến kiệt sức và gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người tập.

Nghỉ ngơi sau chạy để tránh kiệt sức

Khởi động kỹ trước khi chạy

Trước mỗi buổi chạy bộ, hãy kéo căng bắp chân nhẹ nhàng và thoải mái. Việc này không chỉ giúp làm nóng cơ thể để chuẩn bị tốt hơn cho buổi chạy sắp tới, mà còn giảm thiểu tình trạng đau bắp chân khi chạy bộ.

Khởi động trước khi chạy để hạn chế nguy cơ chấn thương

Xoay đều tất cả các khớp và thực hiện một khởi động nhẹ nhàng trong khoảng 5 phút trước khi bắt đầu chạy chính thức. Bằng cách thực hiện những bước này, bạn sẽ giảm thiểu đáng kể nguy cơ gặp phải những chấn thương khi chạy bộ. Sau khi hoàn thành buổi chạy, bạn cũng nên tiếp tục sử dụng một số động tác kéo giãn bắp chân để thả lỏng cơ bắp.

Uống đủ nước trước khi chạy

Khi thường xuyên chạy bộ hoặc tập thể dục, cơ thể sẽ mất nước dẫn đến tình trạng chuột rút và cơ thể mệt mỏi. Hãy đảm bảo cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể trước và sau khi tập luyện để giữ cho cơ bắp giữ được độ co giãn bình thường. 

Cung cấp đủ lượng nước cơ thể cần khi hoạt động thể thao

Tuy nhiên, hãy uống nước một cách hợp lý bằng cách uống từng chút một, hạn chế uống một lượng quá nhiều một lần để tránh làm cơ thể cảm thấy khó chịu. Bạn cũng có thể bổ sung một số loại nước điện giải sau tập để cơ thể phục hồi nhanh chóng. Đồng thời đây cũng là cách giảm đau chân khi đi bộ nhiều và đau bắp chân khi chạy bộ.

Chọn giày chuyên chạy bộ

Một đôi giày chất lượng và phù hợp không chỉ mang lại cảm giác thoải mái khi chạy bộ mà còn ảnh hưởng tích cực đến kỹ thuật chạy của bạn. Sử dụng giày chạy chuyên dụng sẽ giảm thiểu nguy cơ chấn thương không mong muốn, giúp bạn tránh được tình trạng đau bắp chân khi chạy bộ. Đồng thời, một đôi giày tốt cũng giữ cho bắp chân luôn được co giãn đúng cách và không bị căng thẳng khi bạn chạy bộ.

Lựa chọn giày chuyên dụng cho chạy bộ để hạn chế cơn đau chân

Sử dụng máy massage cầm tay chân thư giãn

Khi chạy bộ, làm thế nào để hết đau bắp chân? Massage sẽ là một phương pháp điều trị nhức mỏi cơn đau nhức hiệu quả được đề xuất cho bạn. Massage bắp chân sau khi chạy bộ sẽ giúp cơ bắp thư giãn, mềm mại và giảm căng thẳng, từ đó làm giảm cảm giác đau nhức chân. Trong quá trình massage, bạn có thể sử dụng ngón tay cái nhấn vào các huyệt thừa sơn phía sau bắp chân để giảm đau. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp sử dụng thêm những loại tinh dầu massage thư giãn cơ bắp để có hiệu quả tốt hơn.

Súng massage KATA MG30

Nếu không massage thủ công thì bạn cũng có thể sử dụng máy massage chân hiện đại để thư giãn, chẳng hạn như súng massage KATA MG30. KATA MG30 là thiết bị massage được thiết kế nhỏ gọn với khung nhôm siêu bền bỉ, giúp người dùng dễ dàng mang theo và sử dụng mọi lúc mọi nơi. Sản phẩm còn được trang bị công nghệ chuyển đổi tần số thông minh, tạo ra độ rung hiệu quả và êm ái, làm giảm cảm giác đau bắp chân khi chạy bộ.

Đặc biệt, súng massage KATA MG30 hoạt động với tiếng ồn rất nhỏ, mang lại trải nghiệm thư giãn tối đa cho người dùng. Sản phẩm đi kèm với 5 chế độ massage bao gồm chế độ AI tự động điều chỉnh, giúp tối ưu hóa hiệu quả massage cho từng nhu cầu sử dụng cụ thể.

Súng KATA MG30 massage mọi vị trí trên cơ thể

Với 4 đầu massage đi kèm, súng KATA MG30 có thể thích nghi và phù hợp với mọi vị trí trên cơ thể, từ các cơ nhỏ đến những vùng cơ lớn. Đặc biệt, sản phẩm còn được trang bị dung lượng pin khủng lên đến 2000 mAh, giúp người dùng sử dụng thoải mái trong thời gian dài mà không cần quá lo lắng phải sạc pin thường xuyên.

Lời kết

Trên đây là các thông tin về nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả khi gặp tình trạng đau bắp chân khi chạy bộ. Đôi với những người đã và đang duy trì việc chạy bộ hằng ngày để cải thiện sức khỏe và tăng cường sự linh hoạt của cơ thể, hãy tiếp tục nỗ lực để sớm đạt được kết quả mong muốn. Đối với những người chưa từng chạy bộ, hãy bắt đầu ngay hôm nay bằng cách mua cho mình một đôi giày chất lượng và trải nghiệm những lợi ích tuyệt vời mà bộ môn thể thao này mang lại.

xem thêm
CHẾ ĐỘ ĂN TĂNG CƠ GIẢM MỠ TỪ GYMER CHUYÊN NGHIỆP

0353697777
Yêu cầu tư vấn